Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng tại NHTMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 42 - 48)

7. Tổng quan thực hiện nghiên cứu

2.2.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

a. Tình hình huy động vốn

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng là một trong những NHTM có thị phần huy động vốn và cho vay lớn trên địa bàn thành phố. Vietinbank Đà Nẵng đã thực hiện nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều hình thức huy động vốn mới nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng, phục vụ các nhu cầu ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn cho khách hàng. Nguồn vốn huy động càng nhiều thì khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng phục vụ cho nền kinh tế, đời sống xã hội càng cao. Để đảm bảo huy động được nguồn vốn, Vietinbank Đà Nẵng đã đa dạng hoá các loại hình huy động như phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, tiết kiệm có kỳ hạn đa dạng với nhiều cách thức thanh toán lãi, gửi tiết kiệm trúng thưởng…tạo điều kiện thuận lợi để người gởi tiền lựa chọn loại hình gửi phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra, tăng cường các tiện ích để phục vụ tốt các nhu cầu thanh toán qua ngân hàng cũng góp phần làm tăng số dư tiền gửi huy động cho ngân hàng.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khối Ngân hàng thương mại cổ phần, thị phần huy động vốn và cho vay của Vietinbank Đà Nẵng có xu hướng bị thu hẹp. Mặc dù nguồn vốn huy động có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NH TMCP Công thương Đà Nẵng

Đvt: tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 So sánh

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2011/2012 2012/2013 Số tiền tỷ lệ Số tiền tỷ lệ Tổng nguồn vốn huy động 2,129 100% 2,207 100% 2,387 100% 78 4% 180 8% 1. Phân theo hình thức huy động - -

Tiền gửi doanh nghiệp 1,035 49% 715 32% 670 28% (320) -31% (45) -6% Tiền gửi dân cư 1,012 48% 1,208 55% 1,275 53% 196 19% 67 6% Tiền gửi TCTD và vay ĐCTC 82 4% 121 5% 160 7% 39 48% 39 32%

2. Phân theo đồng tiền - -

Tiền gửi bằng VNĐ 1,896 89% 1,997 90% 2,167 91% 101 5% 170 9% Tiền gửi bằng ngoại tệ

(quy VNĐ) 233 11% 210 10% 220 9% (23) -10% 10 5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Đà Nẵng2011-2013)

Công tác huy động vốn trong những năm gần đây rất được chú trọng, là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá kết quả hoạt động của Vietinbank Đà Nẵng. Vì vậy Ngân hàng đã phát động, giao chỉ tiêu đến từng CBCNV ngay từ đầu năm để đẩy mạnh công tác huy động. Có thể thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh thì nguồn tiền gửi dân cư đã liên tục tăng và chiếm ưu thế so với các nguồn khác. Năm 2011, nguồn tiền gửi dân cư huy động được là 1,012 tỷ đồng, chỉ chiếm 48% nhưng đến năm 2012 đã tăng lên đến 1,208 tỷ đồng chiếm đến 55% tổng nguồn vốn, đến năm 2013 nguồn vốn tăng lên1,275 tỷ đồng và chiếm 53%. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2013 đã giảm mạnh, từ 1,035 triệu đồng chiếm

49% tổng vốn năm 2011 xuống chỉ còn 670 tỷ đồng vào năm 2013 và chỉ chiếm 28% tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động từ cá nhân qua ba năm tuy có tăng nhưng không có sự bứt phá mạnh là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong việc thu hút nguồn tiền gởi từ dân cư, đó là nguyên nhân khách quan. Về chủ quan là do sự xoay chuyển chậm chạp của Vietinbank không theo kịp biến động của lãi suất huy động trên thị trường khiến chi nhánh thua thiệt trong cuộc đua huy động vốn. Tuy nguồn vốn qua ba năm đều có sự tăng trưởng nhưng nhưng chưa thực sự ổn định và vững chắc, tổng nguồn huy động của cả Vietinbank Đà Nẵng chỉ chiếm khoảng 5% thị phần huy động vốn trên địa bàn Đà Nẵng, chưa thực sự cao so với quy mô của Ngân hàng.

b. Công tác tín dụng

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại chi nhánh NH Công thương Đà Nẵng

Đvt: tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 So sánh Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2011/2012 2012/2013 Số tiền tỷ lệ Số tiền tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay 2,128 87% 2,450 100% 2,057 84% 322 15% (393) -16%

1. Phân theo kì hạn vay - -

Dư nợ ngắn hạn 1,363 56% 1,653 67% 1,463 60% 290 21% (190) -11% Dư nợ trung và dài hạn 763 31% 797 33% 593 24% 34 4% (204) -26%

2. Phân theo đồng tiền - -

Dư nợ VNĐ 1,991 81% 2,294 94% 1,862 76% 303 15% (432) -19% Dư nợ ngoại tệ

(quy bằng VNĐ) 137 6% 156 6% 195 7.96% 19 14% 39 25%

Qua bảng số liệu có thể thấy, năm 2012 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về tín dụng của Vietinbank Đà Nẵng trong giai đoạn 2011- 2013: tổng dư nợ tăng 15% so với năm 2011: từ 2,128 tỷ đồng lên đến 2,450 tỷ đồng nhưng qua đến năm 2013 lại sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 2,057 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 được tiếp đà tăng trưởng của năm 2011 nên tín dụng vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên qua năm 2013, nền kinh tế thực sự khó khăn, nhiều doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh thua lỗ, thêm vào đó ngân hàng chú trọng tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn hiệu quả, tất cả các yếu tố trên đã khiến năm 2013 không có sự tăng trưởng mạnh về tín dụng mà ngược lại còn sụt giảm mạnh.

Xét về cơ cấu cho vay có thể nhận thấy, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tiếp tục có xu hướng tăng qua ba năm. Cho vay ngắn hạn tập trung chủ yếu là cho vay phục vụ thương mại và sản xuất công nghiệp của các TCKT và cá nhân. Cho vay trung dài hạn chủ yếu tập trung vào các dự án thuỷ điện và đường dây tải điện, bên cạnh đó một tỷ trọng nhỏ trong cho vay trung dài hạn là các khoản cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của cá nhân hộ gia đình. Qua bảng số liệu 2.2 nhận thấy dư nợ cho vay trung dài hạn ngày càng giảm do nguồn vốn huy động dài hạn ngày cảng giảm; chủ trương của Vietinbank là giảm dần dư tỷ trọng cho vay trung dài hạn đồng thời đẩy mạnh cho vay ngắn hạn; ngoài ra một số dự án về ngành điện đã đến thời gian thu hồi nợ nên cũng góp phần làm giảm tỷ trọng cũng như tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh về dư nợ trong năm 2012 thì nợ xấu năm này cũng tăng mạnh từ 0,48% năm 2011 lên đến 5.79% và qua năm 2013 đã được kìm chế xuống mức 1,41%. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến qua các năm như trên cho thấy công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay của Vietinbank

Đà Nẵng chưa được thực hiện một cách có hiệu quả và trong thời gian tới, ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.

c. Các hoạt động khác

Bảng 2.3: Các hoạt động khác của NH Công Thương CN Đà Nẵng

STT Hoạt động 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Chênh lệch Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) 1 Số lượng tài khoản giao dịch 11,903 13,674 13,974 1,771 15 300 2 2 Số thẻ ATM (thẻ) 24,400 32,347 36,362 18,008 282 4,015 12.41 3 Số máy ATM 21 22 22 1 4.55 0 0 4 Doanh số thanh toán chung (tỷ đồng) 150,661 186,769 172,581 36,108 23,97 -14,188 -7.59 Trong đó tt không dùng tiền mặt 132,959 161,201 149,349 28,242 21.24 -11,852 -7.35 5 Doanh số chuyển tiền (tỷ đồng) 10,029 10,406 22,030 377 4 11,624 112 6 Thu phí chuyển tiền (tỷ đồng) 3.00 4.15 8.11 1.15 38 3.97 96 7 Thu phí hoạt động TTTM (tỷ đồng) 3.30 6.78 16.83 3.48 106 10.05 148 8 Ds mua bán ngoại tệ (triệu USD) 89.70 124.50 111.40 35 39 -13 -11 9 Lãi KD ngoại tệ (tỷ đồng) 1.70 2.50 2.73 0.80 47 0.23 9 10 Giá trị LC phát hành (triệu USD) 21.70 29.34 24.16 8 35 -5 -18

Qua bảng số liệu 2.3 nhận thấy tất cả các hoạt động khác tại Ngân hàng qua ba năm hầu hết đều có sự tăng trưởng. Trong đó, việc phát hành thẻ ATM và thu phí dịch vụ từ tài trợ thương mại có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Có được kết quả như vậy ngoài sự nỗ lực của tất cả nhân viên của ngân hàng còn có sự hỗ trợ của trung tâm thẻ NH TMCP Công Thương Việt Nam thực hiện chính sách phát hành thẻ miễn phí đến từng cá nhân và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Có thể nhìn nhận Vietinbank sau khi thực hiện cổ phần hoá ít nhiều đã có sự thay đổi về nhiều mặt, đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó góp phần thúc đẩy không chỉ hoạt động huy động vốn, cho vay mà các hoạt động khác phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng.

d. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2013

Đvt: triệu đồng Kết quả HĐKD 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) Thu nhập 486,536 100% 618,712 100% 472514 100% 132,176 27.17 -146,198 -31% Thu từ TD 403,825 83% 476,408 77% 335378 71% 72,583 17.97 -141,030 -42% Thu từ hoạt động khác 82,711 17% 142,304 23% 137136 29% 59,593 72.05 -5,168 -4% Chi phí 427,743 572,380 443,544 144,637 33.81 -128,836 -29% Chênh lệch thu nhập- chi phid 58,793 46,332 28,970 -12,461 -21.19 -17,362 -60%

Cũng theo tình hình chung của các NHTM tại Việt Nam, thu từ tín dụng của Vietinbank Đà Nẵng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập, từ 2011 đến 2013, thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng từ 71% đến 83%, còn lại thu từ hoạt động khác chiếm từ 17% đến 29%. Qua các năm nhận thấy tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng có tỷ trọng ngày cảng giảm và thu nhập từ hoạt động phi tín dụng ngày càng tăng. So với tỷ lệ phổ biến 70-30 trong cơ cấu thu nhập của ngành Ngân hàng (70% thu từ tín dụng, 30% thu từ hoạt động khác) thì năm 2013 Vietinbank Đà Nẵng đã xấp xỉ gần đạt được, cho thấy khả năng hoạt động và cung ứng dịch vụ của chi nhánh đang thay đổi theo chiều hướng tốt.

Năm 2013 trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhưng Vietinbank Đà Nẵng vẫn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản tốt, sử dụng vốn tối đa vào các mục đích kinh doanh sinh lời, đẩy mạnh các hoạt động thu phí dịch vụ, nên dù lợi nhuận có giảm so với các năm trước nhưng NH vẫn được NH TMCP Công Thương VN xếp loại đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng tại NHTMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 42 - 48)