Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng tại NHTMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 38)

7. Tổng quan thực hiện nghiên cứu

1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

vay ngành xây dựng

a. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Đây là các khoản nợ có rủi ro cao, khách hàng vay kinh doanh có rất ít khả năng trả nợ ngân hàng, ngân hàng có nguy cơ bị mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu

x 100% Tổng dư nợ

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ nợ xấu cuối kỳ - Tỷ lệ nợ xấu đầu kỳ Mức giảm tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác hạn chế RRTD của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình RRTD của một ngân hàng khi nó cho biết mức giảm của con số không có khả năng thu hồi của ngân hàng đó. Một sự giảm đi về tỷ lệ nợ xấu sẽ phản ánh được ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng các khoản vay kinh doanh và công tác hạn chế RRTD ngày càng hiệu quả.

b. Xu hướng biến động cơ cấu nhóm nợ

Biến động trong cơ cấu nhóm nợ là sự thay đổi tỷ trọng của từng nhóm nợ trong tổng dư nợ. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao hơn (Nợ nhóm 3, 4, 5) giảm đi có nghĩa là sự thay đổi các nhóm nợ xấu theo chiều hướng tốt hơn, các khoản nợ chỉ gặp khó khăn tạm thời và có khả năng thu hồi hay nói cách khác công tác hạn chế RRTD có hiệu quả và ngược lại.

c. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD đã được trích lập x 100% Tổng dư nợ

Mức trích lập dự phòng nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng RRTD từ thu nhập hiện tại và phản ánh mức độ RRTD chung của một ngân hàng. Nếu thấy sự giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng đã hạn chế một cách hiệu quả rủi ro cho vay và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro này gây ra và ngược lại.

d. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ xấu đã được xóa và cho biết mức độ tổn thất tín dụng thực sự của ngân hàng.

Tỷ lệ xóa nợ ròng = Giá trị xóa nợ ròng x 100%

Tổng dư nợ

Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng - Số tiền đã thu hồi được Mức giảm tỷ lệ

xóa nợ ròng = Tỷ lệ xóa nợ ròng đầu kỳ - Tỷ lệ xóa nợ ròng cuối kỳ

Đây là các khoản nợ được xếp vào nhóm 5 trong một thời gian dài và khách hàng kinh doanh không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ. Những khoản nợ này sau khi xóa sẽ dược hạch toán ngoại bảng, khi có điều kiện sẽ thu nợ và được hạch toán vào thu nhập. Nếu tỷ lệ xóa nợ ròng càng cao thì điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có vấn đề, bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp và nguy cơ phá sản cao.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng

a. Nhân tố bên ngoài

- Môi trường kinh tế: có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công đối với người đi vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người vay. Trong giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh, người vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được tương đối cao, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn trả của người đi vay bị giảm sút do lợi nhuận giảm và có khi còn bị thua lỗ.

- Môi trường pháp lý: Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan. Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường cho vay của các NHTM. Môi trường cho vay có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có thể hạn chế hay làm tăng thêm nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

- Các biến động bất thường khác như: các khoản nợ xấu nảy sinh từ nguyên nhân thiên tai như bão lụt, hạn hán, hỏa hoạn và động đất hoặc những thay đổi bất thường không thể lường trước được.

Nhóm nhân tố từ phía khách hàng kinh doanh

- Khách hàng gian lận, cố ý lừa ngân hàng: Điều này thể hiện qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản. Các số liệu phản ánh về tình hình tài chính của khách hàng kinh doanh không chính xác, cố ý đưa ra số liệu sai sự thật, phản ánh không đúng thực trạng SXKD của đơn vị. Ngoài ra, khách hàng có thể gian lận thể hiện qua việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã nêu nên không trả được nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ. Người đi vay có tư cách kém, cố tình không trả nợ ngân hàng hoặc lừa đảo ngân hàng rồi bỏ trốn.

không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể thắng trong cạnh tranh, hàng hóa dịch vụ không thể tiêu thụ được nên trả nợ ngân hàng là rất khó.

b. Nhân tố bên trong

- Chính sách tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế RRTD. Nếu chính sách tín dụng không hợp lý, việc quá nhấn mạnh vào lợi nhuận ngân hàng nên khi cho vay chỉ chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cao hơn các khoản cho vay lành mạnh. Ngoài ra, trong thể lệ và quy chế cho vay có những sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Quy trình tín dụng và tổ chức thực hiện quy trình: Hoạt động cho vay có đạt hiệu quả cao, rủi ro tín dụng có được hạn chế hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ. Quy trình tín dụng bao gồm các bước sau: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích cấp tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giam sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng. Một quy trình tín dụng được bố trí khoa học, rõ ràng sẽ góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định cho vay, giảm các yếu tố sai lệch thông tin và là cơ sở để nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó góp phần hạn chế RRTD trong cho vay kinh doanh.

- Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng: Trình độ chuyên môn là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác quản lý RRTD trong cho vay. Tuy nhiên, một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ thì nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc, nhiều nhân viên ngân hàng không tránh khỏi những cám dỗ của đồng tiền. Thực tế cho thấy hàng loạt vụ việc xảy ra gần đây liên quan đến hoạt động ngân hàng đều có sự tiếp tay của một số CBTD cùng với khách

chấp, cầm cố lên cao hơn thực tế để rút tiền ngân hàng,.... Vì vậy, đạo đức của CBTD là một trong các yếu tố quan trọng để hạn chế RRTD.

- Năng lực tài chính: Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì nguồn lực tài chính là điều kiện quan trọng để ngân hàng đào tạo cán bộ, nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Công nghệ ngân hàng cung cấp cho người làm công tác quản lý RRTD những công cụ hữu hiệu từ việc nhanh chóng phát hiện sớm các RRTD trong cho vay kinh doanh có thể xảy ra đến việc cập nhật các thông tin cần thiết. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, năng lực tài chính cho phép ngân hàng mở rộng tín dụng đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng lớn của khách hàng kinh doanh, giúp hoạt động thanh toán của ngân hàng luôn trong tình trạng kiểm soát được và duy trì sự ổn định các hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu. Nội dung chính của Chương 1 bao gồm các vấn đề sau:

1. Khái quát được nội dung về rủi ro tín dụng của NHTM trong đó nêu rõ khái niệm, phân loại, nguyên ngân dẫn đến rủi ro tín dụng và hậu quả của nó. Trên cơ sở đó, trình bày các vấn đề liên quan đến RRTD trong cho vay đối với ngành xây dựng: nêu lên đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng và đặc điểm cho vay đối với ngành này ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

2. Nội dung về kiểm soát rủi ro tín dụng và các biện pháp áp dụng để kiểm soát RRTD trong cho vay ngành xây dựng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng của NHTM, tiêu chí đánh giá kết quả của công tác này và các nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với ngành này.

Tóm lại, những nghiên cứu mang tính lý luận được trình bày ở Chương 1, trong đó trọng tâm là nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng được trình bày ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGÀNH XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VN CN ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành xây dựng tại NHTMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 38)