7. Tổng quan thực hiện nghiên cứu
2.3.4. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng
Bảng 2.8: Tình hình thu hồi nợ xử lý rủi ro trong cho vay ngành xây dựng
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ được xử lý rủi ro trong năm 1,235 3,490 8,392
Nợ XLRR thu được trong năm 883 1,243 4,729
Dư nợ XLRR 5,892 8,139 11,802
(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Tiếp thị Vietinbank Đà Nẵng)
Qua số liệu cho thấy, nợ được xử lý rủi ro trong cho vay ngành xây dựng của chi nhánh tăng nhanh qua các năm, nguyên nhân là do nền kinh tế ngày càng khó khăn, nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ, các công trình chậm quyết toán nên các khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng, tình hình nợ
xấu cao. Đến năm 2013, dư nợ xử lý rủi ro của chi nhánh lên đến 11,80 triệu đồng là mức khá cao so với mặt bằng chung.
Do tình hình dư nợ xử lý rủi ro ngày càng tăng cao nên công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro được chi nhánh đặc biệt chú trọng và có dấu hiệu tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng gây cản trở cho việc bán tài sản để thu nợ. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, chi nhánh có nhiều thay đổi về nhân sự, nhiều cán bộ chuyển công tác, nghỉ hưu trước tuổi và tuyển dụng nhiều các bộ mới nên công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro chủ yếu là do phòng Tổng hợp- tổ xử lý nợ thực hiện, vẫn còn thiếu sự nỗ lực đúng mức từ các bộ phận liên quan như cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng đã trực tiếp cho vay món đó.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGÀNH XÂY DỰNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.4.1. Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, chi nhánh đã có nhiều nỗ lực để kiểm soát rủi ro tín dụng nói chung và trong cho vay ngành xây dựng nói riêng:
- Công tác phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính doanh nghiệp đã được thực hiện khá đầy đủ theo các nhóm chỉ tiêu chính: phân tích doanh thu, lợi nhuận, tình hình sản xuất và bán hàng, phân tích cơ cấu và biến động về nguồn vốn và tài sản, nhóm chỉ tiêu thanh toán, nhóm chỉ tiêu về khả năng tự đảm bảo nguồn vốn trong SXKD, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Công tác xếp hạng tín dụng, thẩm định PAKD/DADT, quy trình cho vay, giám sát trước, trong và sau cho vay, công tác thu hồi nợ xấu và việc trích lập dự phòng nhìn chung đã chấp hành theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và của Ngân hàng nhà nước, ngày càng bài bản hơn và không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng. Việc phân tích và thẩm định PASXKD/DAĐT hiện đang áp dụng tại Chi nhánh đã được thực hiện tương đối đầy đủ các nội dung cơ bản, phản ánh tương đối một số chỉ tiêu về đánh giá thực trạng PASXKD/DAĐT của khách hàng. Trên cơ sở đó đã ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của PASXKD/DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay và tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng
- Các khoản cho vay đối với ngành xây dựng gần như đều có tài sản bảo đảm, giúp cho ngân hàng có được nguồn thu nợ dự phòng khi khách hàng không có khả năng trả nợ và là động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng hạn. Hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với ngành xây dựng đang được chú trọng hơn.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế:
Ngoài những thành công đã đạt được như trên, hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay ngành xây dựng tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế nhất định:
- Việc xếp hạng tín dụng chưa được thực hiện theo đúng định kỳ quy định của NH Công thương Việt Nam nên không đáp ứng được kịp thời nhu
cầu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Mức độ tin cậy của kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ chưa đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết cho việc đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, sàng lọc và lựa chọn khách hàng, áp dụng chính sách đối với khách hàng (như lãi suất cho vay, phí áp dụng, các biện pháp bảo đảm tiền vay…), phân loại khoản vay và quản lý nợ vay, căn cứ để trích lập dự phòng rủi ro.
- Công tác thẩm định khách hàng vay vốn chủ yếu tập trung vào thẩm định về mặt tài chính trong khi CBTD chủ yếu chỉ dựa vào số liệu và tình hình mà khách hàng cung cấp, thiếu việc kiểm tra, xác minh nên tính phản biện trong báo cáo thẩm định chưa cao. Các nội dung khác như phân tích dòng tiền, kỹ thuật công nghệ, thị trường tiêu thụ, phân tích về những thuận lợi và khó khăn đối với ngành xây dựng trong từng thời điểm và việc phân tích rủi ro còn sơ sài, chưa được chú trọng đúng mức.
- Quyết định cho vay phụ thuộc nhiều vào giá trị TSBĐ nên nhiều khi chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi của phương án kinh doanh. Việc xác định giá trị tài sản còn mang tính chủ quan, chưa đánh giá đúng giá trị thực chất của tài sản. Đối với tài sản nhận thế chấp là bất động sản, có những tài sản được chi nhánh định giá cao trong khi giá cả thị trường bất động sản đang giảm xuống. Giá trị tài sản bảo đảm nhận thế chấp như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, … thường không được đánh giá lại và được tiếp tục sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho những khoản vay mới.
- Công tác thu hồi nợ xấu cho vay ngành xây dựng còn rất nhiền hạn chế, chưa triệt để. Ngoài những khoản nợ lớn, nhiều khoản nợ xấu đã phát sinh từ năm trước đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Cách thức xử lý và cảnh báo khi các khoản vay có xu hướng chuyển qua nợ xấu của chi nhành còn chậm. Tại Chi nhánh còn tồn tại việc đầu tư cho vay quá mức vào một số đối
tượng khách hàng hoặc nhóm khách hàng liên quan nên nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro tín dụng rất cao nếu các khoản vay này có vấn đề và không được quản lý tốt.
- Công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay chưa thực sự chặt chẽ, sát sao. Việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chưa kịp thời, chưa đi sâu vào các nội dung cơ bản như: mục đích sử dụng vốn vay, dòng tiền vay và tài sản hình thành, hàng tồn kho, công nợ, công tác hạch toán, tình hình SXKD của khách hàng, nhiều lúc chỉ mang tính hình thức, tạo sơ hở cho khách hàng chiếm dụng vốn, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
- Ngân hàng còn chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp yêu cầu khách hàng vay thực hiện nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra liên quan đến khoản vay như: Mua bảo hiểm tài sản, máy móc thiết bị, hàng hóa đang vận chuyển hoặc lưu kho; Các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn ứng…
- Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng còn chung chung, chưa đưa ra những tình huống cụ thể và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên để tránh các trường hợp có thể xảy ra tranh chấp. Thiếu chi tiết các nội dung nhằm kiểm soát nợ vay như: điều kiện giải ngân , chứng từ cung cấp, biện pháp bên vay phải thực hiện để phòng ngừa rủi ro liên quan đến vốn vay, các trường hợp dừng cho vay, giảm hạn mức hoặc thu hồi nợ trước hạn, các trường hợp và biện pháp áp dụng bổ sung…
Vì những lý do trên nên kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay ngành xây dựng vẫn chưa thu được những kết quả khả quan, tỷ lệ nợ xấu của ngành vẫn ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn so với những ngành khác.
b. Nguyên nhân
- Nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang ở giai đoạn khó khăn: Trong thời gian qua và tình hình hiện nay do tác động của khủng khoảng kinh tế, bất ổn của thị trường tài chính, sức mua giảm, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán xuống dốc cùng với chính sách thắt chặt tín dụng và cắt giảm đầu tư công của Chính phủ đã làm cho các doanh nghiệp ngành xây dựng điêu đứng, nhiều công trình thi công dang dở nhưng thiếu vốn nên phải ngưng trệ lại, các công trình mới thì không nhiều nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, dòng tiền xuất hiện trễ hơn nhiều so với dự đoán gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
- Sản phẩm của một số doanh nghiệp xây dựng là căn hộ, nhà đất nhưng do thị trường nhà đất đóng băng, bong bóng bất động sản vỡ khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn. Bên cạnh đó nhu cầu xây dựng nhà ở giảm mạnh theo bất động sản nên khiến cho việc kinh doanh các doanh nghiệp ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn.
- Môi trường cung cấp thông tin thiếu và khó kiểm chứng, ngân hàng rất thiếu và khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin tin vậy về tình hình khách hàng, ngành nghề, giá cả, định mức kinh tế kỹ thuật, công nghệ, thị trường, quy hoạch phát triển vùng miền, chiến lược phát triển ngành …để phục vụ cho công tác phẩm định PAKD/DAĐT, do vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định trong cho vay . Hiện nay, nguồn thông tin từ CIC của NHNN chủ yếu chỉ để khai thác thông tin về tình hình nợ vay và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng chứ chưa đáp ứng được nhiều theo yêu cầu. Tình hình thông tin và số liệu báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp thiếu tin cậy, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động mang tính chất gia đình, nhập nhằng giữa vấn đề tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp, báo cáo tài chính phần lớn đều chưa qua kiểm toán, thậm
chí nếu được kiểm toán thì mức độ tin cậy cũng chưa cao, số liệu tài chính và tình hình hoạt động còn thiếu minh bạch, việc ghi chép, hạch toán kế toán, kê khai số liệu thường không chính xác và mang tính đối phó, có ý đồ làm đẹp hồ sơ để vay vốn. Do đó ngân hàng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong thẩm định cho vay và quản lý khoản vay.
- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Về việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế làm cho ngân hàng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trong các vụ kiện đòi nợ vay thời gian thụ lý hồ sơ của Toà án còn kéo dài, thi hành án chậm. Việc thi hành án các vụ đòi nợ của ngân hàng chỉ được thực hiện thật sự hiệu quả trong cưỡng chế để bán tài sản bảo đảm, còn các biện pháp khác để thi hành án hầu như không hữu hiệu. Các công cụ thực thi như thanh tra thuế, kiểm toán tỏ ra kém hiệu quả trong việc kiểm soát tài chính của doanh nghiệp, tình trạng không kê khai thực để trốn thuế, mua bán hoá đơn, các thủ thuật hợp thức hoá rút tiền từ doanh nghiệp tuồn ra ngoài, tạo doanh nghiệp sân sau, mua bán lòng vòng hợp thức hoá mục đích sử dụng vốn hoặc vì lý do tư lợi khác, lừa đảo… hiện tượng doanh nghiệp phá sản để lại khoản nợ khổng lồ không thu được còn chủ doanh nghiệp thì lại giàu lên hiện nay không hiếm.
Nguyên nhân bên trong
- Hệ thống thông tin tín dụng chưa đầy đủ và chính xác, kịp thời, nguồn thông tin phục vụ cho thẩm định chưa đáng tin cậy. Việc cung cấp thông tin như báo cáo tài chính, các tài liệu chứng minh nguồn thu nhập của một bộ phận khách hàng kinh doanh thiếu tính minh bạch, xác thực, vì vậy việc đánh giá hiệu quả SXKD, phân tích tình hình tài chính nhiều khi thiếu chính xác, vì vậy việc căn cứ vào những báo cáo tài chính không trung thực này có nguy cơ gây ra những quyết định sai lầm cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc cập nhật
thông tin kinh tế phục vụ cho công tác thẩm định chưa kịp thời, đôi khi còn thiếu chính xác. Hơn nữa ở nước ta hiện nay, ngoài Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN-CIC thì chưa có một công ty định mức tín dụng chuyên nghiệp nào khác. Do đó, nguồn duy nhất mà các ngân hàng có thể khai thác thông tin tín dụng hiện nay là CIC. Tại đây, các ngân hàng có thể hỏi tin về tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, quan hệ tín dụng, xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin không đáp ứng được yêu cầu, đã có nhiều khách hàng phàn nàn với ngân hàng rằng thông tin CIC của họ vẫn còn dư nợ mặc dù khoản vay đã tất toán từ lâu. Có thể thấy thông tin hỗ trợ từ hệ thống CIC đôi khi chưa cập nhật kịp thời gây khó khăn cho ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay khi nguồn thông tin chưa đầy đủ.
- Hoạt động cho vay ngành xây dựng của chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào TSBĐ khi mà hầu hết các thông tin và số liệu mà khách hàng cung cấp thiếu chính xác. Điều này dẫn đến xem nhẹ việc đánh giá các tiêu chí, các bước trong quá trình thẩm định và quy trình cho vay như: đánh giả tính khả thi của phương án, dự án đầu tư hay dòng tiền được tạo ra từ phương án, dự án để trả nợ vay cho ngân hàng,... Tuy nhiên, việc định giá TSBĐ còn sơ sài, tại chi nhánh vẫn chưa xây dựng được các chỉ tiêu, tiêu chí phục vụ giúp CBTD trong công tác định giá TSBĐ, đặc biệt là đối với các tài sản thế chấp là nhà xường, máy móc, thiết bị,... cần phải nắm bắt được kiến thức chuyên môn mới định giá đúng các tài sản này. Định giá chủ yếu dựa vào giá trị thị trường, dựa vào cảm tính, kinh nghiệm của bản thân CBTD nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường bất động sản biến động bất thường. Trên thực tế tại địa bàn thành phố Đà nẵng trong thời gian qua việc định giá loại tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn gặp nhiều khó khăn. Nếu định giá đất căn cứ theo khung giá đất của UBND Thành phố, còn giá trị của
nhà thì căn cứ vào giá của sở xây dựng. Trong khi đó giá cả trên thị trường cao hơn rất nhiều so với khung giá của UBND TP Đà Nẵng qui định, chính điều này làm cho việc định giá giá trị tài sản đảm bảo thấp thiệt hại cho khách hàng. Còn nếu định giá theo giá thị trường với tình hình thị trường BĐS như hiện nay thì rủi ro sẽ cao. Công việc định giá bất động sản theo giá thị trường cũng khó khăn về thông tin giá cả và khó kiểm chứng. Ngoài ra trong trường hợp nếu nhà nước thu hồi vào các dự án giải toả, chỉnh trang đô thị, các công trình phục vụ dân sinh khác thì mức đền bù sẽ theo giá nhà nước mà phần thiếu hụt thì ngân hàng phải chịu. Về tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị phương tiện thi công công trình: Đây là những tài sản mà giá