Pháttriển mạng lưới dịch vụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Pháttriển mạng lưới dịch vụ

-Mạng lưới dịch vụ là toàn bộ hệ thống các điểm giao dịch, chuỗi các trung gian từ nhà cung cấp, cung cấp cho người tiêu dùng. Một mạng lưới cung ứng mạnh mẽ và hiệu quả là một trong những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp và là một thách thức đối với doanh nghiệp vận tải phải đối mặt.

-Phát triển mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng là sự tăng lên về số lượng các tuyến, điểm vận tải hành khách nhằm mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

-Cũng giống như hàng hoá, nếu khách hàng không tiếp cận được dịch vụ để sử dụng thì dịch vụ đó cũng không có giá trị. Tuy nhiên, tính vô hình và tính không tách rời trong quá trình tiêu thụ và sản xuất dịch vụ đã làm cho vấn đề cung ứng dịch vụ khó khăn hơn nhiều so với cung ứng hàng hoá. Để quyết định về nơi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải căn cứ vào nhu cầu khách hàng, đồng thời cần phải dung hoà giữa nhu cầu nhà cung cấp và khách hàng, cũng như đáp ứng được độ linh hoạt về sản xuất và độ linh hoạt về tiêu dùng dịch vụ.

-Mở rộng mạng lưới nhằm thu hút số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, mở rộng hoạt động cung ứng, sẵn sàng phục vụ khách hàng trong mọi tình huống để tăng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

-Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ tiếp cận với các dịch vụ khác nhau và có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt nhất.

-Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo nên không gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rộng hơn, dịch vụ được phong phú và đa dạng hơn.

-Do đặc trưng của ngành dịch vụ nên hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều cung ứng dịch vụ cho thị trường thông qua các mạng lưới cung ứng như sau:

Các trung gian

-Có nhiều loại trung gian tuỳ thuộc vào quy mô, cấu trúc, tính pháp lý và mối quan hệ với nhà cung cấp. Tuy nhiên, về cơ bản có bốn loại trung gian như sau:

+Đại lý dịch vụ. +Nhà bán lẻ dịch vụ. +Nhà bán buôn dịch vụ.

+Nhà phân phối đại lý độc quyền dịch vụ. +Cácđiểm giao dịch

-Đây là các điểm bán hàng trực tiếp không qua trung gian. Trong trường hợp này các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải hành khách đường bộ sẽ có các lợi ích sau:

+ Thường xuyên gặp trực tiếp các khách hàng, do vậy nhanh chóng nắm bắt được các thông tin phản hồi từ khách hàng, từ đó hoàn thiện dịch vụ ngày một tốt hơn.

+ Xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các khách hàng, vì mạng lưới cung ứng trung gian nhiều khi không cung cấp đầy đủ thông tin về khách

hàng vì lý do lợi ích. Bên cạnh đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng được giảm phần chi phí về hoa hồng hay chiết khấu.

-Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại, mặc dù giá cả sản phẩm vẫn là những công cụ cạnh tranh quan trọng nhưng không giữ vị trí thống trị như trước đây. Trên thực tế, khả năng khả năng dẫn đầu về tiến bộ sản phẩm hoặc chất lượng cao là rất khó khăn vì sự chuyển đổi kỹ thuật diễn ra nhanh chóng. Việc giữ lợi thế về giá cũng rất hạn chế, vì các doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh lại mức giá vì cạnh tranh. Tuy nhiên đối với mạng lưới thì không dễ dàng và nhanh chóng bị bắt chước bởi các doanh nghiệp cạnh tranh, việc này phải mất rất nhiều thời gian và khó khăn tạo ra mạng lưới cung ứng như mong muốn.

-Phải phát triển mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vì khi được mở rộng mạng lưới sẽ giúp tiết kiệm chi phí đi lại của người dân, giảm thiểu tác động tiêu cực của phương tiện cơ giới cá nhân.

-Để phát triển mạng lưới dịch vụ cần có sự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hoạt động hiệu quả trong nước và trên thế giới, kết hợp với quy hoạch phát triển các tuyến xe buýt hợp lý và định hướng phát triển chung của tỉnh.

Tiêu chí đánh giá về mạng lưới dịch vụ

+Mật độ mạng lưới tuyến vận tải hành khách (Km/Km2) tổng chiều dài các tuyến đường đô thị.

+Hệ số tuyến vận tải hành khách (Km/Km) tổng chiều dài các tuyến vận tải so với tổng chiều dài các tuyến đường đô thị.

+Hệ số trùng lặp tuyến vận tải các tuyến hành khách: hệ số này cho biết lượng tuyến cùng chạy qua một đoạn đường nhất định. Nó phụ thuộc vào khả năng thông qua của các tuyến đường. Hệ số này thường nhỏ hơn hoặc bằng 6.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 29)