Nhóm các nhân tố điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn, tỉnh quảng ngãi (Trang 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Nhóm các nhân tố điều kiện kinh tế

- Quy mô phát triển kinh tế: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển các loại hình dịch vụ nói chung và dịch vụ vận tải hành khách nói riêng, quy mô kinh tế càng lớn thìảnh hưởng tốt đến việc phát triển dịch vụ này càng cao và ngược lại.

- Tốc độ phát triển của nền kinh tế: cóảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến việc phát triển các loại hình dịch vụ như du lịch, vận tải hành khách,… và dịch vụ vận tải hành khách đường bộ. Khi nền kinh tế càng phát triển, đòi hỏi dịch vụ vận tải hành khách đường bộ phải đa dạng hoá hoạt động, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầuđa dạng và phong phú của nền kinh tế, đồng thời mở rộng việc phát triển dịch vụ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI ẢNH HƯỞNG

ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

-Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam- Quảng Ngãi – Bình Định), phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây Nam giáp Kon Tum.

Toàn bộ địa giới của tỉnh nằm trong tọa độ địa lý: Từ 14032’ đến 15025’ vĩ độ Bắc

Từ 108006’ đến 109004’ kinh độ Đông.

-Quảng Ngãi có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 883 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc. Quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên (Kon Tum), hạ Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan. Đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa vùng duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng.

b. Địa hình

-Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển. Phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ).

-Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ thuộc các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức; tiếp giáp biển là những cồn cát cao đến 10m và rộng vài ki-lô-mét tạo thành những đê chắn, kết hợp với những gò thấp tạo nên những hồ đầm như Lâm Bình, An Khê, Sa Huỳnh.

-Phần lớn địa hình các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có độ cao tương đối lớn đều nằm ở phía Tây của tỉnh, nối liền với các dãy núi phía đông của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

c. Diện tích

-Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.152,69km2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo.

d. Thời tiết khí hậu

Quảng Ngãi nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, thời tiết khô nóng kéo dài, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, thời tiết lạnh, ẩm ướt.

-Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm từ 25,5 - 26,30C, nhiệt độ cao nhất lên đến 410C và thấp nhất là 120C, nhiệt độ cao nhất trong năm thường rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 (cao nhất là tháng 4: 34,60C), nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2 (thấp nhất là tháng 01: 19,20C).

-Độ ẩm - Độ bốc hơi

Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,5%. Các tháng trong năm đều có độ ẩm đạt trên 80%, cao nhất là tháng 11(89,9%) và thấp nhất là tháng 6 (80,7%).

Độ bốc hơi trung bình cả năm của Quảng Ngãi là 837mm. Thời gian có lượng nước bốc hơi thấp thường rơi vào các tháng 11 - 2 với trị số từ 44- 49mm trong khi đó vào các tháng 6,7,8 độ bốc hơi có thể lên đến trên 100mm (cao nhất là vào tháng 6: 115mm).

- Chế độ gió và hướng gió chủ đạo theo mùa

Mùa đông, gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2,4-3,3m/s; mùa hè có gió Đông và gió Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2,86 m/s, khi có bão tốc độ gió cao tới 40 m/s. Hàng năm có trên 130 ngày có gió cấp 6 trở lên, số ngày hoạt động khai thác tốt trên biển là 220-230 ngày/năm.

Thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với tốc độ cực đại từ 20-40km/h.

- Chế độ mưa

Quảng Ngãi là tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm 2.287mm nhưng chỉ tập trung vào tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa trong những tháng này chiếm 73% - 75% lượng mưa cả năm), còn các tháng khác thì khô hạn (khô nhất là tháng 3, lượng mưa trung bình trong tháng chỉ đạt 25,9mm). Trung bình hàng năm theo ước tính có 129 ngày mưa.

- Bão, lũ lụt

Các trận bão thường tập trung vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là tháng 9, 10 và 11, tần suất trung bình mỗi năm có khoảng 1,04 cơn bão xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi, song cũng có năm có từ 3-4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và cá biệt cũng có năm không có cơn bão nào như năm 1991, 1997.

Bảng 2.1. Số cơn bão trung bình nhiều năm ảnh hưởng đến Quảng Ngãi

Tháng 1-5 6 7 8 9 10 11 12 TB Năm

Số cơn bão 0,04 0,02 0,02 0,02 0,23 0,44 0,22 0,05 1,04

Tỷ lệ (%) 4 2 2 2 22 42 21 5 100

Nguồn: Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, 2014

Mùa lũ thường tập trung vào các tháng 10 đến tháng 12, nhưng lượng dòng chảy đã chiếm 60-75% lượng dòng chảy trong năm và có module dòng chảy lũ lớn nhất nước ta (khoảng 150-200 l/s/km2), tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 11, chiếm 25-30% lượng dòng chảy năm. Tháng 5-6 trong một số năm cũng xuất hiện lũ tiểu mãn nhưng những trận lũ tiểu mãn này thường có mức độ không lớn.

e. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Ngãi hầu hết phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, bao gồm: Graphit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, Silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, Cao lanh (Sơn Tịnh) trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, Than bùn (Bình Sơn) trữ lượng 476.000 m3. Ngoài ra còn có đá phục vụ xây dựng và giao thông với trữ lượng 7 tỷ m3 và nước khoáng.

f. Chế độ thuỷ văn

- Sông ngòi và đầm phá:

Hệ thống sông ngòi Quảng Ngãi có đặc điểm điển hình: tổng lượng dòng chảy lớn, riêng lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ đã đạt 7.431.106 m3. Nguồn nước mặt này chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.

Các sông, đầm lớn của tỉnh Quảng Ngãi: Sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu, đầm An Khê, đầm Sa Huỳnh.

Ngoài 4 sôngđã nói trên, Quảng Ngãi còn có các con sông:sông Cái, sông Trà Ích,…

-Nước ngầm

Nguồn nước ngầm phân bố rộng từ đồng bằng đến vùng đất cát ven biển, có chất lượng tốt. Dự báo có thể khai thác nước ngầm khu vực đồng bằng sông Vệ là 1.000 m3/ngày đêm, khu vực đồng bằng Mộ Đức - Đức Phổ là 2.000 m3/ngày đêm.

Đánh giá chung

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy, Quảng Ngãi có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và giao thông nói riêng, đồng thời cũng đặt ra cho Quảng Ngãi không ít những khó khăn và thách thức trong quá xây dựng và phát triển hệ thống giao thông của tỉnh.

Về thuận lợi:

Quảng Ngãi nằm trong vùng Duyên Hải Miền Trung có các tuyến đường giao thông trọng yếu của quốc gia đi qua như đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 24, có hệ thống cảng biển trong khu kinh tế Dung Quất, rất gần sân bay Chu lai, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung kết nối thuận tiện với các trung tâm lớn của vùng dọc theo trục Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam - Quảng Ngãi – Quy Nhơn là cửa ngõ ra biển của hành lang thương mại quốc tế từ các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Bắc Campuchia qua cửa khẩu Bờ Y và quốc lộ 24 do đó sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm kinh tế lớn và trở thành một trong những đầu mối giao thông quan trọng của vùng, của cả nước.

Do đặc điểm về địa chất nên nguồn vật liệu tại chỗ dồi dào với các loại đá, cát, sỏi sạn thuận tiện cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

Về khó khăn

Địa hình phức tạp nhiều núi cao, đèo dốc, có nhiều sông suối chia cắt gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là xây dựng các tuyến giao thông đường bộ đòi hỏi nhiều vốn liếng, kỹ thuật phức tạp.

Thời tiết khắc nghiệt nên hàng năm trên địa bàn tỉnh thường xãy ra mưa lớn, bão, lũ, lưu vực các con sông gây ngập lụt, chia cắt giao thông, gây hư hỏng mặt đường và các hiện tượng sụt lỡ ở các tuyến đường khu vực miền núi.

2.1.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân số

-Theo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 1,241 triệu người. Số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,03 con. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 0,9%.

- Dân số thành thị là 182.791 người (chiếm tỷ lệ 14,72%), dân số ở khu vực nông thôn là 1.058.609 người (chiếm 85,28%).

-Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 2010 đến 2014 là 0,394% (trung bình cả nước là 1,2%). Mật độ dân số trung bình năm 2014 là 241 người/km2 nhưng phân bố không đều. Khu vực đồng bằng và hải đảo rất đông dân: Thành phố Quảng Ngãi 1.553 người/ km2, huyện Tư Nghĩa 634 người/km2, huyện Lý Sơn 1.846 người/ km2 .... Trong khi đó, khu vực miền núi dân cư thưa thớt, huyện Ba Tơ 47 người/ km2, huyện Sơn Tây 48 người/ km2...

-Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60.72% tổng dân số trong tỉnh, trong đó lao động trong các ngành: Ngành nông-lâm - thủy sản chiếm 60,9%; Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 15,7%; Ngành dịch vụ chiếm 23,4%.

-Trong tổng số lao động của tỉnh thì số lao động trong khu vực nhà nước chiếm 8.35%, còn lại là lực lượng lao động khác. Điều này cho thấy lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú, đây là tiềm năng khá mạnh mà trong giai đoạn quy hoạch Quảng Ngãi cần nắm bắt để tạo đà phát triển.

b. Mật độ dân số

-Tính đến năm 2014 dân số tỉnh Quảng Ngãi khoảng 1.241.400 người, mật độ dân số đạt 241 người/km² trong đó dân sống tại thành thị là 182.791 người, dân số sống tại nông thôn là 1.058.609 người. Dân số nam là 612.758 người, trong khi đó nữ là 628.642 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0.42%

Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014 Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Tổng số 5.152,69 1.241.400 241 I.KV đồng bằng 1.Tp Quảng Ngãi 2. Huyện Bình Sơn 3. Huyện Sơn Tịnh 4. Huyện Tư Nghĩa 5. Huyện Nghĩa Hành 6. Huyện Mộ Đức 7. Huyện Đức Phổ 1.897,61 160,15 467,60 243,41 204,42 235,42 213,89 372,76 1.014.492 248,739 177,564 96,509 129,514 90,837 127,471 143,858 535 1.553 380 396 634 386 596 386 II. KV miền núi

8. Huyện Trà Bồng 9. Huyện Tây Trà 10. Huyện Sơn Hà 11.Huyện Sơn Tây 12.Huyện Minh Long 13. Huyện Ba Tơ 3.244,76 419,26 337,76 751,92 382,22 216,90 1.136,70 207,853 30,939 18,710 70.141 18,439 16,850 53,044 64 74 55 93 48 76 47 III. KV hải đảo

14. Huyện Lý Sơn

10,32 10.32 19,055 19,055 1,846 1,846

(Nguồn : Niên Giám Thống kê 2014 Tỉnh Quảng Ngãi)

Dựa vào số liệu ở bảng 2.1 ta thấy dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và thưa dần ở vùng núi và hải đảo, cụ thể mật độ dân số ở Tp Quảng Ngãi đạt 1.553 Người/Km2, trong khi huyện miền núi Ba Tơ chỉ đạt 47 Người/Km2, huyện đảo Lý Sơn chỉ có 1,8Người/Km2. Chính sự

phân bố dân cư không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh cũng ảnh hưởng đến việc phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

-Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

a. Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế

-Theo số liệu sơ bộ năm 2014, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 296.335 tỷ đồng, tăng 17,45 % so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 47,3% so với kế hoạch năm 2013. Tốc độ phát triển kinh tế cũng có sự gia tăng đáng kể giữa năm 2014 và năm 2013 tăng 12,13% được minh họa dưới hình 2.1.

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi 2014) Hình 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Quảng Ngãi

Kinh tế Quảng Ngãi đã có những bước tiến vững chắc trong các năm gần đây, cụ thể nếu không tính sản phẩm lọc hoá dầu thì GDP năm 2014 tăng 9,7% so với năm 2013, vượt kế hoạch đề ra(kế hoạch 8-9%); GDP công nghiệp ngoài dầu tăng 9,1% so với năm 2013 và đạt 100,7% kế hoạch năm.

b. Cơ cấu kinh tế

-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo:

-Giai đoạn 2010-2014, tỷ trọng khối ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 82,70% lên 84,36%, tỷ trọng của khối ngành dịch vụ giảm từ 8,63% vào năm 2010 xuống 8.39% năm 2014, khối các ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản giảm từ 8,67% năm 2010 xuống 7,25% vào năm 2014.

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi 2014) Hình 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Quảng Ngãi

Lĩnh vực công nghiệp có bước chuyển biến tích cực:

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất đạt và vuợt kế hoạch, nâng tổng giá trị sản xuất công nghiệp của năm ước tính đạt 11.528 tỷ đồng (giá so sánh 1994), vượt 6.7 % kế hoạch năm; trong đó sản lượng nhà máy lọc dầu Dung Quất vượt kế hoạch 0,94% (tương đương 0,499 triệu tấn). Nếu không tính sản phẩm lọc hoá dầu thì giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 tăng 9,1% so với năm 2013 và đạt 100,5% kế hoạch năm. Một số sản phẩm công nghiệp mới có giá trị cao như thuỷ điện Đăkring, giày Ricker, điện tử Foster, Xi măng Đại Việt, sản phẩm may mặc của Vinatex… Tỉnh cùng tập đoàn Điện lực

hoàn thành dự án cung cấp điện bằng cáp ngầm cho huyện đảo Lý Sơn từ 15/09/2014, tạo tiền đề quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng cho huyện đảo; phối hợp với tập đoàn Dầu khí tuyên truyền và thực hiện tốt việc tiêu thụ xăng E5-Ron92 trên địa bàn.

Thương mại, dịch vụ tiếp tục đà phát triển tốt:

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dung (chỉ tiêu phản ánh cầu nội địa của tỉnh) tăng 13,2 % vượt kê hoạch đề ra; xuất khẩu hàng tăng, đạt 650 triệu USD, vượt kế hoạch 36,8%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 760 triệu USD, giảm 34% so với năm 2013 và đạt 100% kế hoạch năm, chủ yếu do nhập khẩu của Công ty TNHH Doosan Vina và Nhà máy lọc dầu Dung Quốc giảm.

Tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh liên tục giảm trong các quý đầu năm, đã tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ nên cũng đã cải thiện tình hình vào cuối năm.

Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

Chịu nhiều ảnh hưởng của đợt lũ lịch sử cuối năm 2013, dịch bệnh và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn, tỉnh quảng ngãi (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)