6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụvận tải hành khách công cộng bằng
bằng xe buýt
Nâng cao chất lượng dịch vụ giúp cho DN và HK tiết kiệm thời gian, an toàn mọi lúc, mọi nơi. Nâng cao được hiệu quả hoạt động, mở rộng thi phần,
gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Làm tăng cơ cấu thu nhập từu các dịch vụ có chất lượng cao, nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong tương lai.
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, cho dù công tác tiếp thị và quảng cáo được làm tốt đến đâu nhưng cơ sở vật chất không phát triển kịp thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thì đồng nghĩa vơi chúng ta đã phá vỡ lời cam kết của chính mình, dần dần khách hàng sẽ không sử dụng dịch vụ của chúng ta.
Đối với dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, để thực hiện tốt điều này DN kinh doanh cần có chiến lược dài hạn, bền vững trong việc đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện, bởi đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện đòi hỏi một nguồn vốn lớn, tập trung và đúng đắn.
Hiện nay, cơ sở vật chất phương tiện kỹ thuật tại DN vận tải hành khách công công bằng xe buýt là tương đối bởi các phương tiện này được đầu tư mới, chỉ đưa vào vận hành khai thác từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, để có được chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao, các doanh nghiệp cần có kế hoạch thường niên về một số công tác sau:
+ Bảo dưỡng thường xuyên phương tiện đang kinh doanh, theo đúng quy trình và chuẩn mực của từng dòng phương tiện, đây là công việc phải thực hiện bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định chứ không để khi phương tiện lưu thông không được mới tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng.
+ Đầu tư mở rộng bằng việc tăng thêm phương tiện mới, hiện đại là rất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, như đầu tư thêm phương tiện xe buýt hai tầng nhằm tránh tình trạng có nhiều hành khách đứng suốt tuyến đường như hiện nay, đầu tư các phương tiện giường nằm hiện đại chó các tuyến có cự ly lớn trên 80Km. Đây là những giải pháp hết sức thiết thực, DN kinh doanh vận tải khách công cộng cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao.
+ Bên cạnh đó, vấn đề quan trong ở đây là doanh nghiệp cần thị trường, lựa chọn đâu là thị trường mục tiêu hiện tại, đâu là thị trường mục tiêu tiềm năng, từ đó định hướng đa dạng hóa dịch vụ, cung ứng các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ phải nhằm thõa mãn những nhu cầu khách hàng cần chứ không cung cấp những gì doanh nghiệp có.
+ Ưu tiên phát triển nâng cao chất lượng các dịch vụ xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, khả năng chấp nhận của người sử dụng và điều kiện sẵn có của các doanh nghiệp, không dàn trải đều các nguồn lực cho tất cả các dịch vụ mà phải xác định, lựa chọn sản phẩm dịch vụ chiến lược có ưu thế nhất, đạt hiệu quả cao nhất để mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ.
+ Chất lượng phục vụ cần được nâng cao bằng cách nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên, sự chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ. Cần đào tạo nhân viên có cung cách phục vụ tốt, gắn thùng thư góp ý để có thể đánh giá và thêm các camera trên xe buýt để đảm bảo hành khách được phục vụ một cách tốt nhất khi sử dụng dịch vụ xe buýt.
+ Tiến hành gắn thiết bị GPS để quản lý và điều hành việc dừng đỗ của xe buýt để đảm bảo xe buýt đi đúng lộ trình, đón trả khách đúng bến, không bỏ trạm,…
- Cần đầu tư vốn một cách đồng bộ và hợp lý, phù hợp với danh mục dịch vụ, đa dạng hóa bằng việc:
+ Đánh giá lại tài sản thường xuyên từng năm nhằm nắm bắt được biến động của thị trường về giá cả để có thể đưa ra phương pháp khấu hao hợp lý. Nhằm khi cần thanh lý thì thanh lý ngay những phương tiện không còn đáp ứng nhu cầu khách hàng để thu hồi vốn và đầu tư thay thế.
+ Việc đánh giá và thực hiện phương pháp khấu hao phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho công ty trong việc xác định giá trị đầu vào, đầu ra của dịch vụ mà DN cung cấp cho khách hàng.
Ngoài ra để duy trì đối với những nhóm khách hàng thường xuyên các doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau:
-Tính năng của dịch vụ vận tải hành khách: Xe buýt chạy đúng giờ, đón trả khách đúng quy định, có hệ thống thanh toán hợp lý.
-Khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ của doanh nghiệp: Thiết kế lịch trình, giờ của xe buýt phù hợp với nhu cầu đi lại của khách hàng, giá vé phù hợp, các trang bị trên xe hiện đại.
-Sự tin cậy của khách hàng khi sử dụng dịch vụ: tài xế tuân thủ luật lệ an toàn giao thông, luôn đem đến sự an toàn cho khách hàng khi sử dụng xe buýt.
-Thái độ cung cách phục vụ của nhân viên: Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở, luôn lắng nghe, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
-Chất lượng kỹ thuật của dịch vụ: thực hiện các chế độ bảo hành, bảo dưỡng xe để xe luôn thoáng mát, luôn vận hành tốt nhất trên lộ trình.
-Năng lực quản lý của doanh nghiệp: ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và khai thác dịch vụ, cũng như tạo cơ sở dữ liệu khách hàng cho doanh nghiệp.
-Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp: tạo hình ảnh doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp, hiệu quả và rất có trách nhiệm xã hội.
-Nhóm sự hài lòng của khách hàng: tạo sự hài lòng tốt nhất khi khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tạo sự cam kết sử dụng dịch vụ này để đi lại và sử dụng lâu dài trong tương lai.
3.2.3. Phát triển mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt
- Trước tiên ta cần tăng tính hiệu quả hoạt động xe buýt hoạt động trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi:
+ Tổ chức giao thông hiệu quả và tạo điều kiện cho hoạt động xe buýt. Một giải pháp quan trọng là tách làn phương tiện mạnh mẽ, ưu tiên phân bố
làn đường cho xe buýt, theo đó xe buýt có điều kiện vận hành ở một làn đường ổn định (có thể chung làn với xe máy) tránh được hiện tượng chuyển hướng liên tục và cắt dòng phương tiện đang lưu thông khi ra vào các điểm dừng đỗ. Cụ thể xe buýt được đi theo làn riêng, ở làn ngoài cùng, giáp với dải phân cách giữa 2 chiều. Các điểm dừng, do đó, cũng nằm ở giữa đường, trên dải phân cách, dùng chung cho cả 2 chiều xe. Có cầu vượt dẫn từ 2 bên đường đến điểm dừng ở giữa. Cầu vượt này cũng dùng làm cầu vượt bộ hành.Do cách bố trí như vậy nên không có cảnh xe buýt đánh võng, chèn đầu xe khác khi vào bến. Làn xe buýt phân cách với các làn xe khác bởi 1 hàng gạch nhỏ, cao khoảng 5-7cm. Trường hợp 1 xe trục trặc hoặc mặt đường làn xe buýt phải sửa chữa, xe buýt có thể vượt sang làn bên cạnh để tránh. Do vậy xe buýt là phương tiện được ưu tiên nhất khi lưu thông.
+ Cải thiện mạng lưới tuyến xe buýt theo hướng tổ chức lại các đoạn tuyến có độ trùng lặp cao, tổ chức lại các tuyến kém hiệu quả. Đây là biện pháp cải thiện năng lực vận chuyển của tuyến, giảm lãng phí sử dụng phương tiện, giảm chi phí nhiên liệu.
+ Dựa vào các mô hình tiên tiến. Có hai mô hình hạ tầng cần đưa vào đó là các điểm trung chuyển tiên tiến và các đường dành riêng cho xe buýt. Đây là các mô hình làm tăng hiệu quả và năng lực của mạng lưới nhờ tăng tính kết nối, giảm xung đột với các phương tiện khác, tăng tốc độ vận hành, giảm chi phí nhiên liệu và đảm bảo an toàn cho hành khách.
+ Sử dụng các phương tiện tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường. Đây là các phương tiện chất lượng cao đảm bảo tiện nghi, an toàn và tiết kiệm trong vận hành. Phương tiện này hướng tới sử dụng nhiên liệu sạch, có hộp số tự động có sàn thấp. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng phương tiện tiêu chuẩn có thể giảm hao mòn săm lốp tới 75%, giảm chi phí cho thay thế má phanh tới gần 0 và giảm chi phí nhiên liệu tới 25%.
+ Quản lý hiệu quả việc dừng đỗ phương tiện giao thông trong đô thị, thực hiện gắn GPS để bảo đảm chức năng giám sát và điều hành hệ thống thông tin quản lý xe buýt được xây dựng trên cơ sở tích hợp công nghệ GPS và GIS sao cho thông tin về tình trạng hoạt động của xe buýt được phân tích và hiển thị trực quan, các dữ liệu được kiểm tra và lưu trữ nhanh, chính xác nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý, để tạo điều kiện cho hành khách có nhu cầu đi xe buýt, Trung tâm đã phối hợp với một đơn vị tiến hành rà soát tất cả các trạm xe buýt, qua công nghệ GPS vị trí tất cả các trạm xe buýt sẽ được cập nhật đưa lên Google nhằm tạo điều kiện cho hành khách tra cứu khi sử dụng xe buýt, tạo điều kiện tối đa cho người đi bộ tiếp cận và sử dụng xe buýt.
- Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cần được quy hoạch khoa học, đồng bộ để khai để phát triển theo đúng định hướng của tỉnh. Theo một số khảo sát sơ bộ và tham khảo đề án phát triển vận tải hành khách của Tỉnh Quảng Ngãi, nên phát triển một số tuyến mới như sau:
-Giai đoạn 2012 - 2015:
+ Mở mới một số tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, theo quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 06/09/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2008 – 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” như sau.
Bảng 3.2. Các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2015
TT Tên tuyến Ký hiệu Lộ trình Cự ly Hạng mục đầu tư 1 Thành phố Quảng 07 Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê
17km
Xây dựng, lắp đặt 30 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe, 6 nhà chờ xe
TT Tên tuyến Ký hiệu Lộ trình Cự ly Hạng mục đầu tư Ngãi - Cổ Lũy Thánh Tôn - đường Lê Lợi - đường Nguyễn Trãi - đường Nguyễn Đình Chiểu - đường Hùng Vương - đường Lê Trung Đình - đường tỉnh ĐT 623C - bến cá Cổ Lũy (điểm cuối)
buýt và 4 đầu xe có trọng tải từ 35 - 40 chỗ ngồi, 01 bãi đỗ xe buýt có nhà chờ cho khách, nhà nghỉ qua đêm cho lái xe và nhân viên phục vụ, diện tích khoảng 1.000m2 2 Thành phố Quảng Ngãi - Thạch Nham 08 Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường Lê Lợi - đường Nguyễn Trãi - đường Hoàng Hoa Thám - đường tỉnh ĐT 623B - đầu mối Thạch Nham (điểm cuối)
25km
Xây dựng, lắp đặt 48 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe, 5 nhà chờ xe buýt và 4 đầu xe có trọng tải từ 35 - 40 chỗ ngồi 01 bãi đỗ xe buýt có nhà chờ cho khách, nhà nghỉ qua đêm cho lái xe và nhân viên phục vụ, diện tích khoảng 1.000m2. 3 Thành Phố Quảng Ngãi - huyện Trà Bồng 09 Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn -đường Đinh Tiên Hoàng - đường Bà Triệu - cầu Trà Khúc cũ - khu công nghiệp Tịnh Phong - ngã ba Trà Bồng - đường tỉnh ĐT 622C - ngã ba Trà Sơn (điểm cuối)
52km
Xây dựng, lắp đặt 98 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe, 8 nhà chờ xe buýt và 8 đầu xe có trọng tải từ 35 - 40 chỗ ngồi, 01 bãi đỗ xe buýt có nhà chờ cho khách, nhà nghỉ qua đêm cho lái xe và nhân viên phục vụ, diện tích khoảng 1.000m2.
Số liệu bảng 3.2 cho thấy, các tuyến vận tải xe buýt số 7,8,9 đều đã đưa vào sử dụng và khai thác từ năm cuối 2014 và khá hiệu quả, các nhà chờ, biển báo giao thông cũng được hoàn thiện cho đến năm 2015 đã hoàn thiện, góp phần mở rộng mạng lưới giao thông công cộng bằng xe buýt trên tỉnh.
- Giai đoạn 2016 – 2020:
Khi cơ sở hạ tầng giao thông cho phép, kéo dài hai tuyến xe buýt sau: + Kéo dài tuyến xe buýt số 9 đoạn từ Trà Bồng – Tây Trà. Như vậy sau khi kéo dài, tuyến số 09 có cự ly 91km, với điểm cuối là UBND huyện Tây Trà, đầu tư lắp đặt 40 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe, 2 nhà chờ xe buýt (đoạn từ Trà Bồng đến Tây Trà).
+ Kéo dài tuyến xe buýt số 10 đoạn từ Sơn Hà đến TT Sơn Tây. Như vậy sau khi kéo dài, tuyến số 10 có cự ly 80km, với điểm cuối là UBND huyện Sơn Tây, đầu tư, lắp đặt 30 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe, 2 nhà chờ xe buýt (đoạn từ Sơn Hà đến Sơn Tây).
+ Mở các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo các trục dọc liên kết giữa các khu chức năng của khu kinh tế Dung Quất, các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh và các huyện chưa có tuyến xe buýt với thành phố Quảng Ngãi (nếu kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo được cho hoạt động xe buýt) và các trục kết nối với các tuyến giao thông đối ngoại. Trong đó cần quan tâm mở tuyết xe buýt thành phố Quảng Ngãi đi sân bay Chu Lai để phục vụ vận chuyển kết hợp giữa đường bộ và đường hàng không, đồng thời phục vụ nhân dân Quảng Ngãi có nhu cầu đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện quốc tế Chu Lai – Quảng Nam.
Giai đoạn 2021 – 2030:
+ Khi tuyến đường ven biển tỉnh Quảng Ngãi hoàn thiện, đầu tư mới tuyến xe buýt Dốc Sỏi - Dung Quất – Sa Huỳnh, ký hiệu: Số 12, là tuyến xe buýt kết nối gữa Khu kinh tế Dung Quất với Khu du lịch Sa Huỳnh, phục vụ hành khách
đi tham quan, du lịch, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đi làm việc tại tại Khu kinh tế Dung Quất và nhân dân đi lại làm ăn khu vực ven biển.
Bảng 3.3. Đề xuất mạng lưới tuyến vận tải HKCC bằng xe buýt đến năm 2030
TT Ký hiệu
tuyến Điểm đầu Điểm cuối
Hiện trạng
1 Số 01 TP. Quảng Ngãi Dung Quất
2 Số 02 TP. Quảng Ngãi Đèo Bình Đệ
3 Số 03 TP. Quảng Ngãi Cảng Sa Kỳ
4 Số 04 TP. Quảng Ngãi Xã Ba Vì
5 Số 05 TP. Quảng Ngãi Vạn Tường
6 Số 06 TP. Quảng Ngãi Minh Long
7 Số 10 TP. Quảng Ngãi Sơn Hà
8 Số 07 TP. Quảng Ngãi Cổ Lũy
9 Số 08 TP. Quảng Ngãi Thạch Nham
10 Số 09 TP. Quảng Ngãi Trà Sơn (Trà Bồng)
Quy hoạch giai đoạn 2016 – 2020
Số 09 TP. Quảng Ngãi Tây Trà (Kéo dài tuyến
số 09 đến Tây Trà)
Số 10 TP. Quảng Ngãi Sơn Tây (Kéo dài tuyến
số 10 đến Sơn Tây)
11 Số 11 TP Quảng Ngãi Sân Bay Chu Lai
Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030
12 Số 12 Dốc Sỏi Sa Huỳnh
- Bảng 3.3 làm rõ hơn việc sân bay Chu Lai đang ngày càng thể hiện được vai trò và được nhiều người dân sử dụng, cùng với nhu cầu mở rộng mạng lưới vận chuyển hành khách đến các tỉnh miền núi như Sơn Tây, Sơn Trà. Mặc dù biết rằng kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt mang tính rủi ro lớn nhưng lại giảm thiểu TNGT, nhất là các tuyến đường miền núi xa xôi, nên doanh nghiệp vẫn đầu tư khai thác 5 tuyến xe buýt mới nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Cứ một người đi xe buýt là giảm một xe máy