Thực trạng mạng lưới dịch vụvận tải hành khách công cộng bằng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn, tỉnh quảng ngãi (Trang 65 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng mạng lưới dịch vụvận tải hành khách công cộng bằng

bằng xe buýt

Mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nó như huyết mạch của cơ thể sống, nếu thiếu mạng lưới dịch vụ thì DN không thể tồn tại và phát triển.

Phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trong phạm vi toàn tỉnh đến năm 2015 được giới hạn trong khuôn khổ mạng lưới giao thông ổn định, lâu dài. Các điểm dừng, nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe phải phù hợp từng vị trí, lộ trình của từng tuyến phục vụ tốt việc đi lại của xã hội.

Giai đoạn I (2008 – 2010):

- Tuyến thứ nhất (số 1): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Dung Quất

+Số chuyến: Khai thác 32 chuyến/ngày, gồm 16 chuyến đi và 16 chuyến về.

+Giá vé: Giá vé theo các chặng như sau: 18.000 đồng đi từ 2/3 tuyến đến suốt tuyến, 13.000 đồng đi từ 1/3 tuyến đến 2/3 tuyến, 7.000 đồng đi 1/3 tuyến

+Hành trình chạy xe: Bến xe Quảng Ngãi (điểm đầu), Đường Đinh Tiên Hồng, Đường Bà Triệu, Vòng xuyến Quang Trung và Hai Bà Trưng, Qua cầu Trà Khúc cũ, Ngã tư Sơn Tịnh, Khu Công Nghiệp Tịnh Phong, Ngã ba Bình Hiệp, Thị trấn Châu Ổ, Trường Trần Kỳ Phong, Ngã ba Dốc Sỏi, Ngã ba đi Khu du lịch Thiên Đàn, Phân khu Sài Gòn Dung Quất, Chợ Bình Đông, Nhà máy đóng tàu Dung Quất , Công ty Doosan Vina, Cảng Dung Quất (điểm cuối)

+Cự ly tuyến: 45 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 26 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 7 nhà chờ xe buýt và 15 đầu xe có trọng tải từ 45 - 50 chỗ ngồi.

- Tuyến thứ hai (số 2): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Sa Huỳnh.

+Số chuyến: Khai thác 48 chuyến/ngày, gồm 24 chuyến đi và 24 chuyến về

+Giá vé: Giá vé theo chặng như sau: 22.000 đồng đi từ 3/4 tuyến đến suốt tuyến, 18.000 đồng đi 1/2 tuyến đến 3/4 tuyến, 13.000 đồng đi 1/4 tuyến đến 1/2 tuyến, 7.000 đồng đi 1/4 tuyến.

+Hành trình chạy xe: Bến xe Quảng Ngãi (điểm đầu), Đường Lê Thánh Tôn, Đường Quang Trung, Qua Cầu Bàu Giang, QL1A (qua huyện Tư Nghĩa, qua huyện Mộ Đức, qua huyện Đức Phổ), Khu du lịch Sa Huỳnh – Chân đèo Bình Đê (điểm cuối)

+Cự ly tuyến: 60 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 33 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 10 nhà chờ xe buýt và 20 đầu xe có trọng tải từ 45 - 50 chỗ ngồi.

- Tuyến thứ ba (số 3): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Cảng Sa Kỳ.

+Số chuyến: Khai thác 20 chuyến/ngày, gồm 10 chuyến đi và 10 chuyến về

+Giá vé: Giá vé theo các chặng như sau: 13.000 đồng đi từ 2/3 tuyến đến suốt tuyến, 10.000 đồng đi từ 1/3 tuyến đến 2/3 tuyến, 7.000 đồng đi 1/3 tuyến và 5.000 đồng đi trong thành phố Quảng Ngãi.

+Hành trình chạy xe: Bến xe Quảng Ngãi (điểm đầu), Đường Lê Thánh Tôn, Đường Đường Nguyễn Du, Đường Nguyễn Nghiêm, Đường Quang Trung, Đường Hùng Vương, Đường Trương Định, Đường Hai Bà Trưng, Qua cầu Trà Khúc cũ, QL24B (Qua Núi Thiên , Qua Chợ Tịnh Châu, qua Đền Thờ Trương Định, qua Khu chứng tích Sơn Mỹ), Qua đường ven bãi

tắm Mỹ Khê, QL24B (Cảng Tịnh Hoà), Cảng Sa Kỳ (điểm cuối) +Cự ly tuyến: 26 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 25 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 6 nhà chờ xe buýt và 7 đầu xe có trọng tải từ 25- 30 chỗ ngồi.

- Tuyến thứ bốn (số 4): Từ thành phố Quảng Ngãi đi huyện Ba Tơ. +Số chuyến: Khai thác 12 chuyến/ngày gồm 6 chuyến đi và 6 chuyến về. +Giá vé: Theo các chặng như sau: 32.000 đồng đi 4/5 tuyến đến suốt tuyến, 24.000 đồng đi từ 3/5 tuyến đến 4/5 tuyến, 18.000 đồng đi từ 2/5 tuyến đến 3/5 tuyến, 13.000 đồng đi 1/5 tuyến đến 2/5 tuyến, 7.000 đồng đi 1/5 tuyến.

+Hành trình chạy xe: Bến xe Quảng Ngãi, Đường Lê Thánh Tôn, Đường Quang Trung, Qua Cầu Bàu Giang, QL1A (qua huyện Tư Nghĩa, qua huyện Mộ Đức), Ngã tư Thạch Trụ, Quốc lộ 24 (Qua Nhà máy đường Phổ Phong), QL24 (Qua Trạm kiểm lâm Ba Động), QL24 (Quảng trường Ba Tơ), Cây xăng Đá Bàn, QL24 (qua xã Ba Dinh, qua xã Ba Tô), thị tứ Ba Vì (điểm cuối)

+Cự ly tuyến: 60 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 32 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 8 nhà chờ xe buýt và 10 đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.

- Tuyến thứ năm (số 5): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Cổ Lũy.

+Số chuyến: Khai thác 12 chuyến/ngày gồm 6 chuyến đi và 6 chuyến về.

+Giá vé: Giá vé theo chặng như sau 12.000 đồng đi trên ½ tuyến đến suốt tuyến, 6.000 đồng đi đến ½ tuyến.

+Hành trình chạy xe: Bến xe Quảng Ngãi (điểm đầu) - Đường Lê Thánh Tôn - Đường Lê Lợi - Đường Nguyễn Trãi - Đường Nguyễn Đình Chiểu - Đường Hùng Vương - Đường Lê Trung Đình - Đường Bích Khê -

Đường tỉnh 623C (qua xã Nghĩa Dõng, qua xã Nghĩa Dũng, quan xã Nghĩa Hà, qua xã Nghĩa Phú) - Bến cá Cổ Luỹ (điểm cuối) và ngược lại.- Cự ly tuyến: 17 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 19 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 6 nhà chờ xe buýt và 5 đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.

Giai đoạn II (2011-2015):

- Tuyến thứ sáu (số 6): Từ thành phố Quảng Ngãi đi huyện Minh Long. +Số chuyến: Khai thác 14 chuyến/ngày gồm 7 chuyến đi và 7 chuyến về +Giá vé: Giá vé theo các chặng như sau 16.000 đồng đi từ 2/3 tuyến đến suốt tuyến, 11.000 đồng đi từ 1/3 tuyến đến 2/3 tuyến, 7.000 đồng đi 1/3 tuyến.

+Hành trình chạy xe: Bến xe Quảng Ngãi (điểm đầu), Đường Lê Thánh Tôn, Đường Phạm Văn Đồng, Đường Nguyễn Nghiêm, Đường Nguyễn Công Phương, Đường tỉnh ĐT 624 (qua xã Nghĩa Điền, qua xã Hành Thuận, qua thị trấn Chợ Chùa, qua xã Hành Minh, qua xã Hành Đức, qua xã Hành Thiện, qua xã Long Mai, qua xã Long Hiệp, đến xã Thanh An), Ngã Ba Cầu Thanh An (điểm cuối)

+Cự ly tuyến: 36 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 20 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 5 nhà chờ xe buýt và 11 đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.

- Tuyến thứ bảy (số 7): Từ thành phố Quảng Ngãi đi huyện Sơn Hà. +Số chuyến: Khai thác 12 chuyến/ngày gồm 6 chuyến đi và 6 chuyến về +Giá vé: Giá vé theo các chặng như sau 21.000 đồng đi từ ¾ tuyến đến suốt tuyến, 16.000 đồng đi từ ½ tuyến đến ¾ tuyến, 12.000 đồng đi từ ¼ tuyến đến ½ tuyến, 7.000 đồng đi đến ¼ tuyến.

+Hành trình chạy xe: Bến xe Quảng Ngãi (điểm đầu), Đường Lê Thánh Tôn, Đường Quang Trung, Đường Hùng Vương, Đường Phan Bội Châu, Đường Tôn Đức Thắng, Qua cầu Trà Khúc cũ, Qua Ngã tư Sơn Tịnh, Đường tỉnh 623 (qua thị trấn Sơn Tịnh, qua xã Tịnh Hà, qua xã Tịnh Sơn, qua xã Tịnh Bắc, qua xã Tịnh Đông, qua xã Tịnh Giang, qua xã Sơn Hạ, qua xã Sơn Thành, đến thị trấn Di Lăng), UBND huyện Sơn Hà (điểm cuối).

+Cự ly tuyến: 50 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 32 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 8 nhà chờ xe buýt và 10 đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.

Tuyến thứ tám (số 8): Từ thành phố Quảng Ngãi đi Thạch Nham.

+Số chuyến: Khai thác 8 chuyến/ngày gồm 4 chuyến đi và 4 chuyến về +Giá vé: Giá vé theo các chặng như sau 14.000 đồng đi trên 2/3 tuyến đến suốt tuyến, 11.000 đồng đi trên 1/3 tuyến đến 2/3 tuyến, 7.000 đồng đi đến 1/3 tuyến.

+Hành trình xe chạy: Bến xe khách tỉnh Quảng Ngãi (điểm đầu) - đường Lê Thánh Tôn - đường Lê Lợi - đường Nguyễn Trãi - đường Hoàng Hoa Thám - đường tỉnh ĐT 623B - Đầu mối Thạch Nham (điểm cuối).

+Cự ly tuyến: 25 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 16 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 2 nhà chờ xe buýt và 5 đầu xe có trọng tải 25 - 30 chỗ ngồi.

- Tuyến thứ chín (số 9): Từ thành phố Quảng Ngãi đi huyện Trà Bồng. +Số chuyến: Khai thác 12 chuyến/ngày gồm 6 chuyến đi và 6 chuyến về +Giá vé: Giá vé theo các chặng như sau 22.000 đồng đi trên ¾ tuyến đến suốt tuyến, 18.000 đồng đi trên ½ tuyến đến ¾ tuyến, 13.000 đồng đi trên

¼ tuyến đến ½ tuyến, 7.000 đồng đi đến ¼ tuyến.

+Hành trình chạy xe: Bến xe Quảng Ngãi (điểm đầu) – Đường Lê Thánh Tôn – Đường Đinh Tiên Hoàng – Đường Bà Triệu – Cầu Trà Khúc cũ – Khu Công nghiệp Tịnh Phong – Ngã ba Trà Bồng – Đường tỉnh 622B (qua xã Bình Chương, qua xã Bình Mỹ) – Đường tỉnh ĐT622 (qua xã Trà Bình, qua xã Trà Phú, đến thị trấn Trà Xuân) – Ngã ba Trà Sơn (điểm cuối) và ngược lại.

+Cự ly tuyến: 52 Km.

+Hạng mục đầu tư: Xây dựng, lắp đặt 35 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe; 5 nhà chờ xe buýt và 10 đầu xe có trọng tải từ 25 - 30 chỗ ngồi.

- Tuyến số 10 TP. Quảng Ngãi – Khu đô thị mới Vạn Tường

+Số chuyến: Khai thác 16 chuyến/ngày gồm 8 chuyến đi và 8 chuyến về +Giá vé: Giá vé theo các chặng như sau: 17.000 đồng đi từ 2/3 tuyến đến suốt tuyến, 13.000 đồng đi từ 1/3 tuyến đến 2/3 tuyến, 7.000 đồng đi 1/3 tuyến.

+Lộ trình tuyến: Bến xe Quảng Ngãi (điểm đầu), Đường Bà Triệu, Đường Quang Trung, Qua cầu Trà Khúc cũ, Ngã tư Sơn Tịnh, Khu Công Nghiệp Tịnh Phong, Ngã ba Bình Long, Đường Võ Văn Kiệt, Khu tập thể Trường dạy nghề Dung Quất, Bệnh viện Dầu khí Dung Quất, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, Cây xăng Vạn Lợi, Cổng nhà máy lọc dầu Dung Quất (điểm cuối).

+Từ các tuyến xe buýt được đưa vào khai thác vận hành qua các năm, thể hiện sự phát triển của mạng lưới xe buýt, nỗ lực của doanh nghiệp và sự quan tâm của các cơ quan chức năng từ năm 2010 đến 2015 đã hình thành mạng lưới xe buýt gồm 10 tuyến như bảng 2.15.

Bảng 2.15. Mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

STT Nơi xuất phát Nơi đến Tên tuyến

01 Quảng Ngãi Dung Quất Quảng Ngãi – Dung Quất

02 Quảng Ngãi Sa Huỳnh Quảng Ngãi – Sa Huỳnh

03 Quảng Ngãi Cảng Sa Kỳ Quảng Ngãi – Cảng Sa Kỳ

04 Quảng Ngãi Ba Tơ – Ba Vì Quảng Ngãi – Ba Tơ – Ba Vì

05 Quảng Ngãi Khu đô thị mới

Vạn Tường

Quảng Ngãi – Khu đô thị mới Vạn Tường

06 Quảng Ngãi Minh Long Quảng Ngãi – Minh Long

07 Quảng Ngãi Sơn Hà Quảng Ngãi – Sơn Hà

08 Quảng Ngãi Thạch Nham Quảng Ngãi – Thạch Nham

09 Quảng Ngãi Trà Bồng Quảng Ngãi – Trà Bồng

10 Quảng Ngãi Cổ Lũy Quảng Ngãi – Cổ Lũy

(Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi)

-Như số liệu trên, Quảng Ngãi có 10 tuyến xe buýt công cộng hoạt động trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân liên thông các huyện đến thành phố Quảng Ngãi, hiện các tuyến này đang đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đi lại từ các huyện, cảng biển đến thành phố Quảng Ngãi và ngược lại, lượng khách đông nhất tập trung vào các ngày đầu và cuối tuần, thậm chí những ngày hành khách lên xe không còn chỗ đứng, vì vậy cần điều chỉnh các nút giờ, có thể tăng lên 2 xe chạy cùng một giờ để không gây quá tải cho các tuyến xe, giúp giao thông an toàn.

-Việc mở rộng, hoàn thiện mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng nhằm giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Tuy nhiên thực tế tại Quảng Ngãi cần chú trong thêm việc khai thác hiệu quả mạng lưới vận tải hành khách hiện có để tăng hiệu quả vận hành, khai thác các tuyến vận tải hành khách này.

-Trong năm 2015, các tuyến đường QL1, QL24 (Km0 – Km8), đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, đường bờ Nam sông Trà Khúc và một số tuyến đường nội thị TP Quảng Ngãi hoàn thành, góp phần hoàn thiện đồng bộ mạng lưới giao thông. Theo thống kê, trước năm 1989, hầu hết các trục đường do tỉnh quản lý đều là đường đất, thì đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 3.273,4 km đường BTN, láng nhựa, BTXM. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có đường nhựa đến trung tâm huyện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã…

- Hạ tầng giao thông được cải thiện không những làm thay đổi diện mạo đất nước mà còn trực tiếp thúc đẩy phát triển KT-XH. Cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cao cũng góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh chung của cả nước, đồng thời giúp giảm chi phí xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần phát triển kinh tế.Quảng Ngãi cũng không nằm ngoài quy luật đó, hiện trạng đường bộ của tỉnh đến năm 2015 có tầm ảnh hưởng đến mạng lưới xe buýt hiện tại và cả việc phát triển mạng lưới xe buýt trong thời gian đến, hiện trạng được thể hiện như bảng 2.16.

Bảng 2.16. Hiện trạng đường bộ tỉnh Quảng Ngãi đến tháng 04/2015

TT Tên đường

Tổng chiều dài Loại mặt đường

Km % Nhựa, BTXM Đường đất Km % Km % 1 Quốc lộ 275,00 3,56 275,0 100 - - 2 Đường Đông Trường Sơn 31,00 0,40 31,0 100 - 3 Đường tỉnh 581,90 7,53 435,1 74,77 146,8 25,2 4 Đường đô thị 144,20 1,87 92,1 63,91 52,0 36,0 5 Đường huyện 1.228,34 15,90 725,5 59,06 502,84 40,9 6 Đường xã 1.976,47 25,59 850,0 43,01 1.126,4 56,9 7 Đường nội bộ KKTDQ 120.00 1,55 120,0 100 - -

TT Tên đường

Tổng chiều dài Loại mặt đường

Km % Nhựa, BTXM Đường đất Km % Km % 8 Đường chuyên dùng 98,41 1,27 33,4 33,9 54,3 55,2 9 Đường thôn, khối phố 2.946,00 38,14 155,8 5,29 2.790,2 94,7 10 Đường kênh mương Thạch Nham 322,50 4,18 - - 322,5 100,0 Tổng cộng 7.723.81 100,0 2717.9 4.995,1

(Nguồn: Sở giao thông Quảng Ngãi)

-Theo số liệu các tuyến đường bộ tại tỉnh Quảng Ngãi và các tuyến xe buýt công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ta có thể thấy mật độ mạng lưới đường phố của Quảng Ngãi hiện tại là 1,5 Km/Km2 (<2) vì vậy cần được quan tâm, mở rộng để trở thành mạng lưới giao thông công cộng hợp lý cho cho đô thị, tuy nhiên xét về mặt bằng chung vẫn là khá tốt so với cả nước và khu kinh tế trọng điểm miền trung biểu hiện dưới bảng 2.17.

Bảng 2.17. So sánh mạng đường bộ tỉnh Quảng Ngãi với toàn quốc và vùng KTTĐ miền Trung (không tính đường thôn, khối phố; đường kênh mương)

TT Chỉ tiêu Đơn vị Toàn

Quốc KTTĐ M.Trung Quảng Ngãi 1 Diện tích Km2 329.314 27.977 5.152,67 2 Dân số Nghìn người 85.540 6.150,3 1.218,62

3 Chiều dài đường Km 256.684 21.433 4.455,31

4 Mật độ đường

Km/Km2 0,78 0,77 0,86

Km/nghìn

người 3,00 3,48 3,66

Nguồn: Báo cáo Chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển giao thông vận tải Việt Nam tính toán của CCTDI

-Từ số liệu trên ta thấy tiềm năng phát triển của Quảng Ngãi còn rất lớn, với chiều dài đường còn tương đối thấp so với khu vực miền trung và cả nước, tuy nhiên mật độ đường lại tương đôi cao hơn so với bình quân cả nước( 3,66 >3,00 Km/nghìn người), điều này chứng tỏ Quảng Ngãi có mạng lưới giao thông chủ yếu là các đoạn đường ngắn nhưng lại khá nhiều, cần có sự quy hoạch đồng bộ để phát triển hệ thống giao thông công cộng hiệu quả hơn trong thời gian đến. Cụ thể về mật độ đường:

+Mật độ đường giao thông so với diện tích đất tự nhiên: 1,50 Km/Km2. +Mật độ đường giao thông so với dân số là: 6,34 Km/103 người.

-Bên cạnh đó, hệ số vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên các tuyến đô thị của Quảng Ngãi ngày càng được tăng cao do việc đưa thêm các tuyến xe buýt mới đi vào hoạt động làm chiều dài các tuyến vận tài hành khách tăng lên từ 345km năm 2013 lên đến 439 km năm 2014. (Bảng 2.18)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn, tỉnh quảng ngãi (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)