Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam phước quảng nam (Trang 27 - 29)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

a. Về qui mô

Quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn

Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng thƣờng có nhu cầu vốn không cao vì nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với các loại hàng hóa xa xỉ là không cao hoặc đã có tích lũy từ trƣớc đối với những tài sản có giá trị lớn. Mặt khác, do CVTD có độ rủi ro cao hơn nên ngân hàng cũng thƣờng thận trọng hơn trong việc quyết định số tiền cho vay căn cứ vào khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng. Song nếu xét về quy mô thì nhu cầu vay tiêu dùng là khá lớn do đối tƣợng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, từ những ngƣời có thu nhập cao đến những ngƣời có thu nhập trung bình và thấp với nhiều nhu cầu phong phú và đa dạng. Khi chất lƣợng cuộc sống và trình độ dân trí đƣợc nâng cao, ngƣời dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống. Do đó, nền kinh tế càng phát triển, số lƣợng các khoản vay tiêu dùng sẽ càng nhiều.

b. Về lãi suất

Các khoản vay tiêu dùng có lãi suất “cứng nhắc”

Không nhƣ hầu hết các khoản vay kinh doanh, lãi suất có thể thay đổi tùy theo điều kiện thị trƣờng, các khoản vay tiêu dùng thƣờng có lãi suất cố định, đặc biệt là trong CVTD trả góp. Ngay khi quan hệ tín dụng đƣợc xác lập thì mức lãi suất đã đƣợc ấn định và duy trì trong suốt thời hạn vay. Mặt khác, khi vay tiền, ngƣời tiêu dùng thƣờng không quan tâm nhiều tới lãi suất mà họ

chỉ quan tâm tới khoản tiền phải trả hàng kỳ, thời gian đƣợc giải ngân và khả năng trả nợ của mình bởi vì ngƣời tiêu dùng thƣờng coi vay mƣợn là công cụ để đạt đƣợc một cuộc sống thoải mái hơn chứ không phải là một lựa chọn dùng trong tình trạng khẩn cấp hoặc để tạo ra lợi nhuận.

c. Tính nhạy cảm theo chu kỳ

Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế mở rộng, ngƣời dân lạc quan về tƣơng lai thì họ sẽ vay ngân hàng nhiều hơn, và khi nền kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng thì họ sẽ hạn chế vay mƣợn ngân hàng.

d. Về rủi ro

Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao

Vì đối tƣợng của hoạt động CVTD là các cá nhân, hộ gia đình nên hoạt động này không chỉ chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố chủ quan của ngƣời tiêu dùng mà còn chịu tác động từ các yếu tố khách quan từ bên ngoài. Ta có thể thấy một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là:

- Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thƣờng khó đầy đủ và rõ ràng nhƣ thông tin về doanh nghiệp (công khai thông qua báo cáo tài chính), dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng. Các cá nhân có thể tìm cách trốn tránh không trả các khoản vay cho dù có khả năng thanh toán.

- Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của ngƣời vay. Do vậy, nếu ngƣời vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hƣởng đến thu nhập hàng tháng, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu hồi nợ. Đây là rủi ro khó lƣờng trƣớc, khác với món vay kinh doanh ta có thể hạn chế đƣợc thông qua nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án.

e. Về chi phí và lợi nhuận của cho vay tiêu dùng

Do số lƣợng món vay tiêu dùng nhiều, khách hàng đông và đa dạng nhƣng số lƣợng mỗi khoản vay lại nhỏ, ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho hoạt động cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay, giải ngân cũng nhƣ kiểm soát và thu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay. Mặt khác, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn để quản lý các khoản CVTD với giá trị nhỏ nhƣng số lƣợng lớn do đối với khách hàng cá nhân, thông tin về tình hình tài chính thƣờng không công khai minh bạch nhƣ ở các công ty lớn. Tất cả những điều này kiến chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ CVTD cao hơn so với các loại hình cho vay khác.

Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có khả năng sinh lời cao nhất

Do các khoản vay tiêu dùng thƣờng đƣợc định giá cao, theo ƣớc tính chỉ khi nào lãi suất vay vốn trên thị trƣờng và tỉ lệ tổn thất tín dụng tăng lên đáng kể thì hầu hết các khoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận. Việc định giá cao là do CVTD có chi phí lớn và rủi ro cao, hơn nữa là do tâm lý ngƣời vay không quan tâm tới lãi suất phải trả, họ thƣờng quan tâm tới khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là lãi suất. Mặt khác, nếu nhƣ trong kinh doanh, ngƣời ta phải hạch toán lãi lỗ thì trong tiêu dùng ngƣời ta đặt yếu tố thỏa mãn lên hàng đầu dù có phải trả chi phí lớn hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam phước quảng nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)