8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Vai trò cho vay tiêu dùng
a. Đối với khách hàng
Cho vay tiêu dùng có vai trò đặc biệt đối với những ngƣời có thu nhập thấp và trung bình. Thông qua nghiệp vụ CVTD, họ sẽ đƣợc hƣởng các dịch vụ, tiện ích trƣớc khi có đủ khả năng về tài chính nhƣ mua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao nhƣ nhà cửa, xe hơi… hay trong trƣờng hợp chi tiêu cấp bách nhƣ nhu cầu về y tế.
những nhu cầu của riêng mình bắt đầu từ những hàng hoá thiết yếu cho đến những hàng hoá xa xỉ hơn. Tuy nhiên thực tế là một ngƣời trẻ lại chƣa có đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu của mình, do đó họ cần thời gian tích luỹ tiền. Ngƣời tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tƣơng lai. Có thể nói ngƣời tiêu dùng là ngƣời đƣợc hƣởng trực tiếp và nhiều nhất lợi ích mà hình thức CVTD mang lại trong điều kiện họ không lạm dụng chi tiêu vào những việc không chính đáng vì khi đó sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tƣơng lai.
b. Đối với ngân hàng
Cho vay tiêu dùng tuy đã xuất hiện từ những năm 1980, nhƣng gần đây nó mới đƣợc các NHTM quan tâm mở rộng và phát triển. Và loại hình tín dụng này còn khá mới mẻ ở các NHTM Việt Nam. Nhƣng không phải vì thế mà phủ nhận vai trò quan trọng của hoạt động CVTD đối với các NHTM. Vai trò ấy đƣợc khái quát nhƣ sau:
Cho vay tiêu dùng tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ đó góp phần giúp các NHTM tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập và phân tán được rủi ro
Trong điều kiện ngày nay, khi mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng ngày càng gay gắt, quyết liệt thì vai trò của CVTD thực sự quan trọng đối với các NHTM, bởi nó góp phần tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng so với các định chế tài chính khác. CVTD, nếu xét về tổng quy mô thì mức độ rủi ro của nó lớn (do quy mô lớn), nhƣng thực tế do quy mô của mỗi khoản cho vay thƣờng nhỏ và số lƣợng các khoản vay tiêu dùng lớn nên ngân hàng có thể phân tán đƣợc rủi ro tốt hơn. Hơn nữa, do lãi suất CVTD thƣờng cao nên thu nhập của các NHTM từ hoạt động CVTD thƣờng rất lớn.
khách hàng
Do tính lan truyền trong dân cƣ là rất cao nên các Ngân hàng có thể thông qua các khoản CVTD mà quảng cáo về mình, từ đó thu hút các khách hàng đến với các dịch vụ khác của Ngân hàng. Trong khi đó các khoản tín dụng tiêu dùng tuy là những khoản tín dụng nhỏ nhƣng nhu cầu về chúng lại rất lớn nên nếu khai thác đƣợc thị trƣờng này thì các NHTM có thể sử dụng đƣợc một số lƣợng vốn lớn. Hơn nữa, dân cƣ là khách hàng tiềm năng lớn của Ngân hàng, để phát triển bền vững thì các ngân hàng cần phải dựa vào nhóm đối tƣợng này.
c. Đối với nền kinh tế
Sự sung túc của một nền kinh tế đƣợc thể hiện rõ qua mức cầu về hàng hoá tiêu dùng của dân cƣ. Mức cầu đó chính là số lƣợng và mức độ của các nhu cầu có khả năng thanh toán. Việc phát triển hoạt động CVTD của các NHTM sẽ làm tăng đáng kể những nhu cầu có khả năng thanh toán đó hay nói cách khác đây chính là một giải pháp hữu hiệu để kích cầu và qua đó làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn.
Khi sức mua của ngƣời tiêu dùng tăng lên thị trƣờng hàng hoá tiêu dùng cũng theo đó mà trở nên sôi động hơn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nƣớc, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng sẽ đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế – xã hội khác nhƣ giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhập, giảm bớt các tệ nạn xã hội, cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng nói chung CVTD nói riêng không những là hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng mà còn có vai trò to lớn và ảnh hƣởng sâu rộng đến sự phát triển của cả kinh tế - xã hội.