Nhóm các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam phước quảng nam (Trang 37)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong

a. Chính sách tín dụng

Chính sách cho vay của ngân hàng hiểu một cách đơn giản là một tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng. Một chính sách cho vay rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng.

Chính sách cho vay sẽ cung cấp cho CBTD và các nhà quản lý ngân hàng đuờng lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay. Chính sách cho vay giúp xác định các khoản cho vay nên từ chối và những khoản cho vay ngân hàng nên thực hiện cho vay. Cấu trúc thực tế của danh mục cho vay sẽ phản ánh những gì mà chính sách cho vay của ngân hàng đặt ra. Những trƣờng hợp ngoại lệ đối với chính sách cho vay của ngân hàng phải đƣợc dẫn giải đầy đủ và lý do phải đƣợc giải thích rõ ràng. Trong khi chính sách cho vay phải linh hoạt để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế và trong các quy định, ngân hàng cần chú ý tránh mắc phải những sai phạm trong hoạt động cho vay không nên xảy ra thƣờng xuyên.

Chính vì vậy, nếu nhƣ CVTD không nằm trong chính sách cho vay của Ngân hàng thƣơng mại thì chắc chắn các cá nhân và hộ gia đình chẳng thể mong đợi vay đƣợc những khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Và chỉ khi một NHTM xác định CVTD là một hƣớng kinh doanh thì ngân hàng mới dồn nỗ lực và khả năng để tập trung phát triển lĩnh vực này. Nhự vậy có thể nói, chính sách cho vay của ngân hàng có ảnh hƣởng quyết định tới sự tồn tại và phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng đó.

b. Hệ thống mạng lưới giao dịch, uy tín của ngân hàng

Hệ thống mạng lƣới giao dịch là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng, đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu

đƣợc sử dụng để xác định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng. Nếu nhƣ các ngân hàng lớn là các ngân hàng bán buôn, chủ yếu cung cấp các khoản tín dụng giá trị lớn cho công ty và các hãng kinh doanh thì các ngân hàng nhỏ lại tập trung vào nghiệp vụ tín dụng bán lẻ dƣới dạng các khoản cho vay cá nhân giá trị nhỏ, cho vay trả góp, cho vay mua nhà thế chấp và cho vay đối với các chủ trang trại nhỏ.

Hệ thống mạng lƣới giao dịch cũng có ảnh hƣởng đáng kể đối với thu nhập ròng từ các loại hình cho vay. Một nghiên cứu thống kê về thu nhập ròng trên các khoản cho vay của các Ngân hàng Mỹ cho thấy, các ngân hàng có hệ thống mạng lƣới giao dịch nhỏ có thu nhập ròng trung bình cao hơn đối với khoản mục cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay thƣơng mại, trong khi các ngân hàng có hệ thống mạng lƣới rộng lại thu đƣợc thu nhập ròng cao từ hoạt động cho vay hộ gia đình và theo thẻ tín dụng.

Giống nhƣ một quy tắc chung, một ngân hàng nên cung cấp các loại hình cho vay mà ngân hàng có lợi thế nhất. Những ngân hàng lớn nhất có ƣu thế về chi phí trong việc cho vay kinh doanh bất động sản và CVTD trả góp. Các ngân hàng quy mô trung bình đạt mức chi phí thấp nhất đối với các khoản cho vay theo thẻ tín dụng. Các ngân hàng quy mô nhỏ nhất chỉ có lợi thế trong cho vay thƣơng mại. Tuy vậy, các ngân hàng quy mô nhỏ nhất lại có khả năng trong việc hạn chế tổn thất tín dụng đối với mọi loại hình cho vay tốt hơn các ngân hàng lớn vì họ nắm rõ khách hàng của mình hơn.

Nhƣ vậy, có thể thấy, CVTD bao gồm CVTD thông thƣờng và cho vay bất động sản là hƣớng đi phù hợp đối với các ngân hàng có quy mô lớn vì nó đem lại thu nhập cao và chiếm ƣu thế về chi phí.

c. Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay tiêu dùng

Chất lƣợng và tính đa dạng của các hình thức CVTD có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động CVTD của các NHTM. Rõ ràng rằng, một ngân hàng sẽ ít

có khả năng có đƣợc một sự phát triển lớn mạnh, một quy mô hoạt động lớn trong lĩnh vực CVTD nếu những sản phẩm CVTD mà nó cung cấp cho khách hàng lại quá đơn điệu, thêm vào đó là chất lƣợng không cao, đáp ứng chƣa tốt nhu cầu khách hàng.

Đây thực sự là một điều nguy hiểm vì trong điều kiện hiện nay tính chất cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, đặc biệt là về mặt chất lƣợng và sự đa dạng của sản phẩm. Các ngân hàng luôn phải không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhằm củng cố và mở rộng thị phần, duy trì khả năng cạnh tranh. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đƣợc điều đó thì vô hình chung ngân hàng đã tự gạch tên mình ra khỏi danh sách những nhà cung cấp sản phẩm CVTD trên thị trƣờng.

d. Chất lượng cán bộ, năng lực quản trị tín dụng của ngân hàng

Sự phát triển của các NHTM luôn gắn liền với đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Họ luôn là nhân tố quan trọng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng và có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng đa dạng, phức tạp, nhất là đối với hoạt động tín dụng, do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng phải có trình độ năng lực thật sự, phải thuần thục về nghiệp vụ, phải khéo léo về ứng xử. Năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng bao gồm những kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn, quan điểm thái độ, nhận thức và hành động của họ. Nhân viên ngân hàng phải có kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ tìm hiểu phân tích tài chính, phân tích thị trƣờng, phân tích công nghệ, phán đoán và dự báo, kiến thức về kinh tế, kế toán, tài chính và về pháp luật. Đối với CBTD, năng lực còn đƣợc thể hiện qua việc tƣ vấn cho khách hàng có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm để đồng vốn vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

còn phải có nhân cách đạo đức mới tạo ra sự phát triển nhanh chóng và bền vững của ngân hàng. Nếu CBTD có đạo đức, làm việc hết sức nhiệt tình, luôn tìm cách để khách hàng có nhu cầu vốn đƣợc vay vốn và sử dụng đồng vốn đó hiệu quả thì hiệu quả của hoạt động tín dụng rất cao. Nếu CBTD có phẩm chất đạo đức kém, thông đồng với khách hàng để có đƣợc lợi ích cá nhân, do đó thực hiện những món vay sai mục đích, kém chất lƣợng, không đem lại hiệu quả cho ngƣời vay và còn gây ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, từ đó gây mất lòng tin của khách hàng với ngân hàng. Vì vậy, việc quan tâm đến đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng là nhằm chuẩn bị cho tƣơng lai khi mà sản phẩm ngân hàng mà nhất là hoạt động tín dụng ngày càng đòi hỏi đa dạng và phong phú hơn.

1.4. PHÂN TÍCH CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.4.1. Mục đích phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

Phân tích hoạt động CVTD giúp ngân hàng đánh giá đƣợc thực trạng CVTD tại ngân hàng, xem xét kết quả thực hiện so với mục tiêu đã đề ra, từ đóthấy đƣợcnhững mặt tích cực và hạn chế của hoạt động này. Dựa trên các kết quả phân tích ngân hàng mới có thể đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp đề hoàn thiện chính sách tín dụng của Chi nhánh mình.

Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ thông qua các chỉ tiêu trên các báo cáo kế toán, thống kê mà ngân hàng còn đi sâu xem xét, phân tích các nhân tố bên trong, bên ngoài ngân hàng, phối hợp nhiều lĩnh vực. Từ đó mới có thể rút ra đƣợc những đánh giá, kết luận chính xác, hợp lý giúp cho ngân hàng phát hiện sai sót hay khai thác những cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực cho vay.

1.4.2. Nội dung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùngcủa NHTM

bao gồm:

a. Phân tích bối cảnh môi trường bên ngoài và đặc điểm cơ bản của Ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của

NH. Những yếu tố môi trƣờng bên ngoài bao gồm những yếu tố của môi

trƣờng vĩ mô và môi trƣờng cạnh tranh. Những đặc điểm bên trong chủ yếu bao gồm: các nguồn lực; chiến lƣợc; mạng lƣới...

b. Phân tích về công tác tổ chức thực hiện quá trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

c. Phân tích về các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng, bao gồm phân tích về các hoạt động chủ yếu sau:

- Hoạt động phát triển khách hàng, gia tăng dƣ nợ

- Hoạt động thực thi các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu về thị phần

- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng - Hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ

d. Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùngcủa Agribank Chi nhánh Nam Phước Quảng Nam

Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tập trung vào các nội dung sau:

- Phân tích về tăng trƣởng quy mô cho vay tiêu dùng thể hiện qua: + Dƣ nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh

+ Số lƣợng khách hàng vay vốn

+ Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng

- Phân tích về thị phần cho vay tiêu dùng của NH trên thị trƣờng mục tiêu

phân tích qua các tiêu thức sau: - Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn - Cơ cấu cho vay theo sản phẩm

- Cơ cấu cho vay theo hình thức bảo đảm tiền vay - Cơ cấu cho vay theo quy mô

- Cơ cấu cho vay theo địa bàn - Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ

e. Phân tích về tăng trưởng thu nhập cho vay tiêu dùng

Trong điều kiện hạch toán hiện nay của NHTM chƣa thể thực hiện tính toán chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của riêng hoạt động cho vay tiêu dùng nên có thể sử dụng chỉ tiêu thu nhập cho vay tiêu dùng để đánh giá một cách gián tiếp hiệu quả cho vay tiêu dùng.

f. Phân tích chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng

Tiêu chí về chất lƣợng cung ứng dịch vụ thể hiện trƣớc hết qua sự hài lòng của khách hàng trong quá trình NH cung ứng dịch vụ cho vay. Tiêu chí này có thể đƣợc đánh giá qua 2 phƣơng thức:

- Đánh giá trong: là đánh giá nội bộ của Ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng

- Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng thông qua khảo sát ý kiến.

g. Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Phân tích kết quả kiểm soát rùi ro tín dụng đƣợc tiến hành bằng cách phân tích sự biến động của các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ dƣ nợ cho vay tiêu dùng từ nhóm 2 đến nhóm 5 + Cơ cấu nhóm nợ của tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng + Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng

+ Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay tiêu dùng

1.4.3. Phƣơng pháp phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng

Phƣơng pháp phân tích chủ yếu đƣợc sử dụng đối với nội dung phân tích kết quả cho vay tiêu dùng là tính toán các chỉ tiêu, so sánh với mục tiêu đặt ra hoặc so sánh theo thời gian để chỉ ra xu hƣớng, mức độ hoàn thành, phát hiện các vấn đề tồn tại, bất cập.

Đối với các nội dung phân tích còn lại, phƣơng pháp chủ yếu là vận dụng các tài liệu thứ cấp, kết hợp các phƣơng pháp suy luận logic, lịch sử, so sánh, đối chiếu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả trình bày tổng quan cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng về khách hàng và mục đích vay; về nhu cầu vay, quy mô và số lƣợng khoản vay; chi phí, rủi ro và lãi suất trong cho vay tiêu dùng. Trong chƣơng 1 cũng đã trình bày các hình thức cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng, với khách hàng và với nền kinh tế.

Ngoài ra trong chƣơng 1 tác giả còn trình bày toàn bộ nội dung về phân tích cho vay tiêu dùng tại NHTM. Sự trình bày này là cơ sở lý luận để đi sâu vào phân tích thực trạng, kết quả cho vay tiêu dùng sẽ đƣợc trình bày tại chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH NAM PHƢỚC QUẢNG NAM 2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH NAM PHƢỚC QUẢNG NAM

2.1.1. Vài nét về Agribank

Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank là Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là NH lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng.

Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Nam Phƣớc Quảng Nam

- Đƣợc thành lập từ tháng 10/2001 theo QĐ số 345/QĐ/TCCB, ngày 20/09/2001 của Giám đốc Agribank tỉnh Quảng Nam trên cơ sở chi nhánh cấp 3 Nam Phƣớc.

- Số lƣợng cán bộ nhân viên đến tháng 12/2016 là: 15 ngƣời

- Trụ sở giao dịch tại thị trấn Nam Phƣớc, huyện Duy uyên, tỉnh Quảng Nam.

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Chi nhánh Nam Phƣớc Quảng Nam

Cơ cấu tổ chức hiện nay của Agribank Nam Phƣớc gồm các phòng ban đƣợc chuyên môn hóa hoạt động theo những chức năng, nhiệm vụ riêng.

- Ban giám đốc: gồm có một Giám đốc chi nhánh và một Phó giám đốc. Giám đốc chi nhánh là ngƣời đứng đầu, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Phó giám đốc đƣợc Giám đốc ủy quyền để thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.

- Phòng Kế toán – ngân quỹ: gồm 1 trƣởng phòng, 4 nhân viên kế toán và 3 nhân viên ngân quỹ. Phục vụ khách hàng là cá nhân, tổ chức (cƣ trú và không cƣ trú) có quan hệ giao dịch với Chi nhánh theo đúng quy định, quy chế về hạch toán, kế toán thanh toán và quy trình nghiệp vụ của Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc và của Agribank Việt Nam. Thực hiện công việc thống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam phước quảng nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)