Ngân sách thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh đăk lăk (Trang 91 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5.Ngân sách thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Việc xác định nguồn ngân sách tài chính của Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh dịch vụ Ngân hàng điện tử. Vì vậy, Ngân hàng phải có tài chính mạnh và lâu dài để đảm bảo triển khai dịch vụ trong tương lai.

Vượt qua những khó khăn, biến động phức tạp của kinh tế trong và ngoài nước, SCB Đắk Lắk đã tích cực thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và đạt được kết quả nhất định.

Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng phục vụ, hướng hoạt động kinh doanh nhằm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách khách hàng linh hoạt, điều chỉnh kịp thời phù hợp tình hình chung trên địa bàn. Duy trì chọn lọc với khách hàng cổ ph n hóa có tình hình tài chính ổn định có định hướng phát triển.

Về nguồn vốn: Ngân hàng huy động vốn tiền gửi dân cư bên cạnh đó còn huy động vốn từ các định chế tài chính, giải quyết được khó khăn về vốn, so với kế hoạch chưa đạt, về cơ bản Chi nhánh tự cân đối được vốn và sử dụng vốn.

Đến 31/12/2014, số dư nguồn vốn huy động đạt trên 1295.78 tỷ, đảm bảo cân đối được nguồn vốn và sử dụng vốn. Ngay từ đ u năm, SCB Đắk Lắk đã liên tục đưa ra các đợt phát hành tiết kiệm, kỳ phiếu, chính sách linh hoạt, tăng cường chăm sóc khách hàng, tuyên truyền quảng cáo nên lượng tiền gửi dân cư tăng trưởng ổn định. Chi nhánh SCB Đắk Lắk là một trong các Chi nhánh có nguồn vốn tăng trưởng ổn định.

Dư nợ cho vay và đ u tư đến 31/12/2014 đạt 1475.84 tỷ, tăng 45% so với năm 2013. Lĩnh vực cho vay được chú trọng là thu mua chế biến nông sản xuất khẩu, cao su, các mặt hàng chiến lược cho nền kinh tế, các nhà máy thủy điện...

khối lượng thanh toán cũng như lượng khách hàng giao dịch đều tăng, góp ph n tăng doanh số thanh toán năm 2014 đạt trên 293 triệu đồng với hơn 3.5 triệu giao dịch thành công.

Hoạt động kiều hối đạt kết quả tốt với lượng tiền kiều hối chuyển qua ngân hàng ngày càng tăng. Doanh số chi trả kiều hối trong năm 2014 đạt 360 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp tục phát triển hệ thống kết nối thanh toán trực tuyến với các Ngân hàng khác nhằm thu hút các ngân hàng mở tài khoản và chuyển giao các dịch vụ chuyển tiền kiều hối và thanh toán qua các ngân hàng nước ngoài.

Trong năm 2014, dịch vụ thẻ có bước phát triển khá mạnh, phát hành hơn 12.000 thẻ, nâng tổng số thẻ lên 1,6 triệu thẻ, thu hút được trên 445 triệu đồng tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ. Đến nay chủ thẻ ATM có thể giao dịch được tại các máy ATM của ngân hàng.

Mục tiêu trong 5 năm tới, SCB Đắk Lắk sẽ tăng tổng nguồn vốn bình quân 15%/ năm. Lợi nhuận đạt từ 65.000 triệu đồng đến 100.000 triệu đồng. Điều này sẽ góp ph n rất lớn trong việc triển khai các dịch vụ mới trong tương lai, nhất là dịch vụ ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh đăk lăk (Trang 91 - 92)