6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
3.3.4. Giải pháp về xúc tiến,truyền thông
Với đặc thù văn hóa tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận các dịch vụ Tài chính – Ngân hàng là rất quan trọng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Đắk Lắk c n làm cho khách hàng hiểu được dịch vụ Ngân hàng điện tử là gì, nó mang đến cho họ những tiện ích gì hơn hẳn so với dịch vụ truyền thống mà lâu nay họ vẫn sử dụng. Ngoài ra, Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động sau:
a. Quảng cáo
- Tăng cường hình thức quảng cáo ngoài trời như băng rôn, hộp đèn ở những tuyến đường lớn hay trạm xe buýt, ở các trường đại học…
- Nên áp dụng hình thức quảng cáo trên các chương trình quảng cáo xen giữa các phim. Vì đây là hình thức nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt phải chú trọng đến nội dung quảng cáo làm sao truyền tải thông tin đến với khách hàng.
- Nên có mục quảng cáo về các sản phẩm tiết kiệm mới ở mặt sau biên lai rút tiền ATM.
- C n có một bộ phận chuyên về chăm sóc khách hàng vip như gửi thông báo về các chương trình khuyến mãi về thẻ, tiết kiệm…
- Tiến hành khảo sát khách hàng và khảo sát nội bộ trong chi nhánh SCB Đắk Lắk để định vị thương hiệu hiện tại trên thị trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển thương hiệu sau này và giúp cho chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng.
- C n lập nguồn ngân sách dự trù cho các chương trình quảng cáo các sản phẩm mới trong năm.
b. Giao tiếp
Ngày nay, các ngân hàng cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng thì cạnh tranh bằng cách tạo sự thân thiết, chiếm lòng tin cậy của khách hàng là hình thức cạnh tranh hiệu quả và bền vững mà SCB Đắk Lắk c n hướng tới.
- Chú trọng nâng cao và đào tạo kỹ năng bán hàng của nhân viên không chỉ nhằm mục đích thu n túy là kiếm lợi nhuận mà còn là bước hoàn thiện căn bản và c n thiết của mỗi cá nhân để tạo dựng mối liên hệ gắn bó, có chiều sâu và lâu bền giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng, hình thành và tạo dựng nét văn hóa bán hàng chuyên nghiệp.
hài lòng khách hàng.
- Nên tổ chức các khóa học về kỹ năng giao tiếp cho nhân viên mới, hay các cuộc thi như “Giao dịch viên tiêu biểu”, “Nụ cười SCB”,…
c. Khuyến mãi
Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, phí dịch vụ, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cũng quan tâm đến các yếu tố vật chất khác đi kèm thông qua các chương trình khuyến mãi.
- Nên thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, đặc biệt là dịp cuối năm, chủ yếu là khách hàng có quy mô lớn, có quan hệ lâu dài với SCB Đắk Lắk để SCB phục vụ tốt hơn và đưa ra cam kết tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
- Triển khai mãnh mẽ chương trình tích điểm đối với tất cả khách hàng khi đến giao dịch, ưu tiên phục vụ những người lớn tuổi.
- Các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng phải đồng nhất với Hội sở, quà tặng khuyến mãi phải đa dạng.
- Tổ chức chương trình khuyến mãi vào ngày kỷ niệm thành lập chi nhánh.
d. Hoạt động PR
- Trong một xã hội phát triển nơi mà các mối quan hệ và truyền thông có ảnh hưởng quyết định thành bại của một thương vụ giao dịch hay nói rộng hơn là sự phát triển của một ngân hàng thì PR đang d n trở thành vũ khí kinh doanh đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, hoạt động PR ở chi nhánh tiếp tục được đẩy mạnh.
- SCB Đắk Lắk nên tham gia các hoạt động: “xây nhà tình thương”, “Tặng quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng” và một số hoạt động cộng đồng khác.
- Tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại: Hoạt động của các hiệp hội ngành, các diễn đàn, gặp gỡ các nhà đ u tư.
- Ủng hộ và chủ động tham gia công tác an sinh xã hội, xây dựng hình ảnh SCB Đắk Lắk gắn liền giữa hoạt động về tài chính – ngân hàng mạnh và là một doanh nghiệp luôn quan tâm đến lợi ích cộng đồng.
- SCB Đắk Lắk nên tài trợ các chương trình có ý nghĩa trên kênh truyền hình Đắk Lắk như “ Nhà nông đua tài”, “Tìm hiểu an toàn giao thông”, “Hội thi người cao tuổi”, “ Festival cà phê”…