Thực trạng phát triển các nguồn lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng phát triển các nguồn lực trong doanh nghiệp

a Thực trạng về vốn

Bảng 2.10. Số lƣợng doanh nghiệp tr n địa àn thành phố Bu n Ma Thuột phân theo qu m về vốn ĐKKD tính đến 31/12/2014

Phân loại Số lƣợng DN Tỷ lệ ĐVT DN % Dƣới 1 tỷ 851 34,73 Từ 1 tỷ đến dƣới 5 tỷ 1.180 48,16 Từ 5 tỷ đến dƣới 10 tỷ 269 10,98 Từ 10 tỷ đến dƣới 50 tỷ 124 5,06 Từ 50 tỷ đến dƣới 200 tỷ 21 0,86 Từ 200 tỷ trở l n 5 0,2 Tổng 2.450 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk

Qua bảng 2.10 ta thấy số DN có vốn đăng k kinh doanh từ 1 t đến 5 t chiếm số lượng lớn nhất là 1.180 doanh nghiệp, chiếm 48,16%; thứ hai là

47

DN có quy mô dưới 1 t đồng có 851 doanh nghiệp, chiếm 34,73%, thứ ba là DN có quy mô từ 5 t đến 10 t là 269 doanh nghiệp, chiếm 10,98%. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột chủ yếu là các DNNVV.

Quy mô về vốn ĐKKD của DN khi thành lập chỉ phản ánh được mức đầu tư của người góp vốn thành lập DN, người ta thường sử dụng tiêu chí này để xác định quy mô DN. Để phản ánh chính xác hơn về nguồn lực tài chính của DN, có thể sử dụng tiêu chí vốn SXKD hàng năm của DN.

Bảng 2.11. Vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp phân theo loại hình và ngành kinh tế

ĐVT: T đồng Chỉ ti u Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TỔNG SỐ 23.836 21.759 20.130 26.149 25.438

1. Phân theo loại hình doanh nghiệp - DN Nhà nước 3.737 4.311 3.053 4.113 3.927 - DN ngoài Nhà nước 18.435 15.637 15.101 20.202 18.895 + Tập thể 171 264 202 399 266 + Công ty TNHH 17.884 8.603 7.704 11.109 10.502 + Công ty cổ phần 4.138 8.990 9.052 10.601 10.195 + DNTN 875 1.168 1.034 1.534 1.091 - DN có vốn đầu tư nước ngoài 104 152 219 171 894 2. Phân theo ngành kinh tế

48

Công nghiệp và xây dựng

6.265 9.341 8.046 9.667 10.924

Thương mại và dịch vụ

14.768 9.251 8.827 10.570 9.929

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.316 2.224 2.158 3.508 4.038

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014

Qua bảng số liệu 2.11, ta thấy nguồn vốn SXKD của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2014 có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012, tuy nhiên đến năm 2013, 2014 đã tăng trở lại. Nguồn vốn SXKD năm 2013, 2014 tăng chứng tỏ nhiều doanh nghiệp đã vượt qua được giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, mở rộng được hoạt động kinh doanh của mình.

Xét theo loại hình DN, ta thấy: Số lượng DN thuộc loại hình Công ty TNHH trên địa bàn nhiều nhất nên nguồn vốn SXKD của Công ty TNHH là lớn nhất; Nguồn vốn SXKD của Công ty cổ phần lớn thứ hai và có xu hướng tăng r rệt qua các năm, năm 2010 chỉ có 4.138 t đồng, đến năm 2014 đã tăng lên 10.195 t đồng; Nguồn vốn SXKD lớn thứ ba là DNNN, mặc dù số lượng DNNN trên địa bàn không nhiều nhưng mức độ đầu tư của Nhà nước rất lớn (trung bình 145,4 t đồng cho một DN ; Giống với loại hình DNNN, mức độ đầu tư vốn SXKD hàng năm của DN có vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, năm 2014, mức độ đầu tư trung bình của một DN lên tới 178,8 t đồng; Còn lại DNTN và Tập thể do tính chất hoạt động nên mức độ đầu tư về vốn là rất thấp.

Xét theo ngành kinh tế, ta thấy mức độ đầu tư vốn SXKD của các DN thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ rất lớn; vốn đầu tư cho hoạt động SXKD của các DN ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là rất thấp.

49

Trên thực tế, có một vấn đề đang diễn ra là một số doanh nghiệp không phản ánh đúng thực chất vốn, tài sản; có nhiều trường hợp kê khai khống vốn để đủ điều kiện đăng k thành lập doanh nghiệp. Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Trong những năm qua một mặt do chính sách thắt chặt lãi suất cho vay của Nhà nước, mặt khác khách hàng thanh toán chậm nhất nên nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, thậm chí có một số doanh nghiệp do thiếu vốn buộc phải tạm ngừng hoạt động, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng. Thiếu vốn đang là cản trở lớn và bài toán khó đối với các doanh nghiệp hiện nay. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang rất khó khăn do nhiều nguyên nhân như quy mô sản xuất nhỏ, thiếu tài sản thế chấp,..Chính vì vậy mà nhiều DN phải đi vay vốn ở „tín dụng đen” chịu với mức lãi suất rất cao, có thể gấp 2-3 lần so với lãi suất ngân hàng.

b Thực trạng về lao động

Bảng 2.12. Số lƣợng lao động làm việc trong các doanh nghiệp tr n địa bàn Tp. Bu n Ma Thuột phân theo loại hình và ngành kinh tế

ĐVT: lao động Chỉ ti u Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TỔNG SỐ 49.576 50.058 50.222 50.671 51.020

1. Phân theo loại hình doanh nghiệp - DN Nhà nước 12.257 12.371 12.402 12.428 12.442 - DN ngoài Nhà nước 37.135 37.434 37.567 37.986 38.305 + Tập thể 985 1.098 1.053 1.044 957 + Công ty TNHH 24.845 24.830 24.983 25.282 25.658 + Công ty cổ phần 7.985 8.267 8.263 8.327 8.718

50 + DNTN 3.320 3.239 3.268 3.333 2.972 - DN có vốn đầu tư nước ngoài 184 253 253 257 273 2. Phân theo ngành kinh tế

Công nghiệp và xây

dựng 24.665 24.354 24.254 24.173 23.629 Thương mại và dịch

vụ 18.169 19.301 19.553 19.968 21.795 Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 6.742 6.403 6.415 6.530 5.596 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014

Hàng năm các doanh nghiệp đã tạo việc làm khá ổn định cho một lượng lao động trên địa bàn. Số lượng lao động trong các DN tăng t lệ thuận với việc số lượng DN trên địa bàn tăng. Cụ thể, năm 2010 số lượng lao động làm việc trong các DN là 49.576 người thì đến năm 2014 đã tăng lên 51.020 người. Bình quân mỗi năm các doanh nghiệp đã tạo việc làm mới cho hơn 300 lao động, vấn đề việc làm trên địa bàn thành phố đã được giải quyết một phần. Trong đó, lực lượng lao động đông nhất chủ yếu ở Công ty TNHH là 25.658 lao động, thứ hai là DNNN với 12.442 lao động, thứ ba là Công ty CP với 8.718 lao động. Chủ yếu lao động trên địa bàn tập trung vào các ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ, lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng số lao động làm việc trong các DN trên địa bàn thành phố.

51

Bảng 2.13. Số lao động ình quân tr n một doanh nghiệp phân theo loại hình

ĐVT: lao động

Loại hình doanh nghiệp

Năm Năm Năm Năm Năm

2010 2011 2012 2013 2014 TỔNG SỐ 31,42 30,43 31,87 31,69 31,65 DN Nhà nƣớc 331,27 334,35 442,93 443,86 460,81 DN ngoài Nhà nƣớc 24,14 23,34 24,33 24,24 24,24 - Tập thể 26,62 29,68 32,91 32,63 29,91 - Công ty TNHH 23,20 22,21 23,07 22,96 23,24 - Công ty cổ phần 58,71 50,41 50,69 49,57 54,15 - DNTN 11,29 11,36 12,29 12,53 10,50 DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 61,33 63,25 63,25 64,25 54,60

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014

Qua bảng 2.13 ta thấy, quy mô lao động của các doanh nghiệp còn nhỏ, trong giai đoạn 2010 – 2014 không có nhiều biến động. Số lượng lao động bình quân 01 doanh nghiệp năm 2010 là 31,42 người 1DN, năm 2014 là 31,65 người 1DN. Các doanh nghiệp thuộc loại hình DNTN bình quân chỉ khoảng 10 lao động, thậm chí có doanh nghiệp chỉ có 3 - 5 lao động. Phần lớn lao động tập trung vào khu vực DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Qua bảng 2.13 ta có thể thấy, số lượng lao động bình quân trong một DNNN lên tới 460 người 1DN, DN có vốn đầu tư nước ngoài là 54 lao động 1DN, trong khi số lượng lao động bình quân 1DN trên địa bàn thành phố chỉ có 31 người 1DN.

Theo đánh giá của các DN thì hiện nay trình độ của người lao động ở các DN còn thấp, chủ yếu mới là lao động phổ thông, trình độ người lao động

52

qua đào tạo mới chiếm t lệ còn thấp, trong khi chất lượng người lao động qua đào tạo chưa cao, chưa có tác phong công nghiệp, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Tất cả những điều đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin thị trường, tiếp cận đổi mới khoa h c công nghệ, xử l kinh doanh của các doanh nghiệp.

Về trình độ của chủ doanh nghiệp: Cùng với sự ra đời của doanh nghiệp là vai trò của các doanh nhân. Qua kết quả điều tra, khảo sát của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk thì có tới 45% số doanh nghiệp được khảo sát chủ doanh nghiệp dưới độ tuổi 35, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp khu vực tư nhân, có quy mô nhỏ. Chủ doanh nghiệp có độ tuổi từ 46 trở lên chiếm 15% chủ yếu n m trong các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Qua đây ta thấy chủ doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nhân trẻ, mà lực lượng trẻ thì có sự nhanh nhạy, sự mạnh dạn trong kinh doanh. Đây chính là một lợi thế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên xét về trình độ đào tạo thì nhìn chung chưa cao, chưa đồng đều.

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp qua đào tạo

Qua biểu đồ 2.5 ta thấy chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo chiếm 32% doanh nghiệp được điều tra, còn qua đào tạo chiếm 68% trong đó chỉ có 2% chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại h c, 15% có trình độ đại h c, cao đẳng

53

23%, trung cấp 28%. Từ số liệu ta thấy trình độ giữa các chủ doanh nghiệp là không đồng đều. Những người đã qua đào tạo có trình độ đại h c, cao đẳng là những người trẻ tuổi có lòng nhiệt huyết nhưng còn thiếu kinh nghiệm. Chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo chủ yếu là do các doanh nghiệp này phát triển từ các hộ kinh doanh cá thể, làm ăn có hiệu quả, có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên xét về tổng thể, một điểm yếu chung của các doanh nhân của thành phố là trình độ quản trị kinh doanh. Phần lớn các nhà doanh nhân chưa qua các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh. Việc điều hành doanh nghiệp của nhiều doanh nhân chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh.

c Thực trạng về mặt bằng s n uất kinh doanh

Mặt b ng SXKD là nguồn lực vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có mặt b ng rộng, đặt tại vị trí thuận lợi, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại…sẽ thuận lợi cho kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng đất gia đình có sẵn để làm mặt b ng kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất như văn phòng làm việc.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn quy định của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương về mặt b ng sản xuất. Theo quy hoạch của UBND tỉnh, các DN có hoạt động sản xuất, chế biến phải thuê đất và xây dựng nhà xưởng trong Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp, không được xây dựng nhà xưởng để sản xuất, chế biến trong khu vực dân cư.

Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 1 khu công nghiệp và 1 cụm công nghiệp đã hoàn thiện hạ tầng để đưa vào kinh doanh. Trong đó khu công nghiệp Hòa Phú n m trên địa bàn xã Hòa Phú, diện tích 181,7 ha, t lệ lấp đầy

54

đạt 74,69%. Cụm công nghiệp Tân An 1&2 có diện tích 104,75 ha, t lệ lấp đầy đạt 87%. Tuy nhiên, do chưa đáp ứng được thủ tục thuê đất trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp nên vẫn còn rất nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến chưa xây dựng được nhà xưởng để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.14. Các khu CN, cụm CN tr n địa àn tỉnh

Quy mô (ha)

T lệ lấp đầy (%) Khu công nghiệp Hòa Phú 181,7 ha 74,69% Cụm công nghiệp Tân An 1&2 104,75 ha 87%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk

d Thực trạng về công nghệ

Công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay các DN đang sử dụng công nghệ lạc hậu, t lệ sản phẩm hư hỏng cao, lao động thủ công chiếm đa số nên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng chưa cao, khó tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Theo kết quả rà soát cho Chương trình hỗ trợ DN của Sở Khoa h c và Công nghệ thì 75% các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng máy móc cũ, lạc hậu, mang tính chắp vá không đồng bộ, tính tự động hóa trong dây truyền thấp, công nghệ sản xuất đã lạc hậu nên khó có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà trong thời gian qua trên địa bàn thành phố có rất ít các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm để xuất khẩu, chủ yếu là bán cho các doanh nghiệp lớn ở các tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, ngoài một số hạn chế nhìn thấy được, cũng phải đánh giá r ng một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã nổi lên như đơn vị tiên phong trong việc đổi mới công nghệ để sản xuất hàng hóa để xuất khẩu

55

như: Công ty CP Trung Nguyên đã đầu tư máy móc công nghệ hiện đại, đi đầu trong lĩnh vực chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan, trở thành thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới; Ngoài ra còn có Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Xuất nhập khẩu Đăng Phong hoạt động trong lĩnh vực chế biến máy bơm nước đã ứng dụng khoa h c công nghệ để phát minh ra sản phẩm “Bơm chìm” dùng trong nông nghiệp, hiện sản phẩm này đã được sử dụng phổ biến trong nước và bước đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

2.2.3. Thực trạng về các mối li n kết của các doanh nghiệp

Để các doanh nghiệp phát triển thì môi trường liên kết giữa các doanh nghiệp là vô cùng quan tr ng. Với thực trạng nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần có sự liên kết với nhau. Liên kết giữa các doanh nghiệp là quan hệ bình đẳng dựa trên nguyên tắc tự nguyện nh m khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp thì không thể thiếu được vai trò của hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sẽ chỉ có sức mạnh khi liên kết với nhau để giảm chi phí, duy trì hoạt động ngành nghề, tạo nên sức mạnh thương trường.

Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã có 2.450 doanh nghiệp đăng k thành lập, trong đó chiếm t tr ng lớn vẫn là doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, xây dựng và công nghiệp. Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột chưa thành lập Hiệp hội để liên kết giữa các doanh nghiệp. Các DN trên địa bàn thành phố chỉ có thể tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, số lượng DN tham gia Hiệp hội vẫn chưa nhiều, chỉ chiếm 6,33% tổng số DN trên địa bàn.

56

Bảng 2.15. Số DN tham gia Hiệp hội doanh nghiệp năm 2014

ĐVT: doanh nghiệp

Nội dung

Số lƣợng doanh

nghiệp DN Tỷ lệ %

Tổng Số DN trên địa bàn 2.450 100 Số DN tham gia hiệp hội 155 6,33

Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)