6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Một số giải pháp khác
a oàn thiện c c chính s ch ph t triển doanh nghiệp
Nh m tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố từ nay đến năm 2020. Các cơ chế chính sách liên quan đến doanh nghiệp cần phát huy theo hướng thông thoáng, hấp dẫn, nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, dễ kiểm soát. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nh m tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh
91
nghiệp. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ vận dụng luật pháp của các cấp chính quyền, thể chế hóa các quy định có giá trị pháp l và có văn bản hướng dẫn thực hiện để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.
Các văn bản hướng dẫn dưới luật cần triển khai một cách nhanh chóng để hướng dẫn kịp thời, nhất là các văn bản triển khai của địa phương, các ban, ngành.
Thiết lập một mặt b ng pháp l chung cho tất cả các khu vực kinh tế nh m tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng. Đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với nguồn lực của địa phương.
b. Xâ dựng chương trình hỗ tr và khu n khích c c doanh nghiệp khu vực KTTN ứng dụng công nghệ thông tin
Đồng thời với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin CNTT trong các cơ quan nhà nước mà địa phương đang thực hiện, cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công CNTT. Có như vậy mới giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các tiến bộ khoa h c - công nghệ, nâng cao hiệu quả các chính sách của chính quyền đối với doanh nghiệp.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT có các nội dung cơ bản: hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong quản l doanh nghiệp; đào tạo k năng ứng dụng CNTT trong quản l doanh nghiệp và thương mại điện tử k năng khai thác và sử dụng thông tin ; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website quảng bá sản phẩm và thực hiện thương mại điện tử; xây dựng mô hình và giải pháp ứng dụng CNTT trong việc quản l doanh nghiệp.
92
c. Nâng cao công t c qu n ý thu đối với doanh nghiệp
Thứ nhất cần hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kê khai thuế qua mạng theo quy định của Luật quản l thuế để giảm chi phí thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Thứ hai phát triển dịch vụ tư vấn thuế để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Các dịch vụ tư vấn thuế bao gồm kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế là những dịch vụ quan tr ng hàng đầu trong các loại hình dịch vụ phát triển kinh doanh hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Theo Luật Quản l thuế có hiệu lực thi hành ngày 01 7 2007, yêu cầu doanh nghiệp phải chủ động trong tất cả các khâu kê khai, tính thuế, nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan thuế quản l theo chức năng ở từng khâu, không theo d i đối tượng và chỉ kiểm tra theo đánh giá rủi ro, theo những tiêu thức phân tích từ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu tự kê khai, tính thuế, nộp thuế giảm thiểu rủi ro do bị xử l vi phạm, đồng thời trong xu thế chuyên môn hoá để hạ thấp chi phí thì các doanh nghiệp cần phải tìm đến dịch vụ tư vấn thuế để giải quyết những yêu cầu của doanh nghiệp.
93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích đặc điểm, lợi thế, vai trò của các DN, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, tổng kết những thành tựu mà các DN trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được trong những năm vừa qua. Phân tích những nội dung chủ yếu, đưa ra hàng loạt số liệu thuyết phục để đánh giá thực trạng và định hướng kế hoạch trong thời gian tới, chúng ta thấy r ng phát triển DN có nghĩa chiến lược vô cùng quan tr ng và mang tính lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Việc thúc đẩy sự phát triển của các DN trên địa bàn sẽ góp phần cơ bản vào sự nghiệp CNH-HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế địa phương tự chủ, không ngừng tăng trưởng, phát huy lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đi lên làm giàu, có cuộc sống văn minh và hạnh phúc.
Mặt khác, chúng ta cũng đã đánh giá được những khó khăn, thách thức, tồn tại trong quá trình phấn đấu trưởng thành của các DN của thành phố Buôn Ma Thuột. Từ đó đưa ra những giải pháp nh m thúc đẩy các DN tiếp tục phát triển mạnh và vững chắc.
Về cơ bản thành phố Buôn Ma Thuột có khá nhiều điều kiện, tiềm năng và ưu thế mà DN cần khai thác, phát huy, nắm bắt cơ hội. Trong đó có những lợi thế quan tr ng như vị trí địa l đặc thù, tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù sáng tạo, chịu thương chịu khó.Tuy nhiên, những thử thách cam go đặt ra cũng không hề nhỏ, đó là trình độ của lực lượng sản xuất còn lạc hậu, quan hệ sản xuất chưa tiên tiến, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, là địa phương tập trung nhiều
94
đồng bào dân tộc thiểu số, lại n m trong xu hướng cạnh tranh gay gắt, hội nhập sâu rộng. Đòi hỏi chính quyền, bản thân các DN và người dân cần phải quan tâm đúng mức, chung tay góp sức dựng xây mới tạo được thế và lực để đi đến thành công.
Trong thời gian qua, lãnh đạo chính quyền các ngành, các cấp đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho các DN trong hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức. Nhưng để các DN phát huy được nội lực, vững bước đi lên, góp phần xứng đáng vào công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương, thì cần tích cực hơn nữa, áp dụng nhiều giải pháp thật sự hữu hiệu, liên tục đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm và tăng cường h c tập các điển hình tiên tiến, cách làm hay ở trong nước cũng như quốc tế, phấn đấu trong thời gian ngắn có được vị thế xứng tầm và đóng góp to lớn cho kinh tế - xã hội.
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Đối với chính qu ền địa phƣơng
Để thực hiện các giải pháp về phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển, chính quyền tỉnh cần thực hiện các kiến nghị sau:
- Nâng cao tính năng động và linh hoạt của lãnh đạo chính quyền các cấp trong việc đề ra các chính sách đối với doanh nghiệp. Coi doanh nghiệp và doanh nhân là lực lượng tiên phong, chủ lực của nền kinh tế địa phương, có vai trò quan tr ng trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để từ đó thay đổi nhận thức, ứng xử đối với doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của thành phố cũng như của tỉnh. Trên thực tế, có nhiều chủ trương đúng đắn về phát triển doanh nghiệp của được ban hành, tuy nhiên hiệu quả của chính sách đó mang lại còn hạn chế, nguyên nhân lớn xuất phát từ việc cán bộ công chức là những người
95
thừa hành các chủ trương, chính sách của chính quyền. Một số kiến nghị được đưa ra là: khuyến khích tuyển dụng công chức là những người giỏi, có tài vào bộ máy quản l nhà nước ở các cấp; có cơ chế sử dụng đội ngũ cán bộ công chức hợp l , nhất là đối với công chức ưu tú, và bộ phận công chức làm việc ở các bộ phận một cửa có liên quan trực tiếp đến việc phục vụ doanh nghiệp; xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá công việc của cán bộ công chức, là cơ sở để đánh giá và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cho phù hợp với yêu cầu công việc.
- Thường xuyên tiến hành phân tích những tiềm năng, thế mạnh cũng như những hạn chế vướng mắc đối với sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn nh m xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới thành lập, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn.
- Xây dựng một chương trình hành động cụ thể phát triển doanh nh m phát huy nội lực của doanh nghiệp đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
- Có các chương trình xúc tiến đầu tư hợp l nh m thu hút nguồn lực bên ngoài đầu tư vào địa phương. Tuy nhiên không nên quá ưu đãi các doanh nghiệp ngoài tỉnh vào đầu tư, nhất là các doanh nghiệp lớn, điều này có thể tạo ra một môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng cho sự phát triển chung của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Đối với các doanh nghiệp
Để thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp thì không chỉ cần đến những nỗ lực của Nhà nước mà còn phải có sự hợp tác và cố gắng nhất định từ phía bản thân các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cà nhà nước và tư nhân cần phải:
96
- Tích cực tham gia đóng góp vào việc xây dựng các chính sách của địa phương. Ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp sẽ giúp chính quyền có những chính sách phù hợp với thực tiễn hơn nh m làm cho các chính sách đó ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghiêm các chính sách của Trung ương nói chung và các chính sách của tỉnh, của thành phố nói riêng.
- Các doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao năng lực quản l cũng như có kế hoạch kinh doanh thích hợp để khai thác tốt những thuận lợi của môi trường kinh doanh, cũng như các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội thuận lợi của địa phương, nh m không ngừng làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Chú tr ng việc xây dựng văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nh m tạo ra môi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh, tích cực, là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh về lâu dài cho bản thân doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp nói chung cần tự khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các doanh nghiệp có vốn của nhà nước cần nỗ lực, không có sự lại vào nhà nước, đồng thời các doanh nghiệp khu vực KTTN cũng cần nỗ lực để tự khẳng định mình ngày càng có đóng góp quan tr ng vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương./.
97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), iáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
[2] Chính phủ 2009 , Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
[3] Chi cục Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột (2015), Niên giám thống kê thành phố Buôn Ma Thuột năm 2014.
[4] Chi cục Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột, Số liệu điều tra doanh nghiệp 2010, 2014.
[5] Cổng thông tin Bộ tài chính, http://www.mof.gov.vn, [6] Cổng thông tin chính phủ http://www.chinhphu.vn
[7] Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, http://www.daklak.gov.vn [8] Cổng thông tin điện tử thành phố Buôn Ma Thuột,
http://www.buonmathuot.daklak.gov.vn
[9] Trương Thị Hà 2013 , Phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
[10] Trương Trung Hiếu 2010 , iải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đắk ắk.
[11] Nguyễn Văn Nhơn 2015 , Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk ắk
[12] Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2012 , uật Hợp tác xã số 23/2012/QH13.
[13] Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2014 , uật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.
[14] Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2014 , uật Đầu tư số 67/2014/QH13.
98
[15] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
[16] PGS. TS V Xuân Tiến 2005 , Những vấn đề cần thiết khi phát triển kinh tế tư nhân, tạp chí sinh hoạt l luận.
[17] PGS. TS V Xuân Tiến (2005), Đ y mạnh phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tạp chí Khoa h c và Công nghệ.
[18] UBND tỉnh Đắk Lắk (2015), Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Đắk ắk.
[19] UBND tỉnh Đắk Lắk (2015), Tình hình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng giai đoạn 2011-2015.