.CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1 .CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Dự áo sự tha đổi của m i trƣờng kinh tế vĩ m

Nền kinh tế nước ta đang đi vào hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều hiệp định hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới được k kết, việc gia nhập nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế đã tạo ra nhiều vận hội và thách thức cho DN của Việt Nam nói chung và của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng.

- Các cam kết hội nhập khu vực như: AFTA, ASEAN + 2; ASEAN + 3; các hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc ACFTA , Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc AKFTA , Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản AJCEP). Ðó là chưa kể những sân chơi mới mà Việt Nam đang chuẩn bị tham gia như Hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc; Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)... dẫn đến sự xuất hiện những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chúng ta trên cả thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, nhất là tình huống thua ngay trên sân nhà. Vấn đề bảo hộ mậu dịch, các hàng rào phi thuế quan, các hàng rào thuế quan và luật pháp quốc tế sẽ là khó khăn lớn cho các DN, nhất là các DNNVV trong xuất khẩu và cạnh tranh quốc tế, đòi hỏi các DN phải không ngừng nâng cao khả năng thích ứng, am hiểu và liên kết với nhau thật hiệu quả.

- Khoa h c công nghệ của thế giới phát triển như vũ bão là điều kiện để các nước phát triển đi tắt, đón đầu và tự tạo cơ hội đột phá, nhưng cũng là rào

71

cản lớn cho những nước nghèo, yếu thế lực trong cạnh tranh, không đủ nguồn lực tài chính để bắt kịp hay tiếp cận khoa h c công nghệ mới thì lại bị tụt hậu xa hơn.

- Suy thoái kinh tế toàn cầu, suy thoái của một loạt nền kinh tế lớn như M , EU, Nhật; những vấn đề như nguy cơ v nợ công ở châu Âu, thâm hụt ngân sách ở các nước phát triển, giá cả hàng hóa thế giới tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế thế giới…; hoặc những thảm h a khốc liệt của thiên nhiên ngày càng gia tăng như động đất, sóng thần, rò rỉ hạt nhân, siêu bão, biến đổi khí hậu ... đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sự phát triển của các DN của Việt Nam cũng như của thành phố Buôn Ma Thuột. - Tình hình chính trị tại nhiều khu vực có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, gây nhiều bất ổn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia. Đây cũng là yếu tố bất lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Chẳng hạn bất ổn về chính trị của Thái Lan, Trung Đông, vùng biển Đông hoặc gần nhất là Campuchia... tác động tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam và Đắk Lắk.

3.1.2. Định hƣớng và mục ti u phát triển kinh tế xã hội của thành phố Bu n Ma Thuột đến năm 2020

a Định hướng

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi với tái cơ cấu kinh tế một cách hợp l để phát huy và khai thác hợp l , có hiệu quả các thế mạnh về đất, rừng, tiềm năng thủy điện, khoáng sản và các lợi thế về du lịch sinh thái và tăng cường thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài.

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên đầu tư theo chiều sâu phát triển những ngành sản xuất có lợi thế tạo đột phá cho phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

72

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng. Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao mặt b ng dân trí chung và tăng cường đào tạo chuyên môn, k thuật, dạy nghề cho nguồn lao động, nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ quản l , công nhân và lao động k thuật đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công b ng, an sinh xã hội, đoàn kết dân tộc. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên toàn tuyến biên giới quốc gia, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b Mục tiêu ph t triển kinh t hội c a thành phố Buôn Ma Thuột đ n năm 2020

- Mục tiêu tổng qu t

- Phát triển kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động về chất lượng.

- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá sử dụng k thuật tiên tiến đem lại hiệu quả cao và bền vững.

- Tập trung phát triển theo chiều sâu các ngành công nghiệp có lợi thế, từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại hình thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng tăng cường chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt cho thị trường, nhất là các loại hình dịch vụ du lịch mà tỉnh có lợi thế.

73

thể thao.

- Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

- Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

- Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần t tr ng nông nghiệp, tăng t tr ng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đến năm 2020 cơ cấu như sau: nông nghiệp 7,08%, công nghiệp - xây dựng 48,61% và thương mại - dịch vụ 44,32%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 90 triệu đồng giá hiện hành .

- Về xã hội

Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Phát triển kinh tế phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện tự nhiên của thành phố. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai và vốn. Khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất, phát huy cao nội lực. Đồng thời tăng cường đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa h c, công nghệ tiên tiến cho SXKD, phát triển nguồn nhân lực.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Nâng cao thu nhập và vật chất, tin thần của nhân dân, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo nông thôn.

74

T lệ hộ nghèo giảm bình quân là 1,55% năm, đến 2015 giảm t lệ hộ nghèo dưới 1% và đến năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo.

T lệ lao động được đào tạo năm 2015 đạt 60% và năm 2020 đạt 70%. T lệ lao động trong nông nghiệp đến năm 2015 còn 34,09% và năm 2020 còn 28,07%. T lệ thất nghiệp còn đến năm 2015 còn 2% và năm 2020 còn 1,7%.

T lệ độ thị hóa năm 2015 là 72,5% và đến năm 2020 là 75%

- Về môi trư ng

Bảo vệ môi trường sinh thái gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh h c, đảm bảo tài nguyên, môi trường sống và phát triển cho các thế hệ tương lai. Tăng cường quản l , bảo vệ và cải tạo môi trường đồng thời với nâng cao thức trách nhiệm của nhân dân. Đẩy nhanh việc phủ xanh đất trống đồi tr c ven thành phố, tăng diện tích cây xanh trong nội thành đến năm 2015 bình quân 20m2 cây xanh người. Chất thải ở nội thành được thu gom, xử l 100%. Dự kiến đến năm 2015, t lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt 90% và năm 2020 đạt 95%.

Mục tiêu của thành phố Buôn Ma Thuột được xác định thông qua tốc độ phát triển và t tr ng cơ cấu ngành kinh tế tổng hợp tính theo giá trị sản xuất hiện hành với các giai đoạn như sau:

- iai đoạn 2016 – 2020

+ Tộc độ tăng trưởng bình quân 12,0% Ngành nông nghiệp 2,5% Ngành công nghiệp - xây dựng 12,0% Ngành thương mại - dịch vụ 14,0% + T tr ng cơ cấu ngành đến năm 2015:

75

Ngành công nghiệp - xây dựng 48,61% Ngành thương mại - dịch vụ 44,32%

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 90 triệu đồng.

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020)

3.1.3. Một số quan điểm có tính ngu n tắc khi đề ra giải pháp

Khi đề xuất các chính sách, biện pháp góp phần phát triển DN của thành phố Buôn Ma Thuột, cần quán triệt những quan điểm mang tính nguyên tắc sau:

- Khẳng định DN đóng vai trò quan tr ng, là lực lượng kinh tế lớn quyết định sự phát triển nền kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung.

- Cần phải tiếp tục tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, tháo g các rào cản, tạo sân chơi bình đẳng, tăng sức cạnh tranh của DN.

- Nhất quán, chặt chẽ trong việc thực thi pháp luật, tránh chồng chéo, tránh mâu thuẫn.

- Phát triển DN trong mối liên kết chặt chẽ với các loại hình khác và cùng hỗ trợ nhau phát huy nội lực, tiềm năng thế mạnh của địa phương.

- Quy hoạch phải mang tính tổng thể và bền vững. Cần quy hoạch sự phát triển DN thành một khối vững mạnh, tạo liên kết vùng, khu vực.

- Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tạo dựng tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau.

76

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

3.2.1 Phát triển số lƣợng các doanh nghiệp

a. Quy hoạch ph t triển ngành kinh t h p ý, cung cấp đầ đ thông tin cho doanh nghiệp

Để nh m thu hút và phát triển về số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp từ nơi khác về đầu tư thì chính quyền thành phố và tỉnh cần thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

- Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Tỉnh cần quy hoạch phát triển các cụm CN trên địa bàn thành phố một cách hợp l và có hiệu quả nh m đáp ứng yêu cầu về mặt b ng kinh doanh của doanh nghiệp. Quy hoạch xây dựng các cụm CN trên cơ sở căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phải tiến hành các hoạt động khảo sát cụ thể, dự báo nhu cầu về mặt b ng kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn để đảm bảo xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp phù hợp và thu hút được nhiều doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh.

- Đ y nhanh công tác quy hoạch sử dụng đất cho các xã, phường, cũng như công tác cấp giấy CNQSD đất, nhất là đất ở đô thị, thực hiện triệt để việc giao đất lâu dài cho người sử dụng đất, từ đó tạo cơ sở pháp l cần thiết cho người sử dụng đất trong đó có doanh nghiệp khu vực KTTN yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất lâu dài vào mảnh đất của h , tăng niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài tỉnh đến đầu tư trên địa bàn.

- iải pháp để tăng khả năng tiếp cận các thông tin về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp.

77

Để doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn các thông tin liên quan về đất đai và mặt b ng kinh doanh, chính quyền địa phương cần có chính sách cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và rộng rãi cho các doanh nghiệp. Các giải pháp bao gồm:

+ Công bố công khai và kịp thời cho m i doanh nghiệp các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các cụm CN, Khu CN, chủ yếu thông qua 2 hình thức: phổ biến rộng rãi trên trang thông tin điện tử điều hành của thành phố cũng như của tỉnh; đồng thời xuất bản cẩm nang để cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp.

+ Xúc tiến hoạt động của cơ quan quản l qu đất với các chức năng quản l , đăng k , cho thuê, thực hiện các giao dịch về đất như đấu giá đất, đấu thầu đất. Từ đó làm tăng tính minh bạch về thông tin thị trường nhà đất, giảm chi phí tìm kiếm thông tin về đất đai và mặt b ng kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Về lâu dài, cần chú trọng nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai cho những người sử dụng đất. Chính quyền các cấp cần có biện pháp tuyên truyền sâu rộng Luật Đất đai và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan đến điều chỉnh quan hệ đất đai trong xã hội, để người sử dụng đất có nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của h về đất đai. Từ đó, người sử dụng đất, các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm quản l , sử dụng diện tích đất được giao, đảm bảo đất được sử dụng hợp l , tiết kiệm và biến đất đai thành một dạng tài sản lớn của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.

b C i c ch th tục hành chính

78

Về thể chế hành chính: Thực hiện có hiệu quả mô hình một cửa liên thông trong các lĩnh vực như đăng k kinh doanh doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp báo cáo thuế.

Về bộ máy hành chính: Rà soát chức năng, nhiệm vụ những cơ quan có liên quan đến tiếp xúc, phục vụ doanh nghiệp để đảm bảo phụ vụ nâng cao tính chuyên nghiệp.

Về đội ngũ cán bộ công chức: môi trường pháp l thông thoáng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ công chức. Cần thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức phục vụ doanh nghiệp.

Cải cách thủ tục hành chính để làm thế nào giảm được chi phí khởi nghiệp, chi phí vận hành, chi phí ngầm của doanh nghiệp b ng cách:

+ Phổ biến quy trình đăng k kinh doanh trên mạng, nộp báo cáo thuế hàng tháng qua mạng, cần đôn đốc và khuyến khích các DN sử dụng thông tin điện tử nhiều hơn nữa.

+ Loại bỏ các giấy phép không cần thiết, các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của pháp luật do địa phương ban hành và công khai các loại giấy phép còn hiệu lực thi hành.

+ Đơn giản hóa quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Công khai quy chế và tiêu chí được ưu đãi khuyến khích đầu tư, đơn giản hóa thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.

c. Xâ dựng c c chương trình và chính s ch hỗ tr khởi sự doanh nghiệp phù h p với đặc điểm c a thành phố

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)