6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Thực trạng về hiệu quả SXKD và đóng góp cho xã hội
a. Doanh thu
Bảng 2.18. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ĐVT: T đồng Chỉ ti u Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng BQ (%) TỔNG SỐ 29.100 33.803 40.446 45.013 39.331 7,82
1. Phân theo loại hình doanh nghiệp - DN Nhà nước 4.685 5.916 5.349 7.007 6.287 7,63 - DN ngoài Nhà nước 22.001 24.892 31.850 34.868 28.755 6,92 + Tập thể 166 262 241 252 226 7,99 + Công ty TNHH 15.400 12.735 14.708 19.135 14.868 -0,88 + Công ty cổ phần 4.830 9.711 13.426 14.745 11.343 23,79 + DNTN 3.691 4.339 6.015 4.993 4.768 6,61 - DN có vốn đầu tư nước ngoài 485 882 157 313 1.558 33,88 2. Phân theo ngành kinh tế
Công nghiệp và xây dựng
5.285 7.320 6.419 6.680 8.827 13,68
Thương mại và dịch vụ
22.802 25.542 33.263 38.093 28.992 6,19
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.188 1.176 1.290 1.553 1.559 7,03
Nguồn: Chi cục Thuế Tp. Buôn Ma Thuột Phân tích bảng số liệu 2.18, ta thấy từ sự tăng lên về mặt số lượng thì các doanh nghiệp cũng chú tr ng phát triển về chất. Nhờ tăng nguồn vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản l nên chất lượng sản phẩm tăng lên, từ đó làm tăng doanh thu thuần của các doanh nghiệp, từ năm 2010 chỉ 29.100 t đồng
60
thì đến năm 2014 đã là 39.331 t đồng, trong đó năm 2013 tăng lên đến 45.013 t đồng. Xét về tốc độ tăng doanh thu thì DN có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng doanh thu giai đoạn năm 2010 – 2014 lớn nhất đạt 33,88%, thứ hai là loại hình công ty cổ phần có tốc độ tăng doanh thu là 23,79%, các loại hình DN khác có tốc độ tăng doanh thu khá thấp, chỉ dừng ở mức dưới 10%, thậm chí loại hình Công ty TNHH có tốc độ tăng doanh thu âm.
Xét theo ngành kinh tế thì DN ngành thương mại và dịch vụ có doanh thu lớn nhất, năm 2014 chiếm đến 73% doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DN. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 2010 - 2014 thì DN ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng nhanh nhất là 13,68%.
Qua bảng số liệu 2.18, ta thấy doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 - 2014 tăng ở mức khá, tuy có giảm ở giai đoạn năm 2014, do tình hình chung của cả nước là Chính phủ cắt giảm đầu tư công để kìm chế lạm phát, nên cũng ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp.
b L i nhuận c a c c Doanh nghiệp
Để đánh giá kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, thì lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà các doanh nghiệp quan tâm. Cùng với sự phát triển về số lượng, tăng trưởng về doanh thu, bước đầu đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, với những năm vừa qua, tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu lãi lỗ sau:
Bảng 2.19. Lợi nhuận sau thuế ình quân của một doanh nghiệp qua các năm Năm Tổng số DN DN có lãi DN chịu lỗ Số DN Tổng số lãi triệu đồng LN bình quân 1DN Số DN có lãi/ số DN (%) Số DN Tổng số lỗ triệu đồng Lỗ bình quân 1DN Số DN ị lỗ/ số DN 1 2 3 4 5=4/3 6=3/2 7 8 9=8/7 10=7/2 2010 1.578 1.120 273.956 244,52 71 458 68.575 149,85 29 2011 1.645 1.125 328.747 292,17 68,4 520 91.685 176,38 31,6
61
2012 1.576 1.059 355.047 335,24 67,2 517 86.850 168,01 32,8
2013 1.599 1.156 383.500 331,73 72,3 443 71.369 161,13 27,7
2014 1.612 1.203 399.667 332,35 74,6 409 65.800 160,70 25,4
Nguồn: Chi cục Thuế Tp. Buôn Ma Thuột Từ số liệu bảng số 2.19 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là tương đối cao, tuy nhiên vẫn chưa thật đáng kể so với nguồn lực hiện có. Trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động thì số doanh nghiệp có lãi luôn lớn hơn những doanh nghiệp chịu lỗ, tuy nhiên số lỗ bình quân một DN khá lớn. Trong đó, theo số liệu của Chi cục thuế thì các doanh nghiệp có lãi lớn thường n m ở các DN có quy mô lớn. Các doanh nghiệp rơi vào lỗ lớn thường là các DN mới khởi nghiệp, chi phí khấu hao cao hoặc là các doanh nghiệp tư nhân làm ăn thua lỗ. Tình trạng làm ăn thua lỗ cũng phần nhiều do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, đã đưa không ít các doanh nghiệp đến phá sản, bên cạnh đó cũng do nội lực bên trong của các doanh nghiệp còn quá yếu, nên khi gặp khó khăn khi nền kinh tế khủng hoảng thì khó đối phó. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng, với những giải pháp cứu trợ của nhà nước như hạ lãi suất, kích cầu, giảm thuế,...dần các doanh nghiệp đã có những biến chuyển có tính khởi sắc.
c Thực trạng thu nhập ngư i ao động
Bảng 2.20. Thu nhập ình quân của một lao động/ tháng tại các doanh nghiệp qua các năm
ĐVT: Triệu đồng Chỉ ti u Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TỔNG CỘNG 3,04 3,44 3,96 4,54 4,64 - DN Nhà nước 3,14 3,55 3,89 4,20 4,51
62 - DN ngoài Nhà nước 2,55 2,86 3,42 4,30 4,28 + Tập thể 1,66 1,47 2,04 3,61 3,85 + Công ty TNHH 2,74 3,22 3,84 3,87 3,94 + Công ty cổ phần 3,37 4,16 4,56 4,99 5,05 + DNTN 2,41 2,59 3,23 4,73 4,26 - DN có vốn đầu tư nước ngoài 4,93 5,62 6,22 5,85 6,24
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014
Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tăng đều qua các năm và tương đối ổn định. Thu nhập bình quân người lao động làm việc trong các doanh nghiệp từ 3,04 triệu đồng tháng người năm 2010, đã tăng lên 4,64 triệu đồng tháng người năm 2014. Đời sống của người lao động đã từng bước được cải thiện, từ đó tạo tâm l yên tâm làm việc lâu dài và góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho một bộ phận lao động. Có nhiều doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tương đối đầy đủ các chế độ về tiền lương, phụ cấp lương và các khoản thu nhập tăng thêm ngoài lương theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, mức thu nhập nói chung, lương cơ bản nói riêng của lao động trong các doanh nghiệp trong những năm qua chưa tương xứng với sức lao động mà h đã bỏ ra nên chưa động viên khuyến khích kịp thời đã hạn chế đến hiệu quả sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Hàng năm thu nhập của người lao động tuy có tăng nhưng t lệ tăng còn thấp. Đại bộ phận các doanh nghiệp chỉ trả lương cơ bản, có một số chế độ quy định như thanh toán tiền làm thêm giờ, thêm ca, phụ cấp nghề, phụ cấp độc hại, tiền ăn ca, tiền thưởng, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT….chưa thực hiện đầy đủ; có nơi tuy có thực hiện một số khoản thanh toán nhưng không đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hàng năm không thực hiện xét
63
chuyển ngạch, nâng bậc lương cho người lao động. Nhìn chung chế độ tiền lương trong doanh nghiệp thực hiện thiếu sự thống nhất, chưa tuân thủ đúng chế độ, định mức bậc ngạch theo quy định của Nhà nước, thậm chí có nơi thanh toán tiền lương chưa đến 1 trệu đồng người tháng, nhất là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động.
d Tình hình nộp ngân s ch Nhà nước c a c c doanh nghiệp
Sự đóng góp vào ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp có nghĩa rất quan tr ng, là yếu tố không thể thiếu đối với ngân sách của bất kỳ một địa phương nào. T lệ đóng góp vào ngân sách thành phố Buôn Ma Thuột của các doanh nghiệp tăng qua các năm 2010 đến năm 2013, tuy nhiên đóng góp ngân sách Nhà nước của DN năm 2014 bị sụt giảm đáng kể do doanh thu từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp giảm. Trong đó, do số lượng DN ngoài Nhà nước chiếm t tr ng lớn nên đóng góp vào ngân sách Nhà nước nhiều nhất. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến những đóng góp của DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng các DN này chỉ chiếm 2% tổng số DN trên địa bàn thành phố nhưng chiếm hơn 40% phần đóng góp vào ngân sách địa phương.
Bảng 2.21. Nộp ngân sách của các doanh nghiệp
ĐVT: T đồng Chỉ ti u Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TỔNG SỐ 998,780 1.037,350 1.112,396 984,034 961,393 - DN Nhà nước 231,930 249,285 290,255 325,027 318,653 - DN ngoài Nhà nước 746,075 754,258 758,490 579,550 550,000 - DN có vốn đầu tư nước ngoài 20,775 33,808 63,651 79,458 92,740 Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách địa phƣơng 31,42% 31,84% 32,18% 34,4% 30,11%
64
Đánh giá chung thì sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khẳng định lớn về vai trò của mình đối với nền kinh tế địa phương. Tình trạng DN trốn thuế vẫn diễn ra làm thất thu cho ngân sách Nhà nước.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1.Đánh giá chung
a Những mặt đạt đư c
- Số lượng và quy mô của các DN trên địa bàn thành phố tăng liên tục qua các năm.
- Quy mô các yếu tố nguồn lực của DN có xu hướng tăng qua các năm, khu vực này tạo ra nhiều việc làm nhất, góp phần giảm t lệ thất nghiệp.
- Số lượng các DN có xu hướng gia tăng nghiêng về loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần như vậy là phù hợp với xu hướng vận động của nền kinh tế hiện nay.
- Hiệp hội doanh nghiệp của địa phương cũng đã cố gắng trong việc hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nh m duy trì sự ổn định, đoàn kết, tương trợ cùng nhau vượt khó khăn, thử thách trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
- Các doanh nghiệp đã góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phương và giải quyết đầu ra cho các mặt hàng nông, lâm sản của tỉnh.
- Các DN trên địa bàn có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, ngày càng đóng góp nhiều vào việc phát triển kinh tế của thành phố.
b Những hạn ch cần khắc phục
- Số lượng các loại hình doanh nghiệp tăng nhanh nhưng chất lượng doanh nghiệp còn kém, năng lực cạnh tranh thấp.
65
- Các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực thấp, t lệ ứng dụng khoa h c công nghệ thấp, thị trường tiêu thụ nhỏ, năng xuất lao động không cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiêp.
- Phương thức kinh doanh còn mạng tính tự phát của hộ gia đình, trình độ lao động hầu hết chưa qua đào tạo, gia đình quản l là chủ yếu.
- Ngành nghề kinh doanh không đa dạng.
- Trình độ và kiến thức quản l kinh doanh của chủ doanh nghiệp còn khá hạn chế.
- Các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp chưa liên kết được các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với nhau.
- Thị trường tiêu thụ nhỏ chủ yếu ở trong tỉnh, khó khăn trong quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp của tỉnh ra cả nước. Thị trường xuất khẩu chưa phát huy hết tiềm năng.
- Kết quả sản xuất của DN có xu hướng tăng qua các năm nhưng thu nhập của người lao động còn thấp, tình trạng trốn thuế, không đóng bảo hiểm cho người lao động vẫn tồn tại ở một số doanh nghiệp.
2.3.2. Ngu n nhân của các hạn chế
Về cơ ch chính s ch
- Việc tiếp cận đất đai và mặt b ng kinh doanh cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố còn nhiều khó khăn.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được phổ biến rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp. T lệ các doanh nghiệp biết đến các thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay còn rất thấp. Việc này khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi lập hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình. Đây là một đặc điểm chung của nhiều địa phương trong cả nước.
66
Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đã được quy hoạch xây dựng khá nhiều nhưng chưa đáp ứng được hết nhu cầu của DN, chưa có các chính sách hỗ trợ hợp l cho doanh nghiệp vào kinh doanh trong các cụm CN, Khu CN.
- Chính sách tín dụng còn nhiều hạn chế, thủ tục vay vốn, đánh giá tài sản, thời gian thẩm định kéo dài. Các nguồn vốn vay ưu đãi, doanh nghiệp cũng rất khó tiếp cận, trong khi nhu cầu về vốn đối với các DN trên địa bàn là rất lớn. Nhiều DN phải vay vốn từ các tổ chức tín dụng “đen” với lãi suất cắt cổ để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
- Mức độ tiếp cận thông tin về chính sách cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp còn thấp. Các loại thông tin khó đến được với các doanh nghiệp là thông tin về đất đai, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế và hình thức cung cấp thông tin, kênh chuyển tải thông tin hoạt động chưa hiệu quả và chưa đa dạng. Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp cũng chưa chủ động tìm kiếm các thông tin cần thiết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
- Công cuộc cải cách hành chính diễn ra chậm cũng gây không ít khó khăn cho DN trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thủ tục hành chính còn rườm rà, đây là một cản trở lớn cho DN và tạo kẻ hở cho tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà đối với DN. Một số lĩnh vực về thuế, hải quan, đất đai, vốn, …còn chưa r ràng minh bạch, tạo cơ chế “xin-cho” vô l vừa gây khó khăn cho DN, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thái hóa trục lợi.
- Chưa kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu lao động của doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề. Nên hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn chưa tổ chức đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, đào tạo nghề có địa chỉ. Ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề của thành phố còn khá đơn điệu.
67
Bên cạnh đó công tác hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp hầu như chưa có, các doanh nghiệp tìm kiếm lao động chủ yếu dựa vào mối quan hệ xã hội bên ngoài.
Về phía c c doanh nghiệp
- Trình độ chuyên môn và quản l của chủ DN còn hạn chế. Khả năng nắm bắt và xử l thông tin của đa số doanh nhân còn chậm, thiếu nhạy cảm với cơ chế thị trường. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường, nhất là trong hội nhập, tham gia xuất nhập khẩu. Tư tưởng phong kiến, tâm l tiểu nông của những người sản xuất nhỏ, cầu an, ngại khó, sợ rủi ro, chỉ mong muốn tiến thân b ng con đường hành chính sự nghiệp còn phổ biến. Phần lớn chủ doanh nghiệp chỉ kinh doanh theo kinh nghiệm mà không được trang bị kiến thức kinh doanh hiện đại. H không có một chiến lược cụ thể, dài hơi, chỉ xoay quanh tìm kiếm các thương vụ b ng vận may rủi. Ý chí lập nghiệp b ng con đường phát triển SXKD chưa thực sự được khơi dậy một cách mạnh mẽ trong lực lượng lao động trẻ của địa phương.
- N m trong tình trạng khó khăn chung của đất nước, đó là khả năng tài chính của DN có hạn nên sức sản xuất, sức cạnh tranh thấp. Điều này cũng trực tiếp tác động đến sự năng động, quyết đoán trong sản xuất, kinh doanh