6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG THỜ
GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
3.2.1 Phát triển số lƣợng các doanh nghiệp
a. Quy hoạch ph t triển ngành kinh t h p ý, cung cấp đầ đ thông tin cho doanh nghiệp
Để nh m thu hút và phát triển về số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp từ nơi khác về đầu tư thì chính quyền thành phố và tỉnh cần thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:
- Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Tỉnh cần quy hoạch phát triển các cụm CN trên địa bàn thành phố một cách hợp l và có hiệu quả nh m đáp ứng yêu cầu về mặt b ng kinh doanh của doanh nghiệp. Quy hoạch xây dựng các cụm CN trên cơ sở căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phải tiến hành các hoạt động khảo sát cụ thể, dự báo nhu cầu về mặt b ng kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn để đảm bảo xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp phù hợp và thu hút được nhiều doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh.
- Đ y nhanh công tác quy hoạch sử dụng đất cho các xã, phường, cũng như công tác cấp giấy CNQSD đất, nhất là đất ở đô thị, thực hiện triệt để việc giao đất lâu dài cho người sử dụng đất, từ đó tạo cơ sở pháp l cần thiết cho người sử dụng đất trong đó có doanh nghiệp khu vực KTTN yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất lâu dài vào mảnh đất của h , tăng niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài tỉnh đến đầu tư trên địa bàn.
- iải pháp để tăng khả năng tiếp cận các thông tin về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp.
77
Để doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn các thông tin liên quan về đất đai và mặt b ng kinh doanh, chính quyền địa phương cần có chính sách cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và rộng rãi cho các doanh nghiệp. Các giải pháp bao gồm:
+ Công bố công khai và kịp thời cho m i doanh nghiệp các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các cụm CN, Khu CN, chủ yếu thông qua 2 hình thức: phổ biến rộng rãi trên trang thông tin điện tử điều hành của thành phố cũng như của tỉnh; đồng thời xuất bản cẩm nang để cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp.
+ Xúc tiến hoạt động của cơ quan quản l qu đất với các chức năng quản l , đăng k , cho thuê, thực hiện các giao dịch về đất như đấu giá đất, đấu thầu đất. Từ đó làm tăng tính minh bạch về thông tin thị trường nhà đất, giảm chi phí tìm kiếm thông tin về đất đai và mặt b ng kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Về lâu dài, cần chú trọng nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai cho những người sử dụng đất. Chính quyền các cấp cần có biện pháp tuyên truyền sâu rộng Luật Đất đai và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan đến điều chỉnh quan hệ đất đai trong xã hội, để người sử dụng đất có nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của h về đất đai. Từ đó, người sử dụng đất, các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm quản l , sử dụng diện tích đất được giao, đảm bảo đất được sử dụng hợp l , tiết kiệm và biến đất đai thành một dạng tài sản lớn của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
b C i c ch th tục hành chính
78
Về thể chế hành chính: Thực hiện có hiệu quả mô hình một cửa liên thông trong các lĩnh vực như đăng k kinh doanh doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp báo cáo thuế.
Về bộ máy hành chính: Rà soát chức năng, nhiệm vụ những cơ quan có liên quan đến tiếp xúc, phục vụ doanh nghiệp để đảm bảo phụ vụ nâng cao tính chuyên nghiệp.
Về đội ngũ cán bộ công chức: môi trường pháp l thông thoáng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ công chức. Cần thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức phục vụ doanh nghiệp.
Cải cách thủ tục hành chính để làm thế nào giảm được chi phí khởi nghiệp, chi phí vận hành, chi phí ngầm của doanh nghiệp b ng cách:
+ Phổ biến quy trình đăng k kinh doanh trên mạng, nộp báo cáo thuế hàng tháng qua mạng, cần đôn đốc và khuyến khích các DN sử dụng thông tin điện tử nhiều hơn nữa.
+ Loại bỏ các giấy phép không cần thiết, các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của pháp luật do địa phương ban hành và công khai các loại giấy phép còn hiệu lực thi hành.
+ Đơn giản hóa quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Công khai quy chế và tiêu chí được ưu đãi khuyến khích đầu tư, đơn giản hóa thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.
c. Xâ dựng c c chương trình và chính s ch hỗ tr khởi sự doanh nghiệp phù h p với đặc điểm c a thành phố
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của chính quyền đối với doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, có các giải pháp sau:
- Xây dựng các chương trình và chính sách hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm của địa phương. Chương trình hỗ trợ khởi sự doanh
79
nghiệp, gồm các hoạt động như: chương trình huấn luyện ngắn hạn với các nội dung thiết thực nhất, hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin điện tử trong nước, thương mại điện tử, tham quan các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh đã thành công, cung cấp các địa chỉ và cơ quan nhà nước giải quyết các vướng mắc mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Có các hoạt động hỗ trợ về kiến thức kinh doanh, các vấn đề cơ bản cần thiết khác khi khởi sự doanh nghiệp cho các đối tượng có nhiều khả năng thành lập doanh nghiệp trong tương lai như là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh cá thể và lực lượng thanh niên ở nông thôn, v.v…
- Tăng cường các hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp luật về việc thành lập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp được Phòng đăng k kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn phải làm lại hồ sơ nhiều lần do có nhiều sai sót về hồ sơ thủ tục. Về lâu dài, tỉnh cần phải có các chính sách cũng như những hỗ trợ thích hợp để có nhiều công tư vấn luật và văn phòng luật sư được thành lập. Bởi vì, chỉ có các công ty tư vấn luật và văn phòng luật sư mới thực hiện đúng và nhanh chóng các thủ tục đăng k kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể thông qua các công ty này để thuê làm các thủ tục đăng k kinh doanh thay vì tự thực hiện, từ đó giảm bớt được thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp.
- Hỗ trợ những hộ kinh doanh cá thể, thợ thủ công làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chủ các trang trại có điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp để tổ chức sản xuất với qui mô lớn hơn, sử dụng được các công cụ quản l hiện đại vào sản xuất.
80
- Có biện pháp quản l hiệu quả các doanh nghiệp sau đăng k kinh doanh. H ng năm xây dựng chương trình kiểm tra các doanh nghiệp, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau đăng k kinh doanh và kịp thời công bố các doanh nghiệp đã đăng k kinh doanh nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động các ngành nghề khác với ngành nghề đã đăng k để có biện pháp ngăn ngừa và xử l có hiệu quả hơn, làm cho môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng và trong sạch hơn.
d ỗ tr hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp
Thông tin về chính sách của Trung ương cũng như của chính quyền tỉnh, thành phố phải được cung cấp một cách minh bạch và kịp thời cho các doanh nghiệp, b ng các giải pháp:
- Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền phải thường xuyên “lắng nghe” doanh nghiệp.
+ Tạo sự tương tác thường xuyên giữa chính quyền và doanh nghiệp, từ đó sẽ tăng cường hoạt động cung cấp thông tin qua lại giữa chính quyền và doanh nghiệp.
+ Cho phép cộng đồng doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình hoạch định chính sách của địa phương với một cách thức minh bạch hơn. Tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nên được đưa vào bước đầu tiên của quá trình hoạch định chính sách. Sự tham gia rộng rãi của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách là một tiêu chí quan tr ng của tính minh bạch của môi trường kinh doanh. Để làm được điều này, vai trò và năng lực của các hiệp hội doanh nghiệp cần được tăng cường để làm cầu nối có hiệu quả giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra các nhà hoạch định chính sách của tỉnh cần xem xét lại quá trình soạn thảo chính sách và ra quyết định theo hướng minh bạch hơn.
81
+ Đổi mới cách thức đối thoại về chính sách giữa chính quyền và doanh nghiệp theo hướng minh bạch hóa. Cần phải dành thời gian để tổ chức thường xuyên hơn các cuộc đối thoại thường kỳ, và chú tr ng vào thực chất và theo những chủ đề liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp như: các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Có như vậy, những vướng mắc về thủ tục hành chính, vướng mắc về cơ chế đầu tư, kinh doanh mới được tháo g kịp thời, không để l những cơ hội kinh doanh qu báu cho doanh nghiệp.
- Da dạng hoá các kênh cung cấp thông tin về chính sách cho doanh nghiệp như: thông tin điện tử qua Internet; báo, đài; hệ thống một cửa ở các cơ quan nhà nước; các hiệp hội doanh nghiệp, v.v.. Trong đó tập trung vào việc tăng khả năng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp qua các kênh mang tính đại chúng như Internet, báo chí. Bên cạnh đó cần hoàn chỉnh hơn trang thông tin điện tử của thành phố cũng như của tỉnh theo hướng cần đăng tải bổ sung các nội dung sau:
+ Thông tin về lĩnh vực đất đai và mặt b ng kinh doanh: các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các bản đồ quy hoạch đất, bản đồ tình hình sử dụng đất; tình hình sử dụng của Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.
+ Thông tin về các số liệu thống kê kinh tế cơ bản: tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng, tình hình kinh doanh của các ngành hàng, diện tích, sản lượng canh tác nguyên liệu cho sản xuất trên địa bàn tỉnh…
+ Các chính sách hỗ trợ và liên quan đến doanh nghiệp cần đăng tải một cách kịp thời, đầy đủ
- Ngoài các giải pháp trên thì cần có những chính sách cụ thể để tuyên truyền phổ biến đến người dân và doanh nghiệp về vai trò và lợi ích của việc sử dụng các hệ thống dịch vụ công trực tuyến, tăng cường mức độ sử dụng Internet cho người dân và doanh nghiệp.
82
3.2.2. Các giải pháp về tăng qu m các ếu tố các nguồn lực trong doanh nghiệp
a Gi i ph p về vốn
Với tình hình kinh tế những năm qua không thuận lợi để phát triển doanh nghiệp. Việc sử dụng nguồn vốn vay với lãi suất cao là một gánh nặng đối với DN. Bên cạnh đó việc tiếp cận các nguồn vốn tương đối khó khăn. Chính sách tín dụng cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản, phù hợp với điều kiện kinh doanh của DN. Cụ thể là:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong sử dụng tài sản, quyền sử dụng đất để thế chấp khi vay vốn. Cải tiến mức vốn cho vay đối với một DN. Mức vốn này thường được xác định b ng t lệ giá trị tài sản thế chấp và vốn tự có của DN. Các tổ chức tín dụng nên căn cứ vào tín khả thi của dự án hay phương án kinh doanh để có hướng cấp thêm tín dụng cho DN. Đặc biệt là các DN đầu tư vào chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, máy móc và mở rộng sản xuất.
+ Sửa đổi bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn đăng k tài sản thế chấp, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi thế chấp, xử l tài sản thế chấp.
+ Nên đánh giá tính khả thi của dự án để cho vay chứ không nên dựa vào tính minh bạch, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh những năm vừa qua.
+ Nên tháo g những thủ tục vay rườm rà, phức tạp.
+ Đẩy nhanh thời gian thẩm định vay vốn cho các doanh nghiệp để có vốn kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh, tránh trong thời gian chờ vốn ngân hàng doanh nghiệp phải vay “nóng” với lãi suất cao gấp nhiều lần.
Đối với chính quyền địa phương cần phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn để có được cơ chế thông thoáng trong cơ chế cho vay, hỗ trợ về thủ
83
tục vay như đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thành lập Qu bảo lãnh tín dụng để cứu vãn kịp thời các DN gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó cơ quan nhà nước cần tìm hiểu thông tin và tạo cơ chế để các DN có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp để thúc đẩy DN ngày càng phát triển.
Đối với bản thân doanh nghiệp, cần sử dụng linh hoạt các phương thức huy động: Vay ngân hàng, sử dụng vốn tự có, vay vốn nội bộ,..hạn chế đến mức tối thiểu việc các DN vay vốn “tín dụng đen” với lãi suất cao ngất ngư ng.
Việc huy động vốn đã khó, đòi hỏi việc sử dụng vốn có hiệu quả lại càng quan tr ng hơn. Để sử dụng vốn có hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị, giải phóng hàng tồn kho không dự kiến b ng cách giảm giá bán hoặc tìm kiếm khách hàng trên các thị trường ngoại tỉnh. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú đầu tư chiều sâu, đầu tư vào những hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa.
b Gi i ph p về ao động
* Đối với nhà nước:
Cơ quan nhà nước nắm bắt nhu cầu lao động thực tế trên địa bàn, từ nguồn lực thực tế của địa phương để đào tạo nghề cho người lao động, nên tư vấn miễn phí cho người lao động để tránh việc thừa ngành này, thiếu ngành kia. Đặc biệt các trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố nên phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu để đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, cách đào tạo này vừa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện cho người lao động có tay nghề, được đào tạo ra trường có việc làm ngay không bị mất thời gian tìm việc.
84
* Đối với bản thân các doanh nghiệp
Các DN cần không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại DN có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, b ng cách:
- Tăng cường mối liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp - nhà trường nh m tìm kiếm nguồn lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, từng bước cơ giới hóa, tự