6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Một số giải pháp nâng cao kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh
cần hổ trợ doanh nghiệp về khâu tìm hiểu thị trường, cần thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế để cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp. Các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính chính xác, tính mới, tính kịp thời để doanh nghiệp lựa ch n thị trường tiêu thụ thích hợp nh m nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
3.2.5. Một số giải pháp nâng cao kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh
Bên cạnh những biện pháp từ phía cơ quan nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực đổi mới và hoàn thiện mình cho phù hợp với sự phát triển.
Thứ nhất doanh nghiệp trên địa bàn cần xây dựng chiến lược kinh doanh hợp l . Từ trước đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn đều hoạt động dựa trên những tính toán mang tính ngắn hạn hoặc những dự tính theo chủ quan của chủ doanh nghiệp. Vì không có chiến lược kinh doanh nên doanh nghiệp không định hướng được sự phát triển trong tương lai. Do đó việc xây dựng chiến lược kinh doanh có tính dài hạn là đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp có định hướng đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để chiến lược kinh doanh mang tính khả thi cao, khi xây dựng các doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển của ngành; vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến qui mô đầu tư và mức độ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thời gian qua về doanh thu, chi phí, lợi nhuận,... Chiến lược kinh doanh cần phù hợp với khả năng về vốn, năng lực cán bộ và trình độ phát triển; trong đó cần xác định r mục tiêu phát triển, ngành kinh doanh, thị
89
trường, các nguồn lực để tiến hành sản xuất kinh doanh. M i hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải nh m vào mục tiêu cụ thể của chiến lược.
Xây dựng chiến lược phù hợp phải dựa trên sự phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, xác định điểm mạnh, điểm yếu; nhận biết được cơ hội và nguy cơ tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai thực hiện quản l chuỗi cung ứng hiệu quả. Quản trị chuỗi cung ứng có thể được hiểu là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nh m đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Quản l chuỗi cung ứng hiệu quả còn giúp tìm kiếm các file lưu trữ dễ dàng hơn, xúc tiến nhanh hơn các đơn hàng, thanh toán quản l nhân viên làm việc lưu động hiệu quả, đưa sản phẩm đến nhà phân phối và khách hàng nhanh hơn. Có thể thấy, quản l chuỗi cung ứng hiệu quả không những giúp “trơn tru hóa” tất cả các mắt xích trong quy trình từ sản xuất đến tay người tiêu dùng, mà còn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần chú tr ng việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc nâng cao trình độ người lao động, trình độ quản l thì doanh nghiệp cần mạnh dạn đổi mới công nghệ nh m tạo bước chuyển biến r rệt về năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, phục vụ người tiêu dùng trong tỉnh và trên thị trường để đẩy mạnh phát triển kinh tế và xuất khẩu, góp phần cải thiện an sinh xã hội.
Bên cạnh đó UBND thành phố cần hỗ trợ hệ thống mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn k thuật; phù hợp tiêu chuẩn đạt chất lượng sản phẩm tốt đến người tiêu dùng các hàng hóa chủ lực như chế biến gỗ, may mặc, vật liệu xây dựng,...Đầu tư xây dựng các phòng thử nghiệm chất lượng
90
sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn k thuật đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực. Triển khai hoạt động thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn k thuật ở các cấp độ.
Thứ tư các doanh nghiệp bên cạnh phát triển sản xuất cần chú đến việc bảo vệ môi trường.
Trong xu thế hội nhập và đổi mới, các doanh nghiệp cần thức r ng việc phát triển kinh tế bề vững phải gắn với việc bảo vệ môi trường hay còn g i là “kinh tế xanh”. Việc bảo vệ môi trường không những là việc làm có thức với xã hội mà đó còn là lợi ích của chính bản thân doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phát triển chỉ chú đến lợi nhuận trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài, xem nhẹ việc bảo vệ môi trường đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty và cuối cùng là phải trả giá đắt.
Do vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn cần đầu tư về môi trường để có lợi ích trong tương lai. Đặc biệt các doanh nghiệp chế biến nông sản, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng cần đầu tư hệ thống xử l nước thải, xử l rác, đầu tư đổi mới công nghệ đảm bảo tính thân thiện với môi trường. Mỗi doanh nghiệp cần thức xây dựng cho mình hướng đến hình ảnh một “doanh nghiệp xanh”.