8. Kết cấu của luận văn
1.2. LÝ LUẬN VỀ TĂNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1.2.1. Khái niệm về bất bìn đẳng thu nhập
Bất bình đẳng thu nhập là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập.
Nhiều quan điểm khác nhau về tác động của nó. Một nghiên cứu năm 2010 xem nó là có lợi, trong khi các nghiên cứu khác gần đây coi đó là một vấn đề xã hội đang phát triển. Mặc dù một số bất bình đẳng thúc đẩy đầu tư nhưng khá nhiều bất bình đẳng sẽ là phá hoại. Bất bình đẳng thu nhập có thể gây trở ngại cho tăng trưởng dài hạn. Các nghiên cứu thống kê so sánh bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế hàng năm không đi đến kết luận nào.
Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập. Thực tiễn cho thấy phân phối thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong mọi xã hội cũng như trong mọi hình thái kinh tế. Xét theo chiều dài lịch sử, mặc dù cụm từ “phân phối” (distribution) lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong lý thuyết kinh tế bởi Francois Quesnay và một số nhà kinh tế trọng nông Pháp từ những năm 1750 nhưng những vấn đề lý luận về phân phối thu nhập chỉ thực sự xuất hiện sau công trình Wealth of Nations (1776) của Adam Smith và được hệ thống thành một lý thuyết phân phối thu nhập với David Ricardo
(1817). Từ đó đến nay, lý thuyết phân phối thu nhập đã không ngừng phát triển với sự đóng góp, bổ sung, hoàn thiện của các học giả các nhà kinh tế trên thế giới. Nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập bao gồm: giải thích bản chất của phân phối thu nhập, các yếu tố tác động đến quá trình phân phối thu nhập, phân tích các vấn đề nảy sinh từ kết quả của phân phối thu nhập như bất bình đẳng kinh tế, nghèo đói, sự can thiệp của nhà nước …
Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem xét mức độ bất bình đẳng thu nhập người ta thường dựa vào t trọng thu nhập được nhận bởi bao nhiêu phần trăm dân số, hệ số GINI. Một trong những chỉ số nổi bật là hệ số Gini, nhưng cũng có nhiều phương pháp khác.
Bất bình đẳng thu nhập thường được gắn với ý tưởng về “sự bất công bằng”. Nếu những người giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trong thu nhập quốc dân so với t lệ trong dân số thì được coi là “không công bằng”. Ví dụ, 20% người giàu nhất kiểm soát tới 70% thu nhập của quốc gia đó.
Phân phối theo nghĩa chung nhất được hiểu là việc chia các yếu tố sản xuất (các nguồn lực đầu vào) của một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất (các sản phẩm đầu ra) trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới hình thái là thu nhập.
Hai cách phân phối thu nhập để các nhà kinh tế có thể phân biệt phục vụ cho mục tiêu định lượng và phân tích đó là phân phối thu nhập theo cá nhân hay theo quy mô và phân phối thu nhập theo chức năng.
Các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi nhất là phân phối thu nhập theo cá nhân. Đây là cách xác định mức thu nhập của các hộ gia đình (các cá nhân) theo tổng thu nhập mà họ nhận được mà không quan tâm đến nguồn gốc thu nhập (lợi tức, lợi nhuận, tiền cho thuê, tặng, thừa kế), các nguồn gốc về địa
điểm (thành thị, nông thôn), các nguồn gốc về ngành nghề (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ), thời gian lao động.
Những người có thu nhập như nhau được xếp vào một nhóm và xếp theo mức độ tăng dần.
Bên cạnh đó phân phối thu nhập theo chức năng cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế. Loại phân phối này cố gắng giải thích phần đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân của các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, vốn). Nó cũng được hiểu là phân phối thu nhập phân bổ theo lĩnh vực. Phương pháp này không xem xét riêng rẽ từng thực thể riêng biệt mà tìm hiểu phần trăm mà người lao động nhận được nói chung và so sánh với phần trăm của tổng thu nhập phân phối dưới hình thức thuê mướn, lợi ích và lợi nhuận.
Tài liệu dùng khái niệm phân phối thu nhập theo chức năng với ngụ ý là việc phân bổ theo lĩnh vực của mỗi yếu tố sản xuất cũng phản ánh hay thể hiện sự đóng góp của lĩnh vực đó trong tổng sản lượng. Kết quả là các chính sách của nhà nước cũng phải phù hợp với mỗi lĩnh vực theo phân phối thu nhập chức năng.
Thuyết Chức Năng (Functional Theory) bị coi là không thực hiện được vai trò quan trọng của các yếu tố phi thị trường trong việc quyết định giá cả theo lĩnh vực -- chẳng hạn như vai trò của việc tập hợp sự thương lượng giữa các ông chủ và các nghiệp đoàn thương mại để tạo ra các mức lương theo khu vực hiện đại và thế mạnh của các nhà độc quyền, những chủ sở hữu đất giàu có đối với việc thao túng giá cả về vốn, sản lượng, v.v... cho lợi ích cá nhân của họ. Các quan điểm kinh tế hiện đại đang làm tăng các cuộc thảo luận về vấn đề bất bình đẳng khi cho rằng bất bình đẳng trong thu nhập là nhân tố quan trọng cho quá trình tăng trưởng. Theo IMF thì tốc độ tăng trưởng trong thu nhập của nhóm người giàu tăng nhanh hơn nhiều so với nhóm người
nghèo làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng phân hóa rộng hơn. Vì vậy, câu hỏi phân phối lại được đặt ra cho các nhà làm chính sách.
Các quan điểm kinh tế hiện tại đang làm tăng các cuộc thảo luận về vấn đề bất bình đẳng khi cho rằng sự bất bình đẳng trong thu nhập là nhân tố quan trọng cho quá trình tăng trưởng. Bất bình đẳng về thu nhập thường có tính hai mặt khá rõ, thể hiện: vừa liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, vừa phản ánh thực trạng phát triển xã hội; vừa là động lực cho tăng trưởng, vừa có thể làm giảm tăng trưởng. Hơn nữa, bất bình đẳng gia tăng gắn liền với sự chia s không đều cơ hội dịch chuyển xã hội, đồng thời cản trở dịch chuyển xã hội liên thế hệ, làm suy giảm niềm tin xã hội và niềm tin vào thể chế của người dân.
Theo lý thuyết về xã hội học, trong sự vận động và phát triển của xã hội thì bất bình đẳng xã hội luôn là một vấn đề trung tâm. Bất bình đẳng xã hội hình thành nên một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển qua những xã hội khác nhau. Điều đó cũng cho ta nhận biết được rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau trong những xã hội khác nhau và nguyên nhân chính là do thể chể chính trị và hoàn cảnh, điều kiện sinh sống của từng nơi quyết định.
Từ khái niệm bất bình đẳng đã nêu ở phần trên, ta có thể suy ra bất bình đẳng xã hội là sự không bằng nhau về mặt xã hội, tức là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất lẫn tinh thần cũng như là thỏa mãn các lợi ích đó của cá nhân trong một nhóm xã hội hay nhiều nhóm xã hội khác nhau. Các thước đo bất bình đẳng ở trên không chỉ tính theo thu nhập mà còn tính theo chi tiêu, hay sở hữu tài sản như đất đai. Bất bình đẳng có thể tính riêng cho các vùng hay nhóm dân cư. Trong phân tích, các đặc trưng của hộ gia đình và cá nhân như giáo dục, giới, nghề nghiệp cũng có thể được tính đến.
1 2 2 Đo lƣờng bất bìn đẳng thu nhập
Có khá nhiều thước đo bất bình đẳng thu nhập. Mỗi thước đo đều có những ưu và nhược điểm riêng. Ở đây xin giới thiệu một số thước đo phố biến nhất và sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm ở các chương sau.
a. Tỷ lệ Q5/Q1
Đây là cách đơn giản nhất để đo lường bất bình đẳng thu nhập bằng cách sắp xếp các nhóm theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng số dân thành các nhóm (thường là 5 nhóm) có quy mô như nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi tính xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối đều cho các gia đình, thì mỗi nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập. Nếu tất cả thu nhập chỉ tập trung vào một vài gia đình, thì 20% gia đình giàu nhất sẽ nhận tất cả thu nhập, và các nhóm gia đình khác không nhận được gì. Rõ ràng, nền kinh tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này. Chỉ tiêu đơn giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng thu nhập là t lệ giữa thu nhập bình quân nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất (Q5 Q1). Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính và dễ sử dụng, chỉ tính thu nhập của 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất nhưng không phản ánh được toàn bộ bức tranh phân phối thu nhập của tất cả dân cư.
b. Đường Lorenz
Một cách phổ biến khác để phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân là xây dựng đường orenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz(1905).
Hình 1.1. Đường cong Lorenz và hệ số Gini
Đây là một đường được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành biểu thị phần trăm dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị t trọng thu nhập của các nhóm tương ứng. Từ gốc tọa độ, ta vẽ một đường chéo biểu thị t lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng t lệ phần trăm số người có thu nhập. Nói cách khác, đường chéo đại diện cho sự “công bằng hoàn hảo” của phân phối thu nhập theo quy mô: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Còn đường orenz biểu thị mối quan hệ định lượng thực tế giữa t lệ phần trăm của số người có thu nhập và t lệ phần trăm thu nhập mà họ nhận được. Như vậy, đường cong orenz mô phỏng một cách dễ hiểu tương quan giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất. Đường orenz càng xa đường chéo thì thu nhập phân phối càng bất bình đẳng.
c. Hệ số Gini
Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nó có giá trị từ 0 đến 1 và bằng t số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong orenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới
đường bình đẳng tuyệt đối. Chỉ số Gini (Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng t lệ phần trăm, được tính bằng hệ số Gini nhân với 100.
Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Khi sử dụng hệ số Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phải thỏa mãn không tồn tại cá nhân nào có thu nhập ròng âm. Hệ số Gini còn được sử dụng để đo lường sự sai biệt của hệ thống xếp loại trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng.
Tuy hệ số Gini đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về sự phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tế nhận thấy, hệ số Gini mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối thu nhập, trong một số trường hợp, chưa đánh giá được các vấn đề cụ thể.
Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình đẳng thu nhập. Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp khi Gini < 0.4; bất bình đẳng thu nhập trung bình khi 0.4 Gini 0.5; và bất bình đẳng thu nhập cao khi Gini > 0.5.
d. Tiêu chuẩn 40 của ngân hàng thế giới
Vào năm 2003, Ngân hàng Thế giới đã đề xuất một chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy t trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn bộ dân cư. Theo chỉ tiêu này có mức độ bình đẳng cụ thể: Nếu t trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng 12% - 17% có sự bất bình đẳng trung bình và lớn hơn 17% là bất bình đẳng thấp.
1.2.3. Các nguyên nhân của bất bìn đẳng thu nhập
Từ lâu, các nhà kinh tế đã nghiên cứu thị trường các nhân tố sản xuất nhằm tìm hiểu quá trình phân phối thu nhập quốc dân. Nhiều lý thuyết đã được xây dựng để giải thích thu nhập của một nhân tố được quyết định như thế nào. Theo A.Smith, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, khi người lao động
không có ruộng đất và phải đi làm thuê để tạo ra của cải thì họ chỉ được hưởng một bộ phận giá trị sản phẩm được tạo ra đó là tiền lương. Bên cạnh đó, lợi nhuận và địa tô là những khoản khấu trừ tiếp theo vào trong giá trị sản phẩm được tạo ra và nó thuộc về nhà tư bản kinh doanh và các địa chủ; ngoài ra, lợi tức là một phần của lợi nhuận và nó thuộc về chủ sở hữu vốn.
Theo Marx, phân phối thu nhập có hai hình thức, đó là phân phối thu nhập quốc dân lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu trong xã hội tư bản được chia làm hai phần. Phần thứ nhất là người lao động nhận được tiền công, phần thứ hai là thu nhập của nhà tư bản và địa chủ. Nếu như tiền công của công nhân làm thuê chỉ đủ sống cho bản thân và cho gia đình thì phần thu nhập của tư bản và địa chủ còn tích lũy một phần để tái sản xuất mở rộng. Từ đó, nhà tư bản mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận và ngày càng giàu lên còn người công nhân thì ngày càng nghèo đi. Từ đó, Marx đưa ra kết luận, trong chủ nghĩa tư bản, tài sản tập trung trong tay một số người giàu, còn đại bộ phận dân cư chỉ có sức lao động. Do vậy, việc phân phối thu nhập theo tài sản chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, đó là cách phân phối tạo nên k bóc lột và người bị bóc lột.
Hiện nay, lý thuyết tân cổ điển về phân phối thu nhập được chấp nhận rộng rãi. Nếu tất cả các thị trường trong nền kinh tế đều là cạnh tranh hoàn hảo và các tác nhân đều tìm cách ra quyết định tối ưu, thì mỗi nhân tố sản xuất sẽ nhận được thu nhập tương ứng với phần đóng góp cận biên của mình vào quá trình sản xuất. Tiền lương thực tế trả cho mỗi lao động bằng sản phẩm cận biên của lao động và giá thuê thực tế trả cho người sở hữu tư bản bằng sản phẩm cận biên của tư bản. Thu nhập còn lại sau khi các doanh nghiệp đã thanh toán cho các nhân tố sản xuất là lợi nhuận kinh tế (tổng doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí cơ hội bao gồm cả chi phí hiện và chi phí ẩn) của chủ doanh nghiệp.
Theo lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản được xây dựng bởi Perotti (1996), bất bình đẳng thu nhập có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua quyết định của các hộ gia đình về giáo dục và sinh đ . Bố mẹ phải tối ưu việc sử dụng những nguồn lực của gia đình bằng cách cải thiện về chất lượng (giáo dục) hoặc tăng quy mô gia đình (sinh nhiều con hơn). Do giáo dục có chi phí tương đương với những thu nhập kiếm được mà họ mất đi khi ở trường, các gia đình nghèo sẽ không đầu tư vào giáo dục và thay vào đó là vào số lượng con cái. Tuy nhiên, tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự đầu tư vào nguồn nhân lực, do vậy một xã hội có bất bình đẳng cao sẽ thể hiện một số lượng lớn những gia đình nghèo đầu tư vào số lượng hơn là