TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 47)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG

TRƢỞNG KINH TẾ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP

Từ lâu, chủ đề được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển chính là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Đây là đề tài gây nhiều tranh cãi, trong một nền kinh tế thống nhất, tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là những khâu có vị trí độc lập tương đối với nhau. Tuy nhiên, trong sự phát triển kinh tế xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập có mối quan hệ tương tác với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra của cải cho xã hội, đó chính là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội. Tăng trưởng càng cao, kinh tế càng phát triển, càng có điều kiện để thực thi các chính sách công bằng xã hội. Ngược lại, phân phối thu nhập công bằng sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nó kích thích tính tích cực, sáng tạo của các cá nhân và nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó còn tạo ra một xã hội hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng. Như vậy, phân phối thu nhập công bằng vừa

là tiền đề để tạo ra ổn định xã hội, vừa là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Xu thế của bất bình đẳng thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế đã được bàn luận khá nhiều và xoay quanh câu hỏi là bất bình đẳng thu nhập tăng hay giảm trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu xem xét đã đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, rất nhiều tranh luận vẫn được đưa ra.

Nghiên cứu của Simon Kuzznets vào năm 1995 với tiêu đề “ Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập” được công bố trên Tạp chí Kinh tế Mỹ năm 1995 đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Ông là người đầu tiên giới thiệu ý tưởng về một sự liên kết giữa bất bình đẳng và phát triển. Kuznets đã chỉ ra rằng sự phát triển liên quan đến chuyển dịch dân số từ các hoạt động truyền thống sang các hoạt động hiện đại. Quá trình dịch chuyển này của dân số từ tham gia sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp cho phép Kuznets dự đoán hành vi của bất bình đẳng trong quá trình phát triển:

“Tăng trưởng ở các nước phát triển gắn liền với sự dịch chuyển khỏi nông nghiệp, một quá trình thường được gọi là công nghiệp hóa và đô thị hóa. Do đó, trong mô hình đơn giản, phân phối thu nhập cho toàn bộ dân số có thể được xem như là sự kết hợp giữa phân phối thu nhập cho người dân ở nông thôn và đô thị. Những gì mà chúng ta quan sát thấy về phân phối thu nhập trong hai khu vực đó là: (a) thu nhập bình quân đầu người của người dân ở nông thôn thường thấp hơn so với ở đô thị; (b) bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở nông thôn thấp hơn so với đô thị…Với mô hình đơn giản này, chúng ta có thể đưa ra những kết luận gì? Đầu tiên, với tất cả các điều kiện khác như nhau, tăng t trọng của dân cư đô thị không nhất thiết làm giảm tăng trưởng kinh tế; thực ra, có một số bằng chứng cho thấy rằng tăng trưởng có

thể cao hơn bởi vì năng suất bình quân đầu người ở đô thị tăng nhanh hơn trong nông nghiệp. Nếu điều này đúng, thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tổng thể tăng lên.” (Kuznets, 1995, trang 7 – 8

nh . . Đường cong h nh ch U ngư c củ uznets

Các động lực tác động gây bất bình đẳng nhiều hơn bao gồm sự tập trung tiết kiệm ở nhóm thu nhập cao hơn; sự tập trung những tài sản tạo thu nhập ở nhóm cao nhất trong phân phối thu nhập; tỉ lệ thu nhập phi nông nghiệp gia tăng; và sự khác biệt giữa thu nhập bình quân trong công nghiệp và nông nghiệp. Trong những giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, dân di cư và (nhập cư) làm việc trong ngành công nghiệp nhận mức tiền công thấp, và các nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận. Họ tiết kiệm và tái đầu tư số lợi nhuận này, làm tăng của cải của mình. Đồng thời, các tổ chức tái phân phối trước giai đoạn công nghiệp cũng biến mất. Tỉ lệ tử vong giảm, nhưng mức sinh sản vẫn cao, kết quả là người lao động mất đi sức mạnh đàm phán. Bất bình đẳng theo hướng xấu hơn. Các động lực cải thiện bất bình đẳng gồm sự tổ chức của giai cấp công nhân thành công đoàn sau những giai đoạn đầu phát

triển, thuế thừa kế và thuế thu nhập lũy tiến; sự xuất hiện của các ngành công nghiệp mới; nghề nghiệp và dịch vụ mới; và lạm phát, tất cả đều làm giảm giá trị của tiết kiệm. “Đường Kuznets” nổi tiếng chính là kết quả của những xung lực đối kháng này. Kuznets cho rằng phân phối thu nhập sẽ xấu đi trong giai đoạn công nghiệp hóa và sau đó cải thiện khi các nước trở nên giàu hơn. Ông không cho rằng chữ U ngược là mối quan hệ khả dĩ duy nhất mà chỉ nhận định nó như một khuynh hướng. Ông không bao giờ lập luận rằng (như một số nhà phê bình phản ánh) ông chọn sự bất bình đẳng cao hơn trong giai đoạn phát triển ban đầu để thúc đẩy tăng trưởng. Đây không phải là quan điểm của ông. Mà ông quan tâm nhiều hơn đến sự đầu tư quá mức vào những tài sản không sinh lợi như bất động sản và hàm ý chính trị của sự gia tăng bất bình đẳng lên nền dân chủ và ổn định chính trị. Kuznets thật sự quan tâm đến chất lượng của số liệu về bất bình đẳng: “Việc hé mở một cách chính xác ý nghĩa và ý định của chúng ta sẽ vô cùng hữu ích. Nó buộc chúng ta phải xem xét và đánh giá phê bình những số liệu sẵn có; nó ngăn chúng ta không vội vàng đưa ra kết luận dựa trên những số liệu không đầy đủ; nó làm giảm những tổn thất và sự phung phí thời gian liên quan đến những thao tác cơ học theo kiểu phù hợp với đường Pareto đối với các nhóm số liệu mà ý nghĩa của chúng, xét theo khái niệm thu nhập, đơn vị quan sát, và tỉ lệ theo tổng thể được đề cập, vẫn còn mơ hồ một cách thất vọng; và quan trọng nhất là nó đẩy chúng ta hướng đến việc thiết lập một cách có chủ đích những cầu nối có thể kiểm định được giữa số liệu hiện hữu và cấu trúc thu nhập, vốn là mối quan tâm thật sự của chúng ta”.

Vào năm 1817, trong nghiên cứu của mình, David Ricardo tuy không bàn trực tiếp nhưng theo quan điểm của ông khi lao động dư thừa ở nông thôn chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp do giới hạn ruộng đất, năng suất nông nghiệp tăng và cầu lương thực thực phẩm co dãn thấp sẽ nhận

lương thấp hơn so với lao động khu vực công nghiệp. Khi đó sẽ xuất hiện bất bình đẳng thu nhập. Nhưng ông cũng khẳng định phải tăng đầu tư phát triển công nghiệp để năng suất lao động công nghiệp tăng, nhờ đó tiền lương của lao động cũng tăng. Điều này hàm ý rằng tăng trưởng tác động dương tới bất bình đẳng thu nhập nhưng nó sẽ giảm dần theo quá trình tăng trưởng dài hạn. Đây là xu thế tuy rằng tác giả không đề cập tới khoảng thời gian như thế nào.

Theo lý thuyết của ewis, A. W. (1954), trong giai đoạn đầu, khi lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp sẽ giúp khu vực này mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng xu hướng tăng lương cho lao động di chuyển giúp họ chuyển từ mức sống thấp sang mức sống gần với mức của khu vực thành thị. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra xu thế tác động dương của tăng trưởng tới bất bình đẳng thu nhập lúc đầu tăng dần và sau đó giảm dần trong quá trình phát triển.

Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu Galor và Zeira (1993), Aghion và Bolton (1997), Chiou (1998) cho rằng trong những nước mà các chủ thể không được tiếp cận tự do với các nguồn vốn vay, bất bình đẳng hàm ý rằng một t lệ tương đối lớn của dân số sẽ nằm dưới mức chi phí chuẩn của giáo dục. Do vậy, đầu tư vào nguồn nhân lực sẽ thấp và hệ quả là tăng trưởng cũng sẽ thấp. Sự phân phối lại sẽ làm tăng tổng sản lượng và tăng trưởng bởi vì nó cho phép người nghèo có thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ. Nếu nền kinh tế phát triển, thị trường vốn sẽ được hoàn thiện, và những tác động liên quan tới sự không hoàn hảo của thị trường vốn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn ở những nước nghèo hơn là những nước giàu. Do vậy, những tác động có thể dự báo của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế sẽ lớn hơn về mức độ đối với những nước nghèo. Lập luận về sự không hoàn hảo của thị trường vốn cũng rất phù hợp để giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và t lệ đói nghèo. Trong khi bất bình

đẳng không phải luôn có nghĩa rằng một t lệ lớn của dân số là quá nghèo để tiếp cận vốn, thì một t lệ lớn của đói nghèo sẽ không có nghi ngờ gì rằng có nhiều người hơn bị giới hạn về vốn. Chẳng hạn, bất bình đẳng trong một nền kinh tế có thể cao trong khi cuộc sống của tất cả mọi người dân trong nước được cải thiện. Do vậy, chúng ta có thể dự đoán một mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và đói nghèo.

Lý thuyết mô hình tổng hợp của Benabou (1996)

Mô hình này đưa ra một cơ cấu tổng hợp mà trong đó ảnh hưởng của tái phân phối lên sự phát triển không nhất thiết là đường k . Có hai ảnh hưởng đối lập nhau. Tái phân phối là tốt nếu chỉ tiêu công cộng dùng để chi trả cho giáo dục ở một thế giới với những thị trường nguồn vốn không hoàn hảo, và sẽ là không tốt nếu tiền chỉ chuyển từ người giàu sang nghười nghèo bởi vì nó làm giảm lọi nhuận ròng có đọc từ sự đầu tư của người giàu. Bởi thế, tăng trưởng đảo chiều – hình chữ “U” liên quan tới tái phân phối và phân phối là “hình chữ U” đối với sự thiếu cân bằng.

Lý thuyết mô hình bất ổn về chính trị xã hội

Lý thuyết bất ổn định về chính trị - xã hội được xây dựng bởi các công trình nghiên cứu của Alesina và cộng sự (1996), Benhabib và Rustichini (1996), Grossman và Kim (1996) nhấn mạnh hệ quả của bất bình đẳng thu nhập đến sự bất ổn định chính trị và xã hội. Cụ thể, bất bình đẳng thu nhập là một nhân tố quan trọng quyết định đến bất ổn về chính trị và xã hội và nó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng thông qua việc làm tăng rủi ro và giảm kỳ vọng về lợi ích từ đầu tư. Bất bình đẳng thu nhập làm gia tăng xung đột xã hội và hệ quả là làm cho quyền sở hữu tài sản ít được đảm bảo và làm giảm tăng trưởng. Hơn nữa, sự tham gia của người nghèo vào tội phạm và những hành động chống đối xã hội là biểu hiện của lãng phí trực tiếp nguồn lực vì chúng không đóng góp vào hoạt động sản xuất. Những hoạt động phòng chống tội

phạm tiềm năng cũng biểu hiện một sự lãng phí nguồn lực khác nữa. Lý thuyết mô hình đối với vấn đề sinh sản/giáo dục

Theo lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản được xây dựng bởi Perotti (1996), bất bình đẳng thu nhập có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua quyết định của các hộ gia đình về giáo dục và sinh đ . Bố mẹ phải tối ưu việc sử dụng những nguồn lực của gia đình bằng cách cải thiện về chất lượng (giáo dục) hoặc tăng quy mô gia đình (sinh nhiều con hơn). Do giáo dục có chi phí tương đương với những thu nhập kiếm được mà họ mất đi khi ở trường, các gia đình nghèo sẽ không đầu tư vào giáo dục và thay vào đó là vào số lượng con cái. Tuy nhiên, tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự đầu tư vào nguồn nhân lực, do vậy một xã hội có bất bình đẳng cao sẽ thể hiện một số lượng lớn những gia đình nghèo đầu tư vào số lượng hơn là vào giáo dục. Bùng nổ dân số sẽ dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp hơn.

Lý thuyết mô hình so sánh xã hội

Theo lý thuyết mô hình so sánh xã hội của Knell (1998), Ông đưa ra một mô hình được xây dựng trực tiếp từ Bénabou (1996) trong đó các cá nhân có sự so sánh xã hội. Knell giả thiết rằng hành vi tối đa hóa lợi ích cá nhân không chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ mà còn phụ thuộc vào mức tiêu dùng trung bình của nhóm xã hội mà họ có liên quan. Trong một xã hội mà thu nhập được phân phối bất bình đẳng, các hộ gia đình nghèo bị lôi cuốn theo cách sống của tầng lớp thượng lưu và có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Kết quả là mức đầu tư vào vốn nhân lực sẽ thấp và tăng trưởng kinh tế thấp. Như vậy kết luận rút ra từ nghiên cứu này là bất bình đẳng sẽ làm tăng trưởng chậm lại.

Lý thuyết truyền thống

thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn để có tăng trưởng nhanh hơn. ý do cơ bản là để lấy thu nhập của người giàu chuyển qua cho người nghèo. Chính phủ thực hiện các chính sách tái phân phối thu nhập, ví dụ như thông qua hệ thống thuế thu nhập lũy tiến và các chương trình phúc lợi.

1 3 1 Tá động tích cực củ tăn trƣởng kinh tế đến bất bìn đẳng thu nhập

Có thể nói, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà mọi quốc gia đều theo đuổi, do đó nó cũng có nhiều mặt tích cực, và tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập là một trong số đó.

Ví dụ như, khi một quốc gia có tăng trưởng kinh tế tốt thì nguồn thu từ thuế của chính phủ sẽ tăng. Từ đó, chính phủ sẽ có nguồn lực tài chính tốt hơn để thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội. Do đó, bất bình đẳng sẽ giảm.

Có nhiều quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế có thể ảnh hưởng tích cực đến bất bình đẳng thu nhập. Các nghiên cứu có kết luận rất khác nhau về tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập. Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội ở đây là lấy thu nhập của người giàu chuyển cho người nghèo, Chính phủ phải thực hiện các chính sách tái phân phối thu nhập, ví dụ như thông qua hệ thống thuế thu nhập lũy tiến và các chương trình phúc lợi và chính vì thế sẽ làm giảm động lực lao động và gây ra tổn thất cho tăng trưởng kinh tế.

1 3 2 Tá động tiêu cực củ tăn trƣởng kinh tế đến bất bìn đẳng thu nhập

Việc chính phủ có thể chủ động chấp nhận tăng tăng trưởng kinh tế, từ đó dẫn đến gia tăng bất bình đẳng không phải là điều dễ dàng để các nhà kinh tế có thể ủng hộ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bất bình đẳng, nhất là đối với những nước đang phát triển.

Có nhiều lý thuyết cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể làm tăng thêm bất bình đẳng cũng như có nhiều quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế tác động tiêu cực đến bất bình đẳng thu nhập. Có thể kể ra các luận cứ sau:

Thứ nhất, là luận cứ của Kaldor, sau đó được Stiglitz (1969) chính thức hoá, cho rằng xu hướng tiết kiệm biên của người giàu cao hơn so với người

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 47)