THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TẠI NINH THUẬN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 78)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TẠI NINH THUẬN

3.2.1. Thực trạng bất bìn đẳng chung

Theo số liệu tính toán từ cục thống kê điều tra mức sống theo hộ gia đình trong giai đoạn 2004-2014 cho thấy thu nhập bình quân đầu người có xu hướng gia tăng trong khi chênh lệch giữa nhóm có thu nhập giàu nhất và nhóm có thu nhập nghèo nhất ngày càng dãn ra. Cụ thể chênh lệch giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) so với nhóm nghèo nhất (nhóm 1) năm 2004 là 6,8 lần, năm 2010 là 8,8 lần và đến năm 2014 là 9,6 lần.

Bảng 3.3. Thu nhập b nh quân đầu người một tháng theo nhóm hộ gi đ nh ĐVT: nghìn đồng Thu nhập trung bình Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Khoảng cách 1990 50.9 10.5 17 39 57 136 12.95 1991 63.85 19 22 45 61 172.25 9.07 1995 110.55 41.5 48 69 77 317.25 7.64 2000 234.72 82.5 114.1 149 170 666 8.07 2005 441.29 121.35 233.8 325.25 457.9 1068.1 8.80 2010 1123.8 451 561 790 1166 2760 6.12 2015 2328.5 912 1289.5 1852 2460.5 5299.5 5.81 2016 2515.6 1051 1385 1982 2627 5790 5.51

Ở bảng 3.3, thu nhập bình quân đầu người trong hộ được tính toán dựa trên số liệu mức sống hộ gia đình hằng năm, cho thấy mức thu nhập bình quân đầu người được cải thiện hằng năm. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng theo giá hiện hành chung cả tỉnh đạt 2515,6 nghìn đồng, năm 1990 đạt 50,9 nghìn đồng tăng bình quân 35% năm trong thời kỳ 1990- 2016. Năm 1990, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm thu nhập 1 (nhóm hộ nghèo nhất) đạt 10,5 nghìn đồng và đạt 1051 nghìn đồng năm 2016, của nhóm thu nhập 5 (nhóm hộ giàu nhất) đạt 136 nghìn đồng năm 1990 và năm 2016 đạt 5790 nghìn đồng.

Tốc độ tăng bình quân năm là 35%, nhóm nghèo nhất có mức tăng bình quân 30,6% năm trong khi đó nhóm hộ khá giàu và giàu có mức tăng bình quân 39,4% và 35,3%.

Cũng ở bảng 3.3, ta thấy khoảng cách thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5 ngày càng được thu hẹp theo thời gian. Nếu như vào năm 1990, khoảng cách giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất là 12,95 thì qua hàng năm con số này giảm dần và đến năm 2016, khoảng cách về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5 chỉ còn là 5,51.

Về chi tiêu hộ gia đình có sự giảm nhẹ giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất trong giai đoạn 2004- 2010: nếu như trong năm 2004, chi tiêu vào đời sống bình quân đầu người của những hộ gia đình nghèo nhất kém 5,1 lần so với những hộ gia đình giàu nhất (103 nghìn đồng so với 528 nghìn đồng) thì t lệ này đã giảm còn 4,94 lần vào năm 2014 (489 nghìn đồng so với 2.416 nghìn đồng).

Tốc độ tăng tiêu dùng của các nhóm hộ gia đình có sự chênh lệch tương đối, trung bình chung tăng khoảng 24,25% năm trong giai đoạn 2004-2014, con số này ở nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1) là 29,64% và nhóm hộ giàu nhất là 28,85%. Từ đó, có thể thấy rằng nhóm 5 có khuynh hướng tiết kiệm chi

tiêu hơn ở nhóm 1 trong giai đoạn này.

Bảng 3.4. Chi tiêu đời sống phân theo nhóm hộ gi đ nh

Đơn vị tính: 1000 đồng Năm 2004 2006 2008 2010 Tốc độ tăng bình quân (%) Chung 300 388 560 1.104 24,25 Nhóm 1 103 146 253 489 29,64 Nhóm 2 185 224 434 564 20,42 Nhóm 3 289 344 525 838 19,41 Nhóm 4 403 479 588 1.172 19,47 Nhóm 5 528 761 1.015 2.416 28,85 Khoảng cách giữa nhóm 5 và nhóm 1 5,1 5,2 4,01 4,94

(Nguồn:Điều tra mức sống hộ gia đình cục thống kê Ninh Thuận năm 2010)

3.2.2. Bất bìn đẳng thu nhập phân theo khu vực thành thị và nông thôn

Thu nhập ở thành thị và nông thôn đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004-2014. Năm 2004, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 557 nghìn đồng gấp 1,6 lần so với khu vực nông thôn đạt 344 nghìn đồng, đến năm 2008 tăng lên cao nhất trong giai đoạn là 26 lần, sau đó giảm dần đến năm 2014 còn1,11 lần. Khoảng cách này có xu hướng giãn ra là do tốc độ tăng thu nhập ở nhóm hộ giàu nhất tăng nhanh hơn so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1), do vậy, có thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo khi có những biện pháp hỗ trợ, tạo việc làm nâng cao năng suất lao động cho người lao động thuộc các hộ nhóm 1. Đồng thời, ở nông thôn phát triển chủ yếu

kinh tế nông nghiệp, thủy sản. Do vậy, việc tạo điều kiện về giống cây trồng hay các phương pháp nhằm tăng năng suất giống cây trồng, vật nuôi cho những hộ gia đình thuộc nhóm 1 cũng có thể làm tăng thu nhập và giảm đi khoảng cách chênh lệch. Tuy vậy, tốc độ tăng thu nhập bình quân trong giai đoạn 2004 – 2014 ở khu vực nông thôn là 15.44% thấp hơn so với khu vực thành thị là 17.61% nên chênh lệch về thu nhập bình quân giữa 2 khu vực có xu hướng giãn ra.

Bảng 3.5. Thu nhập b nh quân đầu người phân theo thành thị và nông thôn Đơn vị tính: nghìn đồng Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2016 Thành thị 557 717 945 1.347 2.126 2.061 Nông thôn 344 418 576 997 1.411 1.861 Chênh lệch về thu nhập 1,6 1,7 2,6 1,4 1,5 1,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2015)

Về chi tiêu, chi tiêu có xu hướng tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Bảng 3.5 cho thấy năm 2010 chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng ở khu vực nông thôn đạt 920 nghìn đồng, tăng 3,3 lần so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004-2010 là 15.54% năm. Trong khi đó, ở khu vực thành thị chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng đạt 1.436 nghìn đồng vào năm 2010, tăng 3,4 lần so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004-2010 là 14.36% năm, Mức chi tiêu cho đời sống ở khu vực thành thị gấp 1,5 lần ở khu vực nông thôn vào năm 2004 và 1,6 lần năm 2010, t lệ này có xu hướng gia tăng dần khoảng cách nhưng không rõ rệt trong giai đoạn 2004-2010.

3.2.3. Bất bìn đẳng theo hệ số Gini

Chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo trong dân cư có thể được biết qua hệ số GINI hoặc tiêu chuẩn “40%”. Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI bằng 0 là không có sự chênh lệch. Hệ số GINI càng tiến gần về 1 thì sự chênh lệch ngày càng tăng và bằng 1 khi thu nhập có sự chênh lệch tuyệt đối.

Tại Ninh Thuận, hệ số GINI dựa trên thu nhập bình quân đầu người có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 1990-2016 và ở mức chấp nhận được. Năm 1990, hệ số GINI là 0.434 và vào năm 2016 con số này là 0.316. Điều này cho thấy mô hình tăng trưởng kinh tế tương đối công bằng của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn này.

Bảng 3.6. Bất b nh đẳng thu nhập ở tỉnh Ninh Thuận

Khoảng cách giảu nghèo GINI

1990 12.95 0.434 1991 9.07 0.433 1995 7.64 0.420 2000 8.07 0.409 2005 8.80 0.384 2010 6.12 0.349 2015 5.81 0.324 2016 5.51 0.316

(Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên số liệu VHLSS của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận)

3.2.4. Bất bìn đẳn t eo ƣớng tiếp cận một số dịch vụ ơ bản

Dịch vụ xã hội cơ bản là hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội để đảm bảo các giá trị và chuẩn mực xã hội được thừa nhận (theo I SSA và

GIZ, 2011).

Ninh Thuận (và cả nước nói chung) không chỉ đặt mục tiêu phát triển kinh tế mà còn quan tâm cải thiện đời sống của người dân. Vì vậy, mà trong hầu hết các văn kiện chính trị, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các vùng, tỉnh luôn đề cập đến vấn đề này. Địa phương đã tập trung phát triển hệ thống dịch vụ cơ bản cho người dân, cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, có thể nói rằng hệ thống này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, kể cả về lượng lẫn về chất. Đặc biệt là vẫn còn khá nhiều cách biệt trong việc tiếp cận, sử dụng các loại hình dịch vụ an sinh xã hội sẵn có giữa các nhóm dân cư, nhất là nhóm nghèo có thu nhập thấp và dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những phân tích sau đây sẽ đưa ra khái quát tình hình tiếp cận một số dịch vụ cơ bản.

Tiếp cận hệ thống giáo dục, đào tạo

Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo một thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Mạng lưới giáo dục phát triển rộng khắp cùng với các chính sách hỗ trợ giáo dục như cấp học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập… cho các nhóm đối tượng chính sách ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội là cơ sở để học sinh địa phương có cơ hội đi học nhiều hơn. Giáo dục tối thiểu (trung học cơ sở) cơ bản đã đạt được.

Bảng 3. . Tỷ lệ đi học chung theo cấp học, thành thị, n ng th n và nh m thu nhập củ Ninh Thuận năm học 2015-2016

Đơn vị: Vùng/Nhóm Tiểu học THCS THPT Thành thị 100 95,5 82,7 Nông thôn 98,7 90,3 77,5 Nhóm 1 94,5 82,6 55,8 Nhóm 2 99 94,7 67,3 Nhóm 3 100 97,5 77,2 Nhóm 4 100 99,7 80,2 Nhóm 5 100 99,8 90,1

Nguồn: Cục Thống kê tính toán từ số liệu V năm 2014)

Số liệu ở bảng 3.7 về t lệ đi học chung theo các nhóm thu nhập và thành thị - nông thôn cho thấy khả năn tiếp cận giáo dục của tr em nhóm 1- nhóm nghèo nhất (20% dân cư có thu nhập thấp nhất) và khu vực nông thôn còn hạn chế, luôn thấp hơn các nhóm thu nhập cao hơn và thấp hơn khu vực thành thị. Càng ở cấp học cao hơn thì t lệ đi học ở các nhóm nghèo càng giảm. Thực tế này hàm ý rằng học sinh nhóm nghèo không đến trường đi học là do điều kiện gia đình nghèo, không đủ trang trải chi phí ăn học, hoặc phải ở nhà phụ giúp gia đình, phụ giúp kinh tế. Dù là lý do nào đi nữa thì việc tuyên truyền, vận động và hỗ trợ có điều kiện cho các trường hợp này là cần thiết để các con em nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận đầy đủ dịch vụ cơ bản nhằm đảm bảo hoàn thành giáo dục tối thiểu.

Hộ nghèo tiếp cận giáo dục chủ yếu ở loại trường công. Hệ thống trường ngoài công lập có dịch vụ chăm sóc và giáo dục tốt hơn nhưng lại có chi phí cao, hộ nghèo rất khó tiếp cận. Tuy vậy, vẫn có t lệ nhỏ những hộ nghèo cho con học ngoài trường công do có rào cản trong việc tiếp cận hệ

thống giáo dục công lập.

Bảng 3.8. Tiếp cận giáo dục theo loại trường đ ng học, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập của Ninh Thuận năm học 2015-2016

Đơn vị:

Công lập Dân lập Tư thục Khác Chung Thành thị 84,5 6,7 4,6 4,2 100 Nhóm 1 92,2 2,5 1,4 3,9 100 Nhóm 2 89,4 3,2 3,7 3,7 100 Nhóm 3 84,1 7,1 5,2 3.6 100 Nhóm 4 82,1 8,3 5,7 3,9 100 Nhóm 5 74,8 12,4 7 5,8 100 Nông thôn 94 2,5 0,5 3 100 Nhóm 1 93 2,5 0,3 4,2 100 Nhóm 2 92,7 3,1 0,6 3,6 100 Nhóm 3 92 3,5 0,7 3,8 100 Nhóm 4 90 4,9 1,7 3,4 100 Nhóm 5 85,5 6 4 4,5 100 100 Toàn tỉnh 89,25 4,6 2,55 3,6 100 Nhóm 1 92,6 2,5 0,85 4,05 100 Nhóm 2 91,05 3,15 2,15 3,65 100 Nhóm 3 88,05 5,3 2,95 3,7 100 Nhóm 4 86,05 6,6 3,7 3,65 100 Nhóm 5 80,15 9,2 5,5 5,15 100

Nguồn: Cục Thống kê Ninh Thuận tính toán từ số liệu V năm 2015)

Số liệu bảng 3.8 phản ánh rằng: hộ nghèo tiếp cận giáo dục chủ yếu ở loại trường công. Trong khi đó có 7,8% và 7% số hộ nghèo thành thị và nông

thôn cho con cái học ngoài hệ thống trường công lập thì con số này ở nhóm hộ giàu tương ứng là 25,2% và 14,5%. Hệ thống trường ngoài công lập có dịch vụ chăm sóc và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục tốt hơn thường có chi phí cao, hộ nghèo rất khó tiếp cận.

Tiếp cận hệ thống chăm s c y tế

Tính toán từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2014 cho thấy trên 40% dân số đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Đơn vị :

nh 3. . Tỷ lệ người kh m ch bệnh c bảo hiểm y tế ho c sổ th kh m ch bệnh miễn phí chi theo nh m thu nhập, thành thị – n ng th n củ

tỉnh Ninh Thuận

Nguồn: Cục thống kê Ninh Thuận tính toán từ số liệu V năm 2015)

Trong số những người có sử dụng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, t lệ sử dụng bảo hiểm y tế hay th /sổ khám chữa bệnh miễn phí chiếm 66.7% (64.1% nông thôn và 72.6% thành thị). Theo quy định về chuẩn nghèo hiện hành của Chính phủ, giả định rằng 100% số người nghèo đều có bảo hiểm y tế do Nhà nước cấp miễn phí thì hình 3.3 cho thấy còn một bộ phận dân cư có

thu nhập thấp phải tự bỏ tiền cho việc khám chữa bệnh.

T lệ khám, chữa bệnh của nhóm nghèo thành thị có bảo hiểm y tế thấp hơn nhóm giàu (64% so với 78%). Ngoài ra, ta còn bắt gặp thực tế rằng người giàu có bảo hiểm y tế nhưng đôi khi lại đăng ký khám chữa bệnh dịch vụ để hưởng chất lượng tốt hơn, còn người nghèo phải khám dịch vụ là bởi vì họ không có bảo hiểm y tế.

Thực tế này có hàm ý rằng chính sách hỗ trợ người dân không có bảo hiểm y tế của địa phương không chỉ tập trung vào người, hộ gia đình có thu nhập dưới chuẩn nghèo mà cũng cần phải hướng tới những cả nhóm cận nghèo, người có thu nhập thấp.

Người nghèo có xu hướng điều trị nội trú cao hơn ở cơ sở y tế công lập hơn là bệnh viện Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường. Người giàu lại điều trị nội trú ở bệnh viện nhà nước hoặc cơ sở y tế tư nhân. Gánh nặng chi phí có thể là một trong những nguyên nhân để người nghèo chọn điều trị ở cơ sở y tế xã phường thay vì cơ sở y tế tư nhân như người giàu.

3.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

3.3.1. Thống kê và phân phối xác suất của các biến trong mô hình

Ở bảng 3.9, luận văn trình bày một số thống kê cơ bản của một số biến trong mô hình. Giá trị LnGINI bình quân là 3,64, giá trị nhỏ nhất là 3,45 và giá trị lớn nhất là 3,77. Thống kê cơ bản của một số biến khác được sử dụng trong mô hình được thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây.

Bảng 3.9. Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình

Tên biến Số quan

sát Mean Độ lệch chuẩn (std.dev) Min Max lngini 27 3.645213 0.1050132 3.454402 3.769979 lny 27 1.814959 0.708603 .8058458 2.97501 Dieukiensong 27 1.435302 0.1894679 1.099032 1.73545 Nguồn LS 27 23.43035 10.44864 13.33 41.98887

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Về cơ bản số liệu thống kê với giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng lớn nhất và nhỏ nhất của các biến cho thấy số liệu có độ hội tụ và không bị nhiễu, có thể sử dụng được.

Các hình dưới đây sẽ mô tả phân phố xác suất của các biến độc lập của mô hình. Những thông tin này sẽ hữu ích để phân tích sau này.

Dưới đây là phân bố xác xuất của một số biến cơ bản:

Hình 3.3. Phân bố xác suất của phân phối b nh đẳng trong thu nhập

Phân bố xác suất của biến lnGDP/ng hay lny

Hình 3.4. Phân bố xác suất của lnGDP/ng

(Nguồn: Cục thống kê Ninh thuận và tính toán của tác giả)

3.3.2. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích

Các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế có thể làm tăng hoặc giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Liệu rằng quan hệ này có phải

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)