8. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích
Các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế có thể làm tăng hoặc giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Liệu rằng quan hệ này có phải là dạng tuyến tính? Ta có thể quan sát biểu đồ hồi quy giữa LnGDP và GINI ở hình 3.11 thể hiện rõ xu hướng tuyến tính giữa các biến tăng trưởng (LnGDP), khoảng cách giàu nghèo (KC) và biến bất bình đẳng đo lường bằng hệ số GINI. Vì vậy, sử dụng dạng hàm có dạng tuyến tính với biến phụ thuộc là nGDP trong trường hợp này sẽ là phù hợp.
Hình 3.5. Mối quan hệ gi a lnGDP/n -lny và lnGINI
Hình 3.5 cũng cho ta thấy khi xem xét GINI với LnGDP thì hai nhân tố này có quan hệ ngược chiều.
Mối quan hệ này tương tự khi xem xét phân phối thu nhập dựa trên vốn con người. Kết quả khảo sát dựa trên hình 3.6 cho thấy bất bình đẳng (lngini) và vốn con người có quan hệ ngược chiều.
Hình 3.6. Mối quan hệ gi a lngini và vốn con người - h
Hình 3.7. Mối quan hệ gi a lngini và dieukiensong
Với đường xu hướng như trên kỳ vọng rằng các tác động của tăng trưởng kinh tế cùng các biến đặc trưng của địa phương sẽ tác động làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở tỉnh .
Bảng 3.10. Kết quả ước lư ng
Biến phụ thuộc Bất bình đằng thu nhập - lngini Biến độc lập Hệ số ước lượng
lny -0.07488*** (0.01160) LS -0.0567** (0.0264) dieukiensong -0.0041*** (0.000471) Tung độ gốc 3.9586*** (0.0255) R- sq 0,994
Biến độc lập Hệ số ước lượng for heteroskedasticity Durbin-Watson 1.098948 vif <10 N 27 Prob>F 0.000
Ghi chú: trong ) là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1 5 và 10 (Nguồn: Xử lý từ số liệu niên giám thống kê của tỉnh Nình Thuận)
Từ bảng kết quả hồi quy ta thấy mô hình 1 có hệ số xác định là R2 = 0,994% chứng tỏ các biến lny, S và đieukiensong giải thích được 99.4% sự biến đổi của biến phụ thuộc lngini.
Các kiểm định
Một khi mô hình kinh tế lượng được xác định thì chúng ta cần phải xem xét lại mô hình có vi phạm một trong ba hiện tượng sau hay không: Hiện tượng đa cộng tuyến , hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi . Nếu vi phạm một trong ba hiện tượng này, chất lượng mô hình hồi quy sẽ giảm.
Thứ nhất, qua kết quả phân tích sau Prob(F-statistic) = 0.000 < 0.05 ở tất cả các kết quả tương ứng với các cột, nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa các biến và chấp nhận giả thiết hệ số hồi quy của các biến khác không. Có nghĩa là mô hình phù hợp.
Thứ hai, các kiểm định t với kết quả tại biểu Coefficients, tất cả các giá trị Sig. = p(t) tương ứng với các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05.
Thứ ba, kiểm định Breusch – Pagan có Prob > chi2 = 0.2627 > 0,05 nghĩa là không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất.
mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Thứ năm, các giá trị VIF gắn với các biến giải thích (biến độc lập) số lớn hơn 10 cho thấy các mô hình mắc hiện tượng nội sinh và biến giải thích có thể đa công tuyến. Vì vậy chưa thể sử dụng kết quả để đánh giá và sẽ phải xử lý bằng phương pháp hội quy hai giai đoạn dưới đây
3.3.3. Xử lý vấn đề nội sinh
Do các biến độc lập như tăng trưởng kinh tế - lny hay lnGDP/ng và biến nguồn lực – S có tương quan với nhau cũng như biến điều kiện sống. Vì tăng trưởng phụ thuộc vào các nguồn lực theo tổng cung và điều kiện số thể hiện cầu hàng hóa của hộ gia đình. Vì vậy sử dụng phương pháp ước lượng hai giai đoạn với biến công cụ là LS và dieukiensong. Kết quả ước lượng như dưới đây.
Bảng 3.11. Kết quả hồi quy h i gi i đoạn
Biến phụ thuộc - lngini
Biến độc lập Hệ số ước lượng lny -0.14888*** (0.0037) Tung độ gốc 3.9154*** (0.00721)
R- sq 0.983
N 27
Prob>F 0.000
Ghi chú: trong ) là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1 5 và 10 (Nguồn: Xử lý từ số liệu niên giám thống kê của tỉnh Nình Thuận)
Kết quả hồi quy này có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Ninh Thuận có tác động cải thiện tình trạnh BBĐ về thu nhập ở đây. Hệ số hồi quy là -0.1488 nghĩa là khi các nhân tố khác không đổi khi tăng trưởng GDP ng tăng 1% thì hệ số GINI sẽ giảm 0,1488%.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Như vậy, chương 3 đã ước lượng tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập được đo lường bằng hệ số bất bình đẳng Gini, điều kiện sống. Kết quả đã cho thấy biến tăng trưởng kinh tế có quan hệ chặt chẽ đến bất bình đẳng thu nhập và kết quả hồi quy đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu ở chương 3 của luận văn chính là cơ sở cho phần kiến nghị và hàm ý chính sách ở chương 4.
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Đã có khá nhiều lý thuyết giải thích về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập.
Những bài học kinh nghiệm của các nước đã cho thấy thực tế rằng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập luôn gắn liền với nhau trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.
Chúng ta cần nhìn nhận, xem xét vấn đề bất bình đẳng thu nhập và vấn đề tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập.
Tăng trưởng kinh tế bền vững phải được gắn kết với thực hiện công bằng xã hội.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Ninh Thuận, luận văn đã đưa ra sự phân hóa giàu nghèo dưới áp lực của tăng trưởng kinh tế; việc phân bổ của lợi ích tăng trưởng kinh tế; khoảng cách giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất.
Luận văn đã lượng hóa được tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập thông qua dữ liệu hình thành mô hình hồi quy.
Mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá là không thể, điều quan trọng ở đây là cần phải chấp nhận bất bình đẳng thu nhập trong một phạm vi được cho là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong dài hạn.
Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong chế độ phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội.
Phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội cần phải phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng là hai hiện tượng gắn liền với nhau trong quá trình phát triển.
Thứ hai, xu hướng tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập chỉ ra rằng tại Ninh Thuận thì tăng trưởng kinh tế có góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Điều này là tương đối phù hợp với các lý thuyết kinh tế.
Thứ ba, thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Ninh Thuận đang giảm và khoảng cách bất bình đẳng thu nhập có xu hướng thu hẹp lại theo quá trình tăng trưởng. Khoảng cách thu nhập có xu hướng thu hẹp lại và thu nhập trung bình của tất cả nhóm dân cư có xu hướng tăng đều
4.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa phải đảm bảo kết quả tăng trưởng được phân phối công bằng là định hướng phát triển trên cơ sở “tăng trưởng trong công bằng”, mọi người dân đều được hưởng lợi từ kết quả tăng trưởng. Do đó, cần phải nâng cao mô hình tăng trưởng kinh tế sao cho tiếp tục có lợi cho người nghèo, làm tăng thu nhập cho người nghèo lớn hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế. Để làm được điều đó, Ninh Thuận cần:
4.2.1. Tiếp tụ p át uy mô ìn tăn trƣởng gắn với giảm bất bìn đẳng thu nhập
Ninh Thuận đã và đang thực hiện tốt việc tăng trưởng kinh tế gắn với giảm bất bình đẳng thu nhập. Đây là mô hình tăng trưởng tiến bộ. Tuy tốc độ tăng trưởng còn nhiều bất cập nhưng địa phương đã giải quyết khá tốt việc phân chia tăng trưởng đó cho đại bộ phân người dân. Đây cũng là mô hình tăng trưởng phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vì thế, chính quyền Ninh Thuận cần tiếp tục phát huy nhằm đảm bảo mọi người dân được tiếp tục hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.
4.2.2. Nâng cao chất lƣợng củ tăn trƣởng kinh tế
Để đảm bảo một tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững thì cần thiết phải nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn. Chuyển đổi quá trình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào vốn đầu tư mà phần lớn là ngân sách sang quá trình tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng mạnh vốn đầu tư của khu vực tư nhân để khai thác tiềm năng.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xem đây là nhân tố quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của kinh tế Ninh Thuận. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của thực tiễn.
Tiếp tục đẩy mạnh tăng cường đầu tư cho khoa học, công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn.
Cần có những chính sách nhằm tạo ra môi trường đầu tư và chuyển dịch trọng tâm của nền kinh tế sang những lĩnh vực có năng suất cao và tăng trưởng nhanh như những lĩnh vực trong công nghiệp và dịch vụ phù hợp với chiến lược của địa phương. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với cải thiện điều kiện và môi trường sống.
4 2 3 Đảm bảo mọ n ƣờ ân đƣợ ƣởng lợi ích từ các chính sách công
Khi mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập càng gắn kết thì vai trò của an sinh xã hội đối với quá trình tăng trưởng và giảm bất bình đẳng càng cần phải đặc biệt chú trọng. Chính quyền địa phương phải tìm cách nhằm đảm bảo cho mọi người dân được hưởng chính sách ưu đãi. Tăng đầu tư các dự án công vào những khu vực kém phát triển. Đầu tư các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông, cung cấp điện và nước sạch nhằm mang lại lợi ích thông qua 2 kênh chính: Thứ nhất tạo công ăn việc
làm trong quá trình xây dựng và thứ hai cung cấp dịch vụ sau khi quá trình thi công hoàn tất.
Đồng thời cần chú trọng dến vấn đề giải quyết việc làm, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, thực hiện hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo với ưu đãi về lãi suất, thời hạn hỗ trợ. Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công, giáo dục cơ sở và chăm sóc sức khỏe cần được cung cấp ở mọi nơi với chi phí hợp lý.
Cần nâng cao chất lượng các dịch vụ công, điều này sẽ tác động trực tiếp đến người nghèo, khác với các dự án đầu tư vào khu vực công với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và gián tiếp trợ giúp người nghèo. Giáo dục cơ sở và chăm sóc sức khỏe cũng cần phải được cung cấp ở mọi nơi với chi phí phù hợp. Nước sạch và các dịch vụ vệ sinh môi trường không thể thiếu. Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cần thu hẹp lại. Cải thiện hệ thống an sinh xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
4.2.4. Xây dựng và thực hiện mô ìn tăn trƣởng công bằng, vì n ƣời nghèo
Trong mô hình cần phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong việc nâng cao năng suất lao động , đầu tư tăng trưởng, tạo việc làm và mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Mô hình tăng trưởng cần phải đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và đạt được trên diện rộng cho người nghèo. Kích thích những người có năng lực tài chính, vốn nhân lực làm giàu hơn mà quan trọng nhất là thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế; tạo điều kiện cho những nhóm yếu thế, người nghèo có thể tiếp cận các nguồn lực và nâng cao năng lực của họ để tự họ có thể tạo ra thu nhập cao hơn thích ứng tốt hơn với nền kinh tế thị trường.
4.2.5. Cần có chính sách về vấn đề di dân thích hợp
phát triển là việc di dân từ nông thôn ra thành thị nhằm cải thiện thu nhập. Những vấn đề phát sinh ở đây là khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và sản xuất vào đời sống của họ bị hạn chế, vì vậy sẽ dẫn đến hậu quả là vấn đề nghèo và phân hóa giàu nghèo gia tăng ở thành thị. Chính quyền địa phương nên có chính sách hạn chế những mặt tiêu cực từ vấn đề di dân này, bên cạnh đó cần có những giải pháp về vấn đề nhà ở, sinh hoạt, việc làm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Như vậy, chương 4 đã trình bày một số quan điểm nhằm giải quyết tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập. Trên cơ sở đó cùng với những nghiên cứu ở chương 2 và chương 3, luận văn đưa ra một số giải pháp cần thiết hiện nay nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Nghiên cứu t c động củ tăng trưởng kinh tế đến bất
b nh đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”, đề tài đã thực hiện
được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. uận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập ở nhiều khía cạnh khác nhau; lượng hóa được tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1991 – 2016. Những kết luận chính mà đề tài rút ra bao gồm:
1.Luận văn đã lượng hóa được tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập dựa trên số liệu thứ cấp. Luận văn đã sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định và kết quả phân tích định lượng cho thấy tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến bất bình đẳng thu nhập ở Ninh Thuận, cần tiếp tục phát huy mô hình tăng trưởng này.
2.Thông qua phân tích đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập , luận văn đã chỉ rõ: Ninh Thuận đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao thu nhập bình quân đầu người, giảm bất bình đẳng thu nhập. Sự phân hóa giàu nghèo có tính tương đối dưới sự tăng trưởng kinh tế. ợi ích của tăng trưởng kinh tế được phân bố khá đồng đều. Chính vì vậy mà bất bình đẳng ngày càng được thu hẹp.
3.Trên cơ sở phân tích thực trạng và quan điểm, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực của bất bình đẳng cũng như hạn chế tác động tiêu cực của chúng như: Xây dựng mô hình tăng trưởng công bằng vì người nghèo; điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội nhằm hướng tới các đối tượng yếu thế; đảm bảo người dân được chia s thành quả sự phát triển dựa trên sự quan tâm đến ba lĩnh vực trọng yếu bao gồm: giáo dục, y tế
và an sinh xã hội.
4.Luận văn đề xuất một số quan điểm nhằm gắn kết giữa tăng trưởng và công bằng trong phân phối thu nhập. Các quan điểm bao gồm: duy trì tăng