Phân nhóm các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 44)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.6.1. Phân nhóm các doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh là công cụ để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, một ngành hoặc một lĩnh vực kinh doanh. Trong phân tích hiệu quả kinh doanh của ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau về quy mô, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động thì phải thực hiện phân nhóm các doanh nghiệp theo các nhóm để có thể so sánh, đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đƣa ra hai hƣớng phân nhóm chủ yếu nhƣ sau:

a. Phân nhóm theo quy mô tài sản

Quy mô của doanh nghiệp có thể đƣợc hiểu là quy mô về nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô mạng lƣới tiêu thụ….Mô hình lý thuyết lợi ích kinh tế theo quy mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô đƣợc thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lƣợng sản phẩm. Lợi ích kinh tế theo quy mô có đƣợc bởi các lý do là giảm thiểu chi phí cố định và hiệu quả của tính chuyên môn hóa. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thƣơng hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ nhƣ dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn) cũng nhƣ cơ hội hợp tác kinh doanh.

33

Theo kết quả nghiên cứu của John Rand và Finn Tar (2002), Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

b. Phân nhóm theo lĩnh vực kinh doanh

Một môi trƣờng kinh doanh có thể thuận lợi đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này nhƣng lại khó khăn đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Nên chúng ta cần phân loại các doanh nghiệp phân tích để thấy đƣợc ảnh hƣởng của lĩnh vực hoạt động đến hiệu quả kinh doanh.

1.6.2. Phân tích đặc trưng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

a. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đặc trƣng bởi việc xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ các phƣơng tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng nhƣ các chính sách tài trợ.

Mục tiêu hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, khi lợi nhuận đạt đƣợc càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc mang lại hiệu quả khi các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng là tiết kiệm nhất với tính hữu ích là cao nhất.

Do đó khi phân tích hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp thì đầu tiên là đi vào phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và doanh thu trong các doanh nghiệp để từ đó tìm ra các giải pháp giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ để gia tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài việc so sánh mục tiêu kế hoạch đề ra, doanh nghiệp còn có thể tiến hành so sánh giữa doanh thu thực tế năm nay với doanh thu năm trƣớc để đánh giá tốc độ tăng trƣởng giữa năm này so với những năm trƣớc.

34

Nhƣ trên đã trình bày khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là muốn so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu đƣợc. Để đạt hiệu quả cao nhất thì chi phí bỏ ra là thấp nhất với kết quả đạt đƣợc là cao nhất.

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm chỉ tiêu tổng hợp (Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời) và chỉ tiêu cá biệt (Nhóm các chỉ tiêu đó phản ánh đƣợc sản xuất, mức hao phí cũng nhƣ sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn.)

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tạo thành từ tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, khi đi vào phân tích hiệu quả kinh doanh thì cần phải phân tích hiệu quả của từng yếu tố, bộ phận cấu thành nên hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp và phân tích hiệu quả tổng hợp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng, do vậy không thể sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá mà cần thiết phải đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu để đo lƣờng và đánh giá một cách chính xác và khoa học. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động và phân tích khả năng sinh lời.

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, ngƣời ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phƣơng tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt đƣợc. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loại phƣơng tiện khác nhau thƣờng đƣợc sử dụng với nhiều tên gọi nhƣ: hiệu suất, năng suất, tỷ suất…

Và sau đây là các chỉ tiêu dùng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản: + Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp

35

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Vốn lƣu động (Tiền, đầu tƣ ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho..) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn. Quá trình vận động của VLĐ bắt đầu từ việc dùng tiền để mua sắm vật tƣ dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và sau đó tổ chức khâu tiêu thụ để thu hồi lại vốn dƣới hình thái tiền tệ ban đầu. Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh liên tục của mỗi doanh nghiệp mà thời gian luân chuyển VLĐ sẽ dài, ngắn khác nhau.

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng VLĐ đƣợc biểu thị bằng tốc độ luân chuyển VLĐ. Chỉ tiêu phản ảnh tốc độ luân chuyển VLĐ gọi là hiệu suất sử dụng VLĐ hay còn gọi là số vòng quay VLĐ. Trong nội dung phân tích tác giả sẽ đi làm rõ hiệu suất sử dụng đối với tài sản ngắn hạn (Hiệu suất sử dụng VLĐ)

- Phân tích khả năng sinh lời

Để có thể đánh giá đầy đủ về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì cần phải phân tích hiệu quả tổng hợp. Phân tích hiệu quả tổng hợp sẽ cho ta thấy đƣợc khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu quả tổng hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích hiệu quả tổng hợp này đƣợc thực hiện thông qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà cụ thể là thông qua việc phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp và phân tích khả năng sinh lời từ tài sản nên bao gồm các chỉ tiêu:

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

+ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời tài sản.

Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng khi phân tích khả năng sinh lời của tài sản có thể đƣợc tính riêng cho từng loại hoạt động và cũng có thể tính chung cho cả doanh nghiệp. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản chủ yếu là phân tích hai

36

chỉ số sau: Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE).

+ Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE)

Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tạo ra đƣợc lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Để có vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải đi vay nợ hoặc tìm cách gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu nhƣ chỉ tiêu ROE cao thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi cho vấn đề gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

b. Đặc trưng của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

Sau khi phân tích đƣợc các nội dung trên, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp các đặc trƣng: giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn ứng với từng nhóm mẫu mà tác giả sẽ trình bày cụ thể ở phẩn mô tả mẫu.

- Giá trị trung bình

Giả sử (X1, X2 , …, Xn ) là mẫu ngẫu nhiên của biến ngẫu nhiên X, khi đó biến ngẫu nhiên ký hiệu và xác định theo công thức sau:

̅ = = ∑

đƣợc gọi là trung bình mẫu ngẫu nhiên của X hay Giá trị trung bình.

Ý nghĩa: Giá trị trung bình của mẫu là giá trị làm đại diện cho tất cả các giá trị của mẫu và nó đại diện hợp lý khi các giá trị của mẫu tƣơng đối đồng đều và đƣợc dùng để ƣớc lƣợng kỳ vọng toán của biến ngẫu nhiên X.

Ứng dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh: Trong phân tích hiệu quả kinh doanh của một ngành, giá trị trung bình là giá trị đại diện cho tất cả các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Giá trị trung bình đặc trƣng cho hiệu quả kinh doanh chung của ngành.

37

Khoảng biến thiên là khoảng chênh lệch giữa giá trị lớn nhất (Max) và giá trị nhỏ nhất (Min) của mẫu nghiên cứu. Khoảng biến thiên đƣợc xác định bằng công thức:

Range = Max – Min

Ý nghĩa: Giá trị khoảng biến thiên cho thấy mức độ chênh lệch giữa các biến trong mẫu nghiên cứu.

Ứng dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh: Mức độ chênh lệch hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đƣợc thể hiện qua giá trị khoảng biến thiên.

- Độ lệch chuẩn

Phƣơng sai là tham số để đo lƣờng sự biến thiên (hay phân tán) của dữ liệu trong mẫu, vì nó đã quan tâm đến độ lệch của mỗi quan sát so với số trung bình, loại bỏ ảnh hƣởng của kích thƣớc mẫu. Tuy nhiên, điểm yếu của phƣơng sai là không cùng đơn vị tính với Giá trị trung bình. Đơn vị tính của phƣơng sai là bình phƣơng của đơn vị tính của trung bình. Chẳng hạn, đơn vị tính của thời gian chạy trung bình là giây trong khi đó đơn vị tính của phƣơng sai là giây bình phƣơng. Để giải quyết vấn đề này, ngƣời ta lấy căn bậc 2 của phƣơng sai và kết quả này gọi là độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

Độ lệch chuẩn đƣợc xác định bởi công thức sau: S = √∑ ( ̅) với n 30 S = √∑ ( ̅)

với n 30

Ý nghĩa: Giá trị độ lệch chuẩn của mẫu nghiên cứu giúp cho ta nhận biết mức độ chênh lệch hay sự đồng đều của các giá trị của mẫu quanh số trung bình của nó.

38

Ứng dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh: Giá trị độ lệch chuẩn trong phân tích hiệu quả kinh doanh thể hiện mức độ phân tán của từng doanh nghiệp so với hiệu quả kinh doanh trung bình của ngành.

Từ các tiêu chí đó tác giả sẽ có những nhận xét tổng quát hơn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả sẽ đƣa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 giới thiệu một cách tổng quan lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra chƣơng 1 còn trình bày tổng quan các nhân tố có thể tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này bao gồm cả các nhân tố tài chính và phi tài chính, nhân tố bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp. Mức độ tác động của các nhân tố này rất khác nhau đối với doanh nghiệp ở các nƣớc khác nhau, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau cũng nhƣ ở từng doanh nghiệp cụ thể.

40

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

THANH KÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. TỔNG QUAN NGÀNH KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG TẠI TP ĐÀ NẴNG 2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của ngành khách sạn nhà hàng 2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của ngành khách sạn nhà hàng

Trong giai đoạn 2006 – 2014 tình hình thế giới, khu vực trong nƣớc đã có những tác động mạnh mẽ đến ngành khách sạn nhà hàng. Trên thế giới, vấn đề bất ổn về chính trị và an ninh đã xảy ra trong một số nƣớc, nạn dịch bệnh A/H1N1, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ cuối năm 2008 đã tác động lớn đến các nền kinh tế, trong đó có liên quan trực tiếp đến ngành khách sạn nhà hàng. Bên cạnh những khó khăn thách thức thì ngành khách sạn nhà hàng cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển, đó là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO), Chủ tịch Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Asian.. Ban chỉ đạo du lịch từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc củng cố và chƣơng trình kích cầu du lịch đƣợc chính phủ tiếp tục đầu tƣ và cũng là bƣớc ngoặc đánh dấu sự phát triển của ngành khách sạn nhà hàng. Thể hiện qua các phân tích sau:

a. Những thuận lợi của ngành khách sạn nhà hàng

- Về thị trường khách du lịch

Tốc độ tăng trƣởng về khách du lịch bình quân hằng năm giai đoạn 2010 – 2014 là 22% (tăng 8% so với kế hoạch đề ra)

Năm 2013 tổng số lƣợt khách du lịch đạt 774.000 lƣợt, năm 2009 tổng lƣợt khách du lịch đạt 1.024.020 lƣợt (tăng 32%), năm 2012 tổng lƣợt khách du lịch đạt 1.770.000 khách tăng 33% so với năm 2011 và tăng 22% so với kế hoạch, trong đó khách quốc tế 18%, khách nội địa tăng 38%.

41

Theo thống kê của Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, năm 2014, số khách du lịch đến với TP.Đà Nẵng là 3,8 triệu lƣợt, vƣợt 21,9% so với năm 2013. Trong đó, số khách quốc tế hơn 955.000 lƣợt, khách nội địa hơn 2,8 triệu lƣợt... Từ số lƣợng khách du lịch đến Đà Nẵng, tổng thu du lịch của TP này đạt 9.740 tỉ đồng, và doanh thu hơn 110% so với kế hoạch đặt ra trƣớc đó của ngành du lịch TP. Sở dĩ ngành du lịch Đà Nẵng có đƣợc những kết quả khả quan trong thời điểm nhiều khó khăn hiện nay về mọi mặt, đó là bởi ngành không ngừng có những bƣớc cải tiến trong mọi lĩnh vực. Với 16 đƣờng bay trực tiếp hoạt động vô cùng hiệu quả, đã mang lại lƣợng khách rất lớn đến Đà Nẵng (khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đƣờng hàng không hơn 321 ngàn lƣợt).

Việc mở các đƣờng bay quốc tế đến Đà Nẵng và các đƣờng bay thuê chuyến ngày càng tăng đã khiến cho khách từ các thị trƣờng này đến Đà Nẵng tăng dần, thị trƣờng khách du lịch đến Đà Nẵng, tập trung chủ yếu là thị trƣờng Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,…khách do các đơn vị lữ hành phục vụ đã có bƣớc chuyển biến, đặc biệt khách nội địa từ các thị trƣờng phía Bắc, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã khiến cho mùa hè Đà Nẵng luôn đông khách. Bên cạnh, khách nội địa đã có xu hƣớng kéo dài thời gian lƣu trú.

- Về phát triển đầu tư xây dựng cơ bản

Thành phố đã bắt đầu phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình để phục vụ cho dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch nhƣ: đƣờng du lịch ven biển Hoàng Sa, Trƣờng Sa, đƣờng lên đỉnh Sơn Trà, đƣờng lên khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, quy hoạch và mở rộng khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn,..

Năm 2005 có 29 dự án đầu tƣ vào du lịch với tổng vốn đầu tƣ là 553,6 triệu USD. Đến năm 2010, thành phố có 55 dự án đầu tƣ về du lịch với tổng số vốn đầu tƣ lên đến 2.835,7 triệu USD, trong đó có 10 dự án đầu tƣ nƣớc

42

ngoài với tổng vốn đầu tƣ 1.623,7 triệu USD.

Về cơ sở lƣu trú năm 2005 có 85 khách sạn với 2670 phòng (trong đó có 10 khách sạn 3-5 sao với 725 phòng), đến năm 2010 thành phố có 181 khách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)