Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 30 - 39)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.1.Các nhân tố chủ quan

a. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp có thể đƣợc hiểu là quy mô về nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô mạng lƣới tiêu thụ… Mô hình lý thuyết lợi ích kinh tế theo quy mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô đƣợc thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lƣợng sản phẩm. Lợi ích kinh tế theo quy mô có đƣợc bởi các lý do sau: Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị và một số các yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cố định phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có sản xuất hay không nhƣng sẽ thay đổi theo mức sản lƣợng, nó bắt đầu từ những mức sản lƣợng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lƣợng. Vì vậy khi sản lƣợng sản phẩm sản xuất tăng, doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc tính kinh tế nhờ quy mô. Vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lƣợng nhiều hơn các đơn vị sản phẩm và nhƣ vậy nó đã làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm.

Hiệu quả của tính chuyên môn hóa: khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp ngày càng tăng thì doanh nghiệp sẽ phải thuê thêm lao động. Mỗi ngƣời lao động có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó một cách hiệu quả hơn, từ đó góp phần làm giảm chi phí bình quân của doanh nghiệp. Đồng thời, do chuyên môn hóa nên sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc đào tạo ngƣời lao động.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thƣơng hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ nhƣ dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn) cũng nhƣ cơ hội hợp tác kinh doanh.

Theo kết quả nghiên cứu của John Rand và Finn Tar (2002), Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mô của doanh

19

nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

b. Tốc độ tăng trưởng

Tăng trƣởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trƣởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tƣ mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ với các nhà cung cấp và các nhà đầu tƣ. Jay Mattie, một chuyên gia hàng đầu về cung cấp dịch vụ cho các công ty tƣ nhân làm việc cho văn phòng Pricewater Coopers Boston, nhận định rằng: “Nếu bạn không phát triển, bạn sẽ không theo kịp tốc độ nhu cầu thị trƣờng, một đối thủ khác sẽ tiến lên và đáp ứng bộ phận nhu cầu đó”. Chính vì vậy, tăng trƣởng còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện canh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Về mặt lý thuyết, tăng trƣởng có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển nhanh có thể là ngƣời tiên phong trong thị trƣờng, có thể định hình các chuẩn ngành trong thị trƣờng và dựng các rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên tăng trƣởng nhanh không phải là không mang lại rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là khi tài chính, năng suất và năng lực quản lý không kịp gia tăng tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp. Một nghiên cứu gần đây về hơn 1000 doanh nghiệp trên toàn cầu của tạp chí Mc Kinsey chỉ ra rằng: chỉ có 10% các doanh nghiệp có đƣợc lợi thế lâu dài từ tốc độ tăng trƣởng nhanh. Trƣờng hợp ngƣợc lại, phát triển nhanh không đƣa lại lợi ích gì, thậm chí còn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tăng trƣởng một tốc độ tăng trƣởng phù hợp dựa trên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và tập hợp các nguồn lực hợp

20

lý từ đó làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng đƣợc nâng cao.

Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), tốc độ tăng trƣởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Quản trị nợ phải thu khách hàng

Khoản nợ phải thu khách hàng là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa và dịch vụ, là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi nhƣ lƣợng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa. Khoản phải thu này của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tình hình nền kinh tế, giá cả và đặc tính của sản phẩm, và đặc biệt là chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thƣơng mại) của doanh nghiệp. Có thể nói hầu hết các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhƣng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát đƣợc. Kiểm soát khoản phải thu khách hàng liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu doanh nghiệp không bán chịu hàng hóa thì có thể dẫn đến việc khách hàng chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh làm giảm doanh thu bán hàng từ đó làm giảm lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi đƣợc nợ cũng gia tăng có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không đủ nguồn vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

Thông thƣờng để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp ngƣời ta thƣờng sử dụng chỉ tiêu số vòng quay nợ phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình mất bao nhiêu ngày để một khoản phải thu đƣợc thanh toán.

21

Nếu kỳ thu tiền bình quân có xu hƣớng giảm chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao từ đó cho thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà doanh nghiệp đang thực hiện là khả quan. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao nguồn tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, kỳ thu tiền bình quân càng tăng thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lƣợng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động cho các hoạt động sản xuất. Doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lƣu động này và để thanh toán các khoản nợ tới hạn từ đó làm gia tăng them chi phí kinh doanh cũng nhƣ rủi roc ho doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) cho thấy khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

d. Đầu tư tài sản cố định

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tƣợng lao động, các doanh nghiệp còn cần phải có tƣ liệu lao động. Tài sản cố định là những tƣ liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nhƣng giá trị đã bị giảm dần và đƣợc chuyển vào giá trị sản phẩm dƣới hình thức khấu hao. Do đó việc đầu tƣ và sử dụng tài sản cố định có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ tác động của tài sản cố định tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản

22

xuất, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực của các tài sản cố định vì vậy các doanh nghiệp này thƣờng chú trọng đến việc đầu tƣ trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại để không ngừng nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mở rộng đƣợc thị trƣờng và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Mặt khác, các chi phí liên quan đến việc sử dụng tài sản cố định nhƣ chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao…cũng có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.

Việc đầu tƣ vào tài sản cố định (đặc biệt là máy móc thiết bị và nhà cửa) còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: tình hình tài chính, trình độ của lực lƣợng lao động, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, sự biến động của thị trƣờng…Nếu doanh nghiệp đầu tƣ quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến đƣợc hiệu quả kinh doanh thì sẽ gây nên lãng phí vốn có thể khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó cũng có thể gia tăng rủi ro và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007); Onaolapo và Kajola (2010); Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simon (2011). Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

e. Cơ cấu vốn

Lý thuyết Modigliani và miller (1958) giả định rằng khi các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng không có thuế, không có chi phí giao dịch, không có chi phí phá sản và không có bất đối xứng thông tin thì cơ cấu vốn không có ảnh hƣởng gì đến giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác doanh nghiệp không thể tăng giá trị của mình bằng các thay đổi cấu trúc nguồn vốn.

23

Rõ ràng lý thuyết này không thể áp dụng đƣợc vào thực tế vì môi trƣờng hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp ở bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại thông tin bất đối xứng, chi phí giao dịch và chi phí thuế thu nhập. Lý thuyết Modigliani và Miller (1963) trong trƣờng hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp cho thấy cơ cấu vốn có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Ƣu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm đƣợc thuế bởi vì chi phí nợ là chi phí hợp lý đƣợc khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trƣớc thuế. Trong khi đó chi phí vốn chủ sở hữu không có đƣợc ƣu điểm này, vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế. Chính vì vậy mà giá trị doanh nghiệp đƣợc tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế.

Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu, khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp có lợi thế về thuế. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Do đó, lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu cho rằng, cơ cấu vốn có tác động đến WACC và giá trị doanh nghiệp hay nói khác đi có một tỷ lệ nợ tối ƣu, ở đó WACC của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị của doanh nghiệp lớn nhất.

Tuy nhiên khi gia tăng các khoản nợ có thể dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng cao từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh thu tăng lên là kết quả của vốn vay sản xuất, nhƣng lợi nhuận lại giảm mạnh do sự gia tăng của chi phí, thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Đồng thời khi sử dụng các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn luôn gắn liền với một rủi ro phá sản khi khả năng thanh toán giảm tới một mức báo động. Tại các nƣớc trên thế giới theo cơ chế thị trƣờng căn cứ vào luật phá sản, doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện nay luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tƣơng tự nhƣ vậy. Mặt khác, khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ và không đảm bảo khả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

năng thanh toán sẽ mất đi uy tín đối với khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn và các cơ hội kinh doanh từ đó cũng đã góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, theo lý thuyết Modigliani và Miller, ký thuyết cơ cấu vốn tối ƣu và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới nhƣ nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012) có thể thấy đƣợc việc lựa chọn và sử dụng nguồn vốn nhƣ thế nào sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tác động tích cực hay tiêu cực. Hay nói một cách khác là tồn tại mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

f. Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh đƣợc hiểu là rủi ro gắn liền với sự không chăc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh có thể chia làm 2 loại: rủi ro bên trong doanh nghiệp (phụ thuộc vào chính sách quản trị doanh nghiệp) và rủi ro bên ngoài doanh nghiệp (phụ thuộc môi trƣờng kinh doanh).

Theo trƣờng phái truyền thống, rủi ro đƣợc xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến, những bất trắc ngoài ý nuốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, do đó có tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn xảy ra cho doanh nghiệp.

Theo trƣờng phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc, vừa mang tính tiêu cực, vừa mang tính tích cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất nhƣng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.

25

do sự biến đổi của nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất do sự thay đổi trong sở thích của khách hàng, giá cả sản phẩm thay thế, sự cạnh tranh của các đối thủ… Nhƣng đồng thời sự thay đổi đó cũng sẽ đem đến cơ hội cho doanh nghiệp bất cứ lúc nào và nếu doanh nghiệp tận dụng đƣợc các cơ hội này thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh. Theo lý thuyết kinh tế của F.B Hawley thì “Lợi nhuận là phần thƣởng của rủi ro trong kinh doanh”. Nếu không có mối quan hệ này, doanh nghiệp sẽ không bao giờ chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh để thu đƣợc nhiều lợi ích hơn. Lý thuyết cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận (risk – return tradeoff) cũng cho thấy khi rủi ro càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tăng.

Nghiên cứu thực nghiệm của Fozia Memon, Niaz Ahmaed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cũng đƣa ra kết luận về mối quan hệ thuận chiều giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp quá nhiều rủi ro mà doanh nghiệp không có khả năng phòng ngừa, hạn chế những

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 30 - 39)