Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 25 - 29)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Để có thể đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải phân tích hiệu quả tổng hợp. Phân tích hiệu quả tổng hợp sẽ cho ta thấy đƣợc khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu quả tổng hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích hiệu quả tổng hợp này đƣợc thực hiện thông qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà cụ thể là thông qua việc phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp và phân tích khả năng sinh lời từ tài sản.

a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)

Khi sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính thì chỉ tiêu trên đƣợc xác định nhƣ sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

(ROS)

=

Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế

14

Ý nghĩa: thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn.

Lợi nhuận ở phần tử số còn có thể sử dụng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, lợi nhuận trƣớc khấu hao và dự phòng (EBIT).

Do đặc thù riêng mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng khác nhau và các mặt hàng này lại chịu mức thuế khác nhau dẫn đến việc đánh thuế thu nhập đối với những mặt hàng này cũng khác nhau. Vì vậy có thể đánh giá đúng đắn tình hình tài chính, khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì chỉ tiêu lợi nhuận trên nên sử dụng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và nhằm để đảm bảo tính so sánh đƣợc với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành.

Trong công thức tính trên thì lợi nhuận đó là lợi nhuận của tất cả hoạt động của doanh nghiệp, nó bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác. Do sức sinh lợi của mỗi hoạt động là khác nhau do đó việc tính toán công thức trên kết quả thƣờng không chính xác bởi lẽ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu nên để cho kết quả tính toán đƣợc chính xác thì cần phải tính riêng khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng sinh lời từ hoạt động khác.

b. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời tài sản

Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng khi phản ánh khả năng sinh lời của tài sản có thể đƣợc tính riêng cho từng loại hoạt động và cũng có thể tính chung cho cả doanh nghiệp. Phản ánh khả năng sinh lời của tài sản chủ yếu là phân tích hai chỉ số sau: Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời kinh tế của

15

tài sản (RE).

c. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

ROA biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản và nó đƣợc xác định nhƣ sau:

ROA =

Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế

Tổng tài sản bình quân x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản bình quân thì tạo ra

bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế (LNTT). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn.

Nội dung ở tử số có thể là lợi nhuận sau thuế (LNST) hoặc LNTT và lãi vay (EBIT), sử dụng chỉ tiêu EBIT nhằm mục đích để thuận lợi cho việc so sánh ROA với lãi suất nợ vay.

Để làm rõ nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu ROA đƣợc chi tiết qua phƣơng trình Du-pont nhƣ sau:

ROA = Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng doanh thu

x Tổng doanh thu Tài sản bình quân

ROA = Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản

d. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành có các điều kiện tƣơng tự nhƣ nhau nhƣng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau. Vì vậy, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế.

16

Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

RE = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay

Tổng tài sản bình quân x 100% Trong đó:

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) = Lợi nhuận trƣớc thuế + chi phí lãi vay. Mục đích của việc phân tích chỉ tiêu này là nhằm loại trừ tác động của cấu trúc nguồn vốn và chính sách lãi suất đến khả năng sinh lời của tài sản. Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tƣ so với các chi phí cơ hội khác và phản ánh đúng hơn khả năng sinh lời của tài sản. Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ quyết định nên huy động từ vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay bình quân thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho ngƣời chủ sở hữu. Về phía các nhà đầu tƣ, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tƣ vào đâu là có hiệu quả nhất. Chỉ tiêu RE khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của chỉ tiêu ROA.

Việc phân tích RE có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến việc doanh nghiệp ra quyết định là có nên huy động nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay là sử dụng vốn chủ sở hữu thì có hiệu quả hơn:

Khi RE > i: doanh nghiệp nên huy động vốn từ bên ngoài (với i là lãi suất vay bình quân)

Khi RE < i : doanh nghiệp không nên huy động vốn từ bên ngoài mà nên gia tăng vốn chủ sở hữu.

Khi RE = i: tùy vào từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài hay gia tăng vốn chủ sở hữu.

17

e. Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE)

Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tạo ra đƣợc lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Để có vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải đi vay nợ hoặc tìm cách gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu nhƣ chỉ tiêu ROE cao thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi cho vấn đề gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu đƣợc thể hiện qua công thức sau:

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

x 100%

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn mà chủ sở hữu đầu tƣ

vào hoạt động kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng lớn và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nhà hàng trên địa bàn quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 25 - 29)