bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Thái Nguyên giao cho. Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ BHXH cho người tham gia theo cơ chế mới của Đảng và Nhà nước trong nền cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chịu sự quản lý của Nhà nước.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thị xãSông Công Sông Công
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống bộ máy tổ chức
* Chức năng
Bảo hiểm xã hội thị xã là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đ t tại thành phố, có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thị xã, theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban Nhân dân thị xã.
* Nhiệm vụ
- Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội thị xã dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.
- Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp.
- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.
- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp; từ chối việc đóng ho c chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
- Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- iểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ
quan BHXH thị xã.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm ho c tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH thị xã.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định
2.1.3 Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội thị xã Sông Công
- Giám đốc
Là người đứng đầu cơ quan BHXH thành phố, phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ các m t hoạt động công tác BHXH trên địa bàn.
- Phó giám đốc: người có nhiệm vụ thường trực, giúp việc cho giám đốc điều hành.
+ Phó giám đốc 1: chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp bộ phận chính sách và bộ phận cấp sổ thẻ của cơ quan.
+ Phó giám đốc 2: chịu trách nhiệm quản lý bộ phận GĐ BHYT. + Phó giám đốc 3: chịu trách nhiệm quản lý bộ phận thu.
- Bộ phận thu - Bộ phận sổ thẻ
- Bộ phận chế độ chính sách - Bộ phận kế hoạch tài chính - Bộ phận giám định BHYT
- Bộ phận văn ph ng.
2.2 Pháp luật về ảo hiểm ã h i từ thực tiễn thị ã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng h a xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, ỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014, gồm 11 chương, 141 điều, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Sự ra đời của Luật BHXH thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp an sinh xã hội của nước ta, là căn cứ pháp lý cao nhất để các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện.
Luật BHXH được xây dựng trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện những quy định của pháp luật về BHXH trước đó, vì vậy được NSDLĐ và NLĐ nắm bắt kịp thời, việc triển khai thực hiện Luật cũng nhanh chóng đi vào đời sống, được đông đảo NLĐ quan tâm và thực hiện.
Các nghị định và thông tư hướng dẫn ban hành kịp thời đã làm rõ và chi tiết hơn quy định của Luật, giúp cơ quan BHXH trong việc triển khai chính sách BHXH ra toàn dân.
Thủ tục hồ sơ cũng như quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH đơn giản tạo sự thuận tiện cho NSDLĐ, NLĐ tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Pháp luật về BHXH được triển khai trên địa bàn thị xã Sông Công sau 5 năm kể từ năm 2012 đến năm 2016, được đánh giá trên các nội dung sau:
2.2.1 Thực trạng thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội
2.2.1.1 Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại thị xã Sông Công giai đoạn 2012-2016.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế tại thị xã Sông Công đang ổn định và phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện của các khu công nghiệp, vì vậy các thành phần tham gia vào nền kinh tế cũng ngày càng đa dạng và
phong phú làm cho số lượng đơn vị thuộc diện tham gia BHXHBB cũng gia tăng đáng kể.
Số đơn vị tham gia BHXHBB của thị xã Sông Công giai đoạn 2012- 2016 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Số đơn vị tham gia BHXHBB trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2012-2016
Năm Năm Năm Năm Năm Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016
Khối DNNN 4 4 4 4 4
Khối DN có vốn ĐTNN 10 10 10 14 20
Khối DN ngoài quốc doanh 102 118 121 138 159
Khối HCSN, Đảng, Đoàn 70 74 74 78 77
Khối ngoài công lập 1 2 4 4 16
Khối HTX 4 5 5 3 4
Khối phƣờng, xã, thị trấn 10 11 11 11 17
H SXKD cá thể, tổ hợp tác 70 83 92 96 96
Khối tự đóng khác 1 1 1 1 3
Tổng số đơn vị tham gia 272 308 322 349 396
Đơn vị: khối, hộ DN (Nguồn BHXH thị xã Sông Công)
Theo bảng số liệu 2.1 trên thì số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thị xã Sông Công trong giai đoạn 2012-2016 có xu hướng tăng.
Nếu năm 2012 chỉ có 272 đơn vị tham gia BHXH thì đến 2016 có 396 đơn vị tham gia. Con số này có được là do số đơn vị tham gia BHXH tăng dần qua các năm, đ c biệt là giai đoạn năm 2015-2016.
Sự gia tăng số lượng đơn vị tham gia BHXH được thể hiện rất rõ qua biểu đồ sau:
Hình 2.1: Sự gia tăng số lượng đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2012-2016
(Nguồn BHXH thị xã Sông Công)
Năm 2013 tăng 36 đơn vị so với năm 2012, tương ứng tăng 11,79%. Năm 2014 tăng 14 đơn vị so với năm 2013, tương ứng tăng 5,14%. Năm 2015 tăng 27 đơn vị so với 2014, tương ứng 7,55% . Đ c biệt trong năm 2016 đã tăng 47 đơn vị so với 2015, tương ứng 10.73%.
Trong tổng số đơn vị tham gia thì khối DN ngoài quốc doanh tăng nhiều nhất cụ thể: Năm 2012 tăng 16 đơn vị so với năm 2013, tương ứng tăng 13.56%. Năm 2014 tăng 3 đơn vị so với năm 2013, tương ứng tăng 2,4%. Năm 2016 tăng 21 đơn vị so với năm 2015, tương ứng 13,21%.
Với số liệu thống kê trên có thể thấy giai đoạn năm 2013, 2014 nền kinh tế bị suy giảm và kinh tế đang trên đà phục hồi, phát triển trong những năm 2015, 2016. Vì vậy các đơn vị ngoài quốc doanh và cơ sở công lập đã không ngừng tăng lên. t khác do sự hướng dân tận tình của các cán bộ trong cơ quan bảo hiểm mà NLĐ cũng như NSDLĐ đã dần hiểu rõ tầm quan trọng của BHXH và sẵn sàng tham gia đóng BHXH, cho nên số lượng lao
dộng tham gia BHXH ngày càng gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Số lao đ ng tham gia BHXHBB tại thị xã Sông Công trong giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: người
Năm Năm Năm Năm Năm
Loại hình quản lý 2012 2013 2014 2015 2016
Khối DNNN 332 269 234 229 220
Khối DN có vốn ĐTNN 1.629 1.997 2.707 3.635 9.059
Khối DN ngoài quốc doanh 1.649 2.023 2.411 2.407 4.895
Khối HCSN, Đảng, Đoàn 1.893 2.102 2.206 2.501 2.567
Khối ngoài công lập 10 10 14 17 64
Khối HTX 203 327 317 138 54
Khối phƣờng, xã, thị trấn 169 187 209 241 227
H SXKD cá thể, tổ hợp tác 124 152 171 182 174
Khối tự đóng khác 0 0 0 4 10
Cán b ã phƣờng không chuyên 50 70 78 90 116
Tổng số lao đ ng tham gia 6059 7137 8347 9444 17386
(Nguồn BHXH thị xã Sông Công)
Bảng số liệu 2.2 trên cho thấy số đối tượng tham gia BHXH đã có sự gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Số lao động tham gia được thể hiện trên biểu đồ.
Hình 2.2: Sự gia tăng số lao đ ng tham gia BHXHBB giai đoạn 2012- 2016
(Nguồn BHXH thị xã Sông Công)
Số lao động tham gia BHXHBB năm 2012 là 6.009 người, năm 2013 là 7.067 người, tăng 1058 người so với năm 2012, tương ứng tăng 17,61%. Năm 2014 tỉ lệ tăng cũng tương tự, nhưng tới năm 2016 là 17.330 tăng so với năm 2015 là 7952, tương ứng tăng 84,79%. Sở dĩ năm 2016 số lao động tham gia tăng mạnh bởi vì có nhiều đơn vị ngoài quốc doanh và ngoài công lập được thành lập thu hút một lượng lớn người lao động.
2.2.1.2Tình hình tham gia BHTN tạithịxãSông Công giai đoạn 2012-2016.
BHTN bắt đầu được triển khai thực hiện theo quy định của Luật BHXH từ ngày 01/01/2009 nhằm thay thế ho c bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ thất nghiệp, bên cạnh đó BHTN c n hỗ trợ họ trong việc học nghề, tìm việc làm và chi trả BHYT. Chính sách BHTN là sự giúp đỡ hữu hiệu đối với người lao động trong thời điểm g p khó khăn để họ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên, do BHTN là chính sách mới, lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam nên trong quá trình thực hiện c n nhiều tồn tại và g p nhiều khó khăn. Cụ thể: Các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp c n
rườm rà, khó khăn cho việc xác định đối tượng cụ thể có tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không, khiến nhiều cán bộ các trung tâm giới thiệu việc làm lúng túng; các văn bản hướng dẫn không thống nhất, chưa phù hợp với thực tế, không trùng khớp về tiến độ triển khai.
Nhiều người lao động phản ánh, họ có đi đăng ký thất nghiệp nhưng lại không được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội nên không chốt được sổ bảo hiểm xã hội. Ngay cả cán bộ ở trung tâm giới thiệu việc làm cũng không hướng dẫn đăng ký thất nghiệp một cách cụ thể, thủ tục c n rườm rà, phải đi lại nhiều lần mới hoàn thành được hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định.
Về các quy định của bảo hiểm thất nghiệp: Quy định về điều kiện để người lao động tham gia bảo hiểm, nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp c n nhiều bất cập, trình tự thủ tục (từ khâu đăng ký đến giải quyết hồ sơ và nhận trợ cấp thất nghiệp) quá phức tạp; thời gian đăng ký thất nghiệp và thời gian làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp c n ngắn, người lao động không đủ thời gian để hoàn thiện hồ sơ. Trên thực tế, c n nhiều doanh nghiệp trốn đóng ho c nợ đóng BHXH nói chung và BHTN nói riêng, dẫn đến quá trình hoàn thiện hồ sơ để giải quyết chính sách BHTN cho người lao động c n g p nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, theo quy định, NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp nếu thời gian mất việc từ 15 ngày trở lên; tức là, sau khi có quyết định thôi việc, trong thời gian 15 ngày, NLĐ chưa tìm được việc làm mới thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, một số NLĐ sau khi đã đăng ký mất việc, nhưng trong 15 ngày tiếp theo đã tìm được việc làm mới, vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp, điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới những đối tượng chưa tìm được việc làm trong thời gian pháp luật quy định.
Bảng 2.3: Số đơn vị, lao đ ng tham gia BHXHTN tại thị xã Sông Công giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: người
Từ bảng 2.3 trên ta thấy tình hình tham gia BHTN của các đơn vị và NLĐ trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2012-2016. Số đơn vị và người tham gia BHTN đều tăng qua các năm, cụ thể:
Năm 2013 tăng có 955 đối tượng so với năm 2012, năm 2014 có 7945 đối tượng tăng 1027 lượt người tham gia, tương ứng tăng 14,84% so với năm 2013. Đến năm 2015 có 9211 người, tăng 1266 người so với năm 2014, tương ứng tăng 15,94%. Đ c biệt trong năm 2016 có 17249 người tham gia, tăng 8038 người tương ứng 87,26% so với năm 2015.
2.2.1.3 Tình hình tham gia BHYT tại thị xã Sông Công giai đoạn 2012- 2016. Bảng 2.4: Số ngƣời tham gia BHYT tại thị xã Sông Công tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: người
Số ngƣời thu c Số ngƣời đã Tỷ lệ (%) Năm diện tham gia tham gia
Năm 2012 80.864 36.785 45,49
Năm 2013 82.269 37.126 40,13
Năm 2014 90.758 42.005 46,28
Năm 2015 109.409 48.310 44,15
Năm 2016 122.469 56.511 46,14
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội thị xã Sông Công)
Tình hình tham gia BHYT trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2012-2016 được thể hiện thông qua số người đã tham gia BHYT trên tổng số