- Thực hiện cấp sổ BHXH
2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo hiểm
bảo hiểm xã hội
Cơ quan BHXH thị xã chưa có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH mà sau khi phát hiện chỉ dừng lại ở việc làm văn bản đề nghị các sở, ngành xử lý. t dù mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được tăng lên theo quy định tại Nghị định số 86/2010/NĐ- CP, song thực tế mức xử phạt này vẫn c n quá thấp, không đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp vi phạm. hối lượng công việc của BHXH thị xã ngày càng tăng, biên chế chưa được BHXH tỉnh bổ sung dẫn đến việc kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp đóng BHXH của BHXH quận chưa kịp thời.
Các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH đã được quy định khá rõ và cụ thể trong Luật và các văn bản hướng dẫn. Điều này đã giúp cho các bên tham gia BHXH tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện, đồng thời giúp cho quá trình kiểm tra, thanh tra được dễ dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH c n một số điểm chưa phù hợp, chưa sát với thực tế. Cụ thể:
Khoản 3 Điều 138 Luật BHXH quy định, NSDLĐ có hành vi vi phạm đóng không đúng mức ho c đóng không đúng thời hạn từ 30 ngày trở lên, phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng, và phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm. Thực tiễn cho thấy, do lãi suất hoạt động đầu tư quỹ BHXH thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng, và mức tiền phạt tối đa trong xử lý vi phạm hành chính c n thấp (75 triệu đồng), nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này chiếm dụng tiền đóng BHXH trong thời gian kéo dài; có doanh nghiệp đã trích tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng lại không đóng cho tổ chức BHXH, sử dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, chấp nhận nộp phạt
vì tổng số tiền phải nộp phạt và tiễn lãi chậm đóng c n thấp hơn lãi vay ngân hàng.
Các văn bản luật về BHXH đều có quy định cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Tuy nhiên do trong Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định tội danh cụ thể đối với những hành vi bị coi là tội phạm về BHXH nên không phải bất cứ hành vi vi phạm nào mà pháp luật BHXH cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự trên thực tế cũng có thể áp dụng những quy định đã có của Bộ luật Hình sự để xử lý được.
Hiện nay việc trốn đóng, nợ đọng BHXH đang là bài toán thực sự khó khăn đối với ngành BHXH nói chung và BHXH thị xã Sông Công nói riêng.
Hiện nay, tình trạng các đơn vị SDLĐ không đóng BHXH cho NLĐ, đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, nợ BHXH có xu hướng gia tăng.
Đ c biệt, có nhiều đơn vị để nợ BHXH trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Có trường hợp chủ SDLĐ trích trừ tiền BHXH của NLĐ nhưng không nộp ho c khi các cơ quan thanh tra, xử lý thì
doanh nghiệp truy nộp một ít mang tính chất đối phó rồi hứa sẽ trả dần. Thậm chí, có một số doanh nghiệp bị kiện ra t a về việc chậm đóng BHXH nhưng cũng không chấp hành các phán quyết của T a.