Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 102)

- Thực hiện cấp sổ BHXH

3.2.2 Nhóm giải pháp khác

3.2.2.1 Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội

Để triển khai thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về BHXH trong thời gian tới BHXH tỉnh chủ động xây dựng các chương trình, quy chế phối hợp chủ yếu với các ngành, cụ thể như sau:

- Xây dựng chương trình phối hợp với Sở LĐTB&XH, Cục thuế, Sở ế hoạch và Đầu tư rà soát, thống kê các đơn vị SDLĐ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, nắm ch t chẽ đối tượng thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc để quản lý và thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.

- Xây dựng Quy chế phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT. Quy chế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Quy chế phối hợp với Sở LĐ-TB&XH về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH; đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm theo Nghị định số 86/2010/NĐ-

CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Quy chế phối hợp với Công an tỉnh trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Quy chế phối hợp liên ngành với T a án nhân dân tỉnh, Thi hành án tỉnh để thực hiện công tác khởi kiện và thi hành án đối với các đơn vị SDLĐ vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.

Ngoài ra, BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị chủ động phối hợp với Cấp ủy, UBND, các ngành, đoàn thể, các cơ quan Báo, Đài thường xuyên tổ

chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.

Để kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của ph ng nghiệp vụ, BHXH các huyện, thị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ triển khai thực hiện pháp luật về BHXH trong thời gian tới, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của BHXH thị xã Sông Công cần tập trung thực hiện tốt một số điểm sau đây:

Một là: đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các ph ng nghiệp vụ và BHXH thị xã.

Hai là: tiếp tục rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm từng đơn vị. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực thi nhiệm vụ. iên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy công việc giữa các ph ng nghiệp vụ, tính thiếu đồng bộ trong chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ, NSDLĐ, nhân dân tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.

Ba là: phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng cho từng công chức, viên chức; khắc phục tình trạng thụ động, phong cách làm việc hành chính, quan liêu trong chỉ đạo, điều hành thực thi nhiệm vụ, chuyển đổi nhanh sang phong cách phục vụ; gắn với việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng quý, hàng năm với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; tăng cường tính gương mẫu và trách nhiệm của công chức, viên chức lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành đơn vị.

3.2.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo hiểm xã hội tại thị xã Sông Công

Một là, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức thực thi pháp luật BHXH (đ c biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo) là một trong những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH. Trong đó, chú trọng việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức theo tiêu chuẩn vị trí chức danh,

mạnh dạn thay thế những viên chức năng lực hạn chế, phẩm chất đạo đức sa sút không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; tuyển chọn viên chức có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành.

Hai là, bảo hiểm xã hội là một ngành hoạt động nghiệp vụ mang tính chuyên môn sâu. Nhưng đội ngũ công chức, viên chức hiện tại của BHXH thị xã chủ yếu được đào tạo về kinh tế, tài chính, xã hội, hầu hết chưa được đào tạo cơ bản nghiệp vụ về BHXH. Do đó, phải xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, nhất là những người trong quy hoạch. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của các đại lý thu, đại lý chi BHXH ở xã, phường, thị trấn.

Ba là, tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí inh để xây dựng đội ngũ công chức, viên chức BHXH tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong thực thi nhiệm vụ thực hiện pháp luật về BHXH. Xây dựng và thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc phát ngôn; công chức, viên chức ngành BHXH phải tận tâm, tận lực hết l ng, hết sức phục vụ đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.

Bốn là, thực hiện tốt công tác nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn và các chế độ chính sách khác đối với viên chức BHXH thị xã; đẩy mạnh các ph ng trào thi đua, biểu dương khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đơn vị.

Năm là, nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa, cử viên chức nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa, niêm yết công khai quy trình, thời gian, thủ tục giải quyết công việc tại bộ phận một cửa ở BHXH các huyện. Xây dựng và triển khai thực hiện cải cách hành chính theo

cơ chế một của liên thông tại BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã. Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các chương trình công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện nghiệp vụ thu, quản lý đối tượng tham gia; chương trình quản lý cấp sổ BHXH; quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, 01 lần; chương trình thẩm định hồ sơ hưởng BHXH; chương trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa; ứng dụng tốt đường truyền dữ liệu thông suốt từ BHXH tỉnh đến BHXH các huyện và ngược lại; quản lý, lưu trữ, bảo mật dữ liệu phục vụ tốt hoạt động của ngành.

Sáu là, bảo đảm trang bị mỗi BHXH huyện, thị xã của tỉnh Thái Nguyên đều có máy chủ, mỗi công chức, viên chức đều có máy tính đủ tiêu chuẩn để thực thi nhiệm vụ; nâng cấp đường truyền dữ liệu nội bộ và thuê riêng đường truyền dữ liệu ngành BHXH đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt hoạt động thực hiện pháp luật về BHXH.

3.2.2.3 Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH. Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua c n nhiều hạn chế; BHXH tỉnh Thái Nguyên chủ yếu kiểm tra, nắm tình hình, chạy theo chỉ tiêu số lượng, chưa thanh tra, kiểm tra để khai thác mới, thu hồi nợ BHXH. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật về BHXH ở thị xã Sông Công cần phải đổi mới với một số nội dung chủ yếu như sau:

- Công tác thanh tra, kiểm tra phải được phối hợp ch t chẽ giữa Thanh tra chuyên ngành của Ph ng LĐ-TB&XH, của Liên đoàn Lao động, Công an,

Sở ế hoạch- Đầu tư, Thuế, BHXH và các cơ quan liên quan trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH đây là một giải pháp quan trọng cần thực hiện thường xuyên và thông suốt từ tỉnh đến cấp huyện.

- Hàng năm BHXH các cấp tham mưu cho UBND thành lập Tổ kiểm tra liên ngành của tỉnh Thái Nguyên và của các huyện, thị để kiểm tra chuyên đề thực hiện pháp luật về BHXH; đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể để thực hiện kiểm tra, xử lý các đơn vị SDLĐ vi phạm pháp luật BHXH, nhất là vi phạm về không đăng ký đóng BHXH, đóng không đầy đủ, nợ đọng tiền Quỹ BHXH.

- Tăng cường củng cố, kiện toàn Ph ng kiểm tra của BHXH tỉnh, viên chức phụ trách công tác kiểm tra của BHXH các huyện, thị xã; lựa chọn xây dựng viên chức làm công tác kiểm tra có phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, thực hiện pháp luật về BHXH.

- BHXH tỉnh Thái Nguyên và BHXH các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng lao động đăng ký với Thanh tra Nhà nước và tổ chức thực hiện; kế hoạch kiểm tra cần tập trung kiểm tra để khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH, ngăn ngừa tình trạng nợ BHXH, kiểm tra các đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật

BHXH.

- Việc thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm nghiêm minh, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; tạo mọi điều kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ BHXH hoạt động bình thường, không làm ảnh hưởng và cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị; đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ BHXH, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, nghiêm cấm việc lợi dụng thanh tra, kiểm tra để xâm hại lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ BHXH; thông qua thanh tra, kiểm tra nếu phát

hiện những vi phạm pháp luật về BHXH cần xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Tiểu kết Chƣơng 3

Xuất phát từ vị trí, vai tr và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội trong pháp luật của nhà nước cùng với thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thị xã Sông Công, có thể thấy rằng, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng pháp luật về bảo hiểm xã hội là một vấn đề tất yếu.

Căn cứ vào đ c điểm, tình hình cụ thể của thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội, Chương 3 đã của luận văn đã đưa ra những yêu cầu, định hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian tới, bảo hiểm xã hội thị xã Sông Công, chính quyền các cấp, sở, ban, ngành cần đẩy mạnh, nâng cao nhận thức cho các chủ thể và đối tượng trong thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội; tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy và sự tham gia, phối hợp của các đoàn thể, ban, ngành tham gia bảo hiểm xã hội; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công bảo hiểm xã hội tại thị xã Sông Công.

Để thực hiện tốt, đồng bộ các yêu cầu, phương hướng, giải pháp trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính, yêu cầu các cơ quan chức năng có liên quan, các cơ quan chuyên ngành phải phối hợp xây dựng các văn bản pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bảo hiểm xã hội hiện nay. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng cần đưa ra những chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật tích cực hơn nữa, nhằm xây dựng m t bằng tri thức pháp luật chung cho toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về “Pháp luật về bảo hiểm xã hội- từ thực tiễn Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” cho thấy việc triển khai thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Song bên cạnh đó vẫn c n tồn tại những hạn chế, bất cập, đ i hỏi các cấp, các ngành cùng có sự phối hợp để giải quyết trong thời gian tới.

Từ thực tiễn pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thị xã Sông Công cho thấy: Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập, đi vào hoạt động, tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc đã giải quyết được những vấn đề cơ bản, có tác dụng nhiều m t trong việc đảm bảo an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Luật BHXH đã phù hợp với thực tiễn, được cuộc sống chấp nhận và ngày càng khẳng định vai tr quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật BHXH cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế đ t ra nhu cầu khách quan về việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật BHXH một cách căn cơ nhằm thiết lập khung chính sách, pháp luật BHXH phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường, đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ, đảm bảo ASXH và hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội không phải xây dựng mới hoàn toàn mà là sự kế thừa chính sách bảo hiểm xã hội trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Chính vì vậy mà pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành không tránh khỏi những bất cập như: mối quan hệ giữa đóng góp và hưởng thụ, những bất cập về lương hưu, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được mở rộng. Để khắc phục những bất cập và hạn chế của chính sách bảo hiểm xã hội,

xây dựng hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội phù hợp với sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế nhiều thành phần, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, chủ sử dụng lao động và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, củng cố và bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội là hết sức cần thiết. Với mục đích nghiên cứu đã đ t ra, dựa trên cơ sở nghiên cứu pháp luật bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên.

Qua nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên có thể thấy việc triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội một cách thực sự có hiệu quả vẫn c n là một vấn đề phức tạp, khó khăn, luôn đ i hỏi sự tìm t i, nghiên cứu về lý luận, sáng tạo trong thực tiễn thực hiện tại mỗi địa phương.

Tác giả hy vọng những giải pháp trên đây sẽ được áp dụng, kiểm chứng trên thực tế và qua đó góp phần bổ sung, góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo sự bình ổn cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội tại thị xã Sông Công và các địa phương trên cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ BHXH (2016), Báo cáo tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội trong 2 năm 2015 - 2016, Hà Nội

2. Bảo hiểm xã hội thị xã Sông Công (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010. 3. Bảo hiểm xã hội thị xã Sông Công (2010), Báo cáo tổng tổng hợp chi BHXH, BHYT năm 2010.

4. Bảo hiểm xã hội thị xã Sông Công (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011. 5. Bảo hiểm xã hội thị xã Sông Công (2011), Báo cáo tổng tổng hợp chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)