Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 92)

- Thực hiện cấp sổ BHXH

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội

3.2.1.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phạm vi áp dụng

Hiện nay, trong bối cảnh Luật Việc làm năm 2013 với quan điểm BHTN là một trong các chính sách của thị trường lao động và gắn với quan hệ lao động thì việc chuyển BHTN sang Luật Việc làm là phù hợp. Nhưng theo quy định thì nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; lực lượng vũ trang; những người lao động làm việc theo mùa vụ sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Và rõ ràng, đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp hẹp hơn rất nhiều so với đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc và cần được mở rộng nhóm đối tượng này.

3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đối tượng áp dụng

Ngày 20/11/2014, Luật BHXH đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 đã luật hóa một số nhóm đối tượng đã được thực hiện ổn định theo các văn bản hướng dẫn Luật BHXH như: người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí và bổ sung người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Việc mở rộng đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc đối với học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học hưởng sinh hoạt phí từ Ngân sách Nhà nước và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Quy định mới này sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng diện bao phủ của BHXH bắt buộc, bởi các nhóm đối tượng này khá ổn định và chiếm một tỷ lệ tương đối. Hiện nay, Việt Nam đang có một lực lượng khá đông đảo đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã đang được hưởng phụ cấp khác với 10 năm về trước phần lớn cán bộ không chuyên trách cấp xã là do nhiều cán bộ về hưu đảm nhận, nên chưa có chính sách BHXH. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách cấp xã gắn bó tâm huyết với công việc đang đảm nhận thì việc quy định này là rất cần thiết.

Bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ ho c theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng được giao kết bằng văn bản, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật lao động. Luật BHXH năm 2014 mở rộng BHXH bắt buộc cho nhóm đối tượng này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, tôi thấy quy định này để triển khai được trên thực tế sẽ g p rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Bởi, nhóm này rất khó quản lý, do tính chất đ c thù của loại lao động này thay đổi thường xuyên, công việc không ổn định, nơi cư trú cũng thay đổi theo trong khi cơ chế quản lý về lao động, tiền lương và thủ tục tham gia đóng BHXH, dừng đóng BHXH c n nhiều hạn chế. Nhằm mở rộng diện bao phủ của BHXH đến đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động, đảm bảo ASXH, để thuận tiện cho NLĐ và NSDLĐ thực hiện được quy định mới này, tôi cho rằng, cần có lộ trình, phương án cụ thể, đ c biệt là sự chuẩn bị về nhân lực, phương tiện công nghệ thông tin cho ngành BHXH và sự phối hợp giữa cơ quan quản lý về lao động tại địa phương và cơ quan BHXH.

Bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Về bổ sung nhóm đối tượng này, bên cạnh m t tích cực là đem lại quyền lợi chính đáng cho NLĐ trong những trường hợp NSDLĐ sử dụng hình thức ký HĐLĐ này để trốn tránh việc đóng BHXH cho NLĐ. Do vậy, với việc bổ sung nhóm đối tượng này sẽ khắc phục được hiện tượng “lách luật” của đơn vị trong việc thực hiện nghĩa vụ tham gia đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ. Nhưng trong nhiều trường hợp, lao động hợp đồng có thời hạn 3 tháng thường là hợp đồng thử việc, sau thử việc có thể được kí hợp đồng tiếp ho c không. Việc bổ sung đối tượng là NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ ho c theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng cũng có những đ c thù tương tự.

Từ những vấn đề nêu trên, hình thức HĐLĐ đối với những công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng nên chăng chuyển sang đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện. Tuy nhiên, cần phải quy định rõ NSDLĐ phải kê khai và chi trả đầy đủ các khoản BHXH cho NLĐ có công việc tạm thời dưới 3 tháng để NLĐ có công việc tạm thời dưới 3 tháng có quyền và được tự nguyện nộp BHXH tại địa phương nơi cư trú ho c làm việc thường xuyên của NLĐ.

Bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (khoản 2 Điều 2). Việc bổ sung nhóm đối tượng này, sẽ không chỉ mang ý nghĩa mở rộng đối tượng, mà c n tiến tới sự phù hợp với quá trình phát triển thị trường lao động.

3.3.1.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ ốm đau

Về m t kết cấu, chế độ ốm đau trong Luật BHXH năm 2014 gồm 06 điều được kết cấu tương tự như Luật BHXH hiện hành và đã bao quát đầy đủ các quy định về chế độ ốm đau của người tham gia BHXH. Theo đó, đối

tượng áp dụng được quy định cụ thể hơn theo hướng mở rộng diện thụ hưởng, rõ ràng hơn, thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý. Việc bổ sung đối tượng là người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng tham gia vào BHXH bắt buộc là một sự cần thiết, nhưng trên thực tế triển khai sẽ g p rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nên chăng, chỉ để cho nhóm đối tượng này tham gia vào hai loại chế độ là hưu trí và tử tuất thì sẽ hợp lý, thuận lợi hơn trong việc thụ hưởng chế độ.

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau đã được quy định hợp lý, tạo thuận lợi hơn so với quy định hiện hành khi thực hiện trong trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH khi con bị ốm đau. Việc đưa người cha vào đối tượng thụ hưởng chế độ khi con ốm đau là một bổ sung tích cực của Luật BHXH năm 2014. Chăm sóc con cái không chỉ là nghĩa vụ riêng của người mẹ, trong nhiều trường hợp, rất cần sự hỗ trợ của người cha. Đ c biệt khi chỉ có người cha tham gia BHXH thì quyền lợi về chăm sóc con ốm đau, quyền được hưởng chế độ khi tham gia đóng góp vào quỹ BHXH sẽ được đảm bảo, giúp cho NLĐ yên tâm và tin tưởng vào quy định pháp luật BHXH. Thời gian hưởng chế độ ốm đau về cơ bản vẫn giữ nguyên như cũ. Đối với quy định tại khoản 2, Điều 26 của Luật BHXH năm 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, đây là quy định đang bị lạm dụng nhiều, cần sửa đổi theo hướng quy định điều kiện về thời gian đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản. Từ đó, quy định về các mức hưởng khác nhau tương đương với thời gian đóng góp nhằm hướng tới sự cân bằng giữa đóng và hưởng.

Về điều kiện về thời gian được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Theo đó, “người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 26 của Luật này mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau sức khỏe c n yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ năm ngày đến mười ngày trong một

năm”. Như đã nêu ở phần thực trạng, việc bổ sung thêm điều kiện về thời gian này chỉ hạn chế phần nào tình trạng trục lợi quỹ BHXH chứ không xóa bỏ

được hoàn toàn. t khác, Luật BHXH năm 2014 cũng không nói rõ căn cứ để xác định tình trạng “sức khỏe yếu”. Trên thực tế, cũng chưa có hướng dẫn để làm rõ khái nhiệm này và căn cứ để cho rằng NLĐ đi nghỉ dưỡng tập trung hay tại gia đình.

3.2.1.4 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ thai sản

Luật BHXH năm 2014 đã mở rộng điều kiện hưởng chế độ thai sản cho phù hợp hơn với thực tế. Cụ thể: Luật đã bổ sung thêm đối tượng, Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ” và “Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con” được hưởng chế độ thai sản; bổ sung thêm đối tượng lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và đã đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh (khoản 3, Điều 31); Quy định cụ thể hơn các đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc ho c thôi việc trước thời điểm sinh con ho c nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi (khoản 4, Điều 31). Quy định linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con được điều chỉnh tăng phù hợp với quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng theo hướng đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới. Cụ thể: Tăng thời gian nghỉ sinh con lên 6 tháng; thời gian nghỉ phụ thuộc vào phương thức sinh của người vợ; linh hoạt hơn về mức hưởng đối với người được thụ hưởng khi người mẹ chết sau khi sinh.

ức hưởng chế độ thai sản cũng được quy định cụ thể hơn với từng trường hợp tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện. Cụ thể, bổ sung thêm quy định về cách tính mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp NLĐ khi đi khám thai, sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai mà đóng BHXH chưa đủ 06 tháng. Theo đó, trường hợp NLĐ đóng

BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút ho c thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Những thay đổi tích cực của Luật BHXH ngày 20/11/2014 về sửa đổi Luật BHXH đã giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHXH trong thời gian qua. Tuy nhiên, để Luật thực sự đi vào cuộc sống của NLĐ, các nhà làm Luật cần có các quy định rõ hơn về chế độ trợ cấp một lần khi sinh cho trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH. Vì với điều kiện về quản lý nhân khẩu và lao động hiện hành thì trong thực tế không thể xác định được người mẹ có tham gia BHXH hay không mà chỉ căn cứ vào đơn và xác nhận nên chắc chắn sẽ bị lạm dụng và không kiểm soát được khi cả cha, mẹ đóng BHXH tại các đơn vị khác nhau, thậm chí tại các địa phương khác nhau cũng đề nghị hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.

3.2.1.5 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ TNLĐ- BNN

Phần sửa đổi của Luật BHXH năm 2014 một số quy định về chế độ TNLĐ, BNN là hợp lý. Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ được quy định chi tiết và rõ ràng hơn so với quy định hiện hành tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện. Luật đã cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 43 trường hợp bị tai nạn trong các trường hợp nêu tại điểm a,b,c (khoản 1 Điều 43); bổ sung quy định các trường hợp cần loại trừ (khoản 2 Điều 43); các quy định nêu trên được thể hiện rõ và thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Thời điểm hưởng trợ cấp cũng được quy định ch t chẽ và đầy đủ hơn. Cụ thể là bổ sung quy định về thời điểm hưởng trợ cấp trong các trường hợp không điều trị nội trú (khoản 1, Điều 48); bổ sung quy định về thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ- BNN trong trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện; bổ sung Điều 49 về điều chỉnh trợ cấp TNLĐ- BNN. Đây là một nội dung mới so với quy định của Luật hiện hành m c dù trong tổ chức thực hiện đã được điều chỉnh cùng với lương hưu trong thời

gian qua. Tuy nhiên, việc luật hóa nội dung này là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đ t ra.

Quy định về phương thức cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình đã hợp lý hơn như nêu cụ thể phương thức cấp các phương tiện này cho đối tượng thụ hưởng. Luật quy định cấp bằng tiền để người bị TNLĐ - BNN trực tiếp mua, định mức số tiền được chi trả sẽ do Bộ LĐ - TB & XH

quy định. Đây là một trong những sửa đổi phù hợp với thực tế, tạo chủ động cho NLĐ.

3.2.1.6 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí

Tuổi nghỉ hưu và điều kiện nghỉ hưu vẫn giữ nguyên như cũ. hoản 1 Điều 54 Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề ho c công việc n ng nhọc, độc hại, nguy hiểm ho c đ c biệt n ng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành ho c có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp”

Dự kiến trong năm 2017, Chính phủ sẽ nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, trong đó có đề xuất sửa đổi tăng tuổi nghỉ hưu, nhằm ứng phó với tình trạng già hóa dân số và nguy cơ mất cân đối quỹ bảo

hiểm xã hội. Việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với nữ lên 58 tuổi, nam 62 tuổi đang được đưa ra, tuy nhiên để cân đối hài h a, nên làm từ từ, tùy theo loại hình lao động cho phù hợp với điều kiện lao động và sức khỏe.

Về mức hưởng hưu hàng tháng tại Điều 56, Luật BHXH năm 2014 quy định mức lương hưu hằng tháng:

Từ ngày Luật BHXH có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật BHXH tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

ức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)