Cấu trúc vốn tối ƣu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 26)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.5. Cấu trúc vốn tối ƣu

Cấu trúc vốn tối ƣu là hỗn hợp giữa nợ dài hạn, cổ phần ƣu đãi, và vốn cổ phần thƣờng cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân đƣợc tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp sẽ đƣợc tối đa hóa. Do đó, cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu đƣợc gọi là cấu trúc vốn tối ƣu. Đây là vấn đề rất khó xác định, sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thay đổi tùy theo các yếu tố tác động. Vì vậy, việc xác định cấu trúc vốn tối ƣu không phải là một kết quả duy nhất, mà tùy theo điều kiện cụ thể sẽ tƣơng tác tạo nên một kết quả tƣơng ứng.

Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ƣu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng đƣợc lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay. Giá trị doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ. Trong trƣờng hợp đặc biệt, khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn thuế sẽ bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay.

Mặt trái của vay nợ là vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và một lúc nào đó hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm triệt tiêu hiện giá của lá chắn thuế từ nợ vay.

Ngoài cơ cấu vốn tối ƣu thì doanh nghiệp cũng cần phải xác định thêm cơ cấu vốn mục tiêu. Cơ cấu vốn mục tiêu là cơ cấu mà một công ty

thƣờng xuyên sử dụng khi quyết định bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Mục tiêu chung của quyết định phƣơng án tài trợ vốn là đạt đƣợc chi phí vốn rẻ nhất. Khi mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc triển khai thông qua hoạt động của vốn thì một cơ cấu vốn phù hợp mục tiêu là điều kiện cần thiết để các chiến lƣợc kinh doanh đƣợc thực hiện đồng bộ dựa vào mục tiêu đề ra. Thực tế, cấu trúc vốn của doanh nghiệp có thể dao động quanh cấu trúc vốn mục tiêu vì hai lý do. Thứ nhất, lãnh đạo doanh nghiệp có thể khai thác tình huống cụ thể. Chẳng hạn, sự gia tăng cổ phiếu tạm thời sẽ tạo ra cơ hội vàng cho công ty phát hành cổ phiếu và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu; Thứ hai là do giá thị trƣờng của cổ phiếu và trái phiếu công ty luôn biến động, dẫn đến cơ cấu vốn thực tế lệch khỏi cơ cấu vốn mục tiêu. Trong một nền tài chính dựa trên hệ thống ngân hàng và thị trƣờng chứng khoán chƣa phát triển ổn định, các doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn bằng cách xây dựng cho mình một cấu trúc vốn mục tiêu nhƣng phải linh hoạt tận dụng những cơ hội của thị trƣờng để huy động nguồn vốn rẻ nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)