KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 86 - 88)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nƣớc cho hoạt động kinh doanh và tăng trƣởng kinh tế. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là lực lƣợng quan trọng góp phần tăng hiệu suất và tính linh hoạt của nền kinh tế. Do đó, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn là nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Do đó, dƣới đây là một số các kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc:

- Hiện Quỹ bảo lãnh tín dụng đã đƣợc thành lập theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg để đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. QBLTD đƣợc thành lập nhằm bảo lãnh cho các DNVVN không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng. Điều kiện đƣợc bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp phải có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay. Thế nhƣng, QBLTD chƣa kết nối hiệu quả giữa DNVVN với các ngân hàng. Một phần là do công tác truyền thông về chính sách hỗ trợ cho đối tƣợng DNVVN chƣa phổ biến. Các doanh nghiệp chƣa biết đến chính sách đó và chƣa đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ. Gần đây, Bộ Tài Chính vừa đƣa ra thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể Quy chế bão lãnh của ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cho DNVVN vay vốn tại NHTM (ngày 6/6/2012) đã mở ra cơ hội vay ƣu đãi với các DNVVN. Tuy nhiên điều kiện để nhận đƣợc nguồn vốn này lại khá chặt chẽ và gần nhƣ chỉ bảo lãnh cho doanh nghiệp có tiềm lực mạnh. Do đó, cần tuyên truyền và giới thiệu quy chế bảo lãnh tín dụng cho DNVVN thông qua ngân hàng phát triển Việt Nam để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn có thể hỗ trợ quỹ theo hƣớng: Nhà nƣớc cung cấp vốn ban đầu, không hoặc có thể rút dần thêm mức tích lũy vốn của quỹ; Nhà nƣớc tái bảo lãnh miễn phí (một tỷ lệ bất kỳ) cho quỹ; Cũng cho vay ƣu đãi theo một tỷ lệ nhất định trên số dƣ bảo lãnh khi cần thiết. Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích ngân hàng Thƣơng mại có tỷ lệ dƣ nợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mức cao.

- Dựa vào kinh nghiệm một số nƣớc nhƣ Đài Loan, Đức, Singapore… về các chính sách hỗ trợ DNVVN và đánh giá đƣợc thực trạng những khó khăn của DNVVN, Chính phủ nên thành lập “quỹ đầu tƣ vốn cho DNVVN”. Các chính sách khuyến khích DNVVN có thể sẽ không thành công nếu không có sự hỗ trợ về mặt tài chính của Nhà nƣớc thông qua Quỹ đầu tƣ vốn. Mục

tiêu trọng tâm của Quỹ này là: Nhà nƣớc sẽ góp vốn vào các DNVVN có triển vọng thông qua việc mua cổ phần hoặc trái phiếu chuyển nhƣợng. Trong điều kiện thị trƣờng vốn chƣa phát triển thì đây là một hình thức cung cấp vốn hữu hiệu cho các DNVVN không có khả năng huy động vốn trên thị trƣờng. Quỹ đầu tƣ vốn sẽ tích cực tham gia vào việc quản lý các doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ và đóng một vai trò quan trọng. Nguồn vốn của Quỹ bao gồm: vốn cấp từ ngân sách Nhà nƣớc, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, vốn góp của các tổ chức tài chính, vốn góp của các nhà đầu tƣ khác (cá nhân và doanh nghiệp).

- Ngân hàng Nhà nƣớc tiếp tục cung ứng vốn qua nghiệp vụ thị trƣờng mở và nghiệp vụ tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thƣơng mại, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhằm tạo điều kiện tối đa để những doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc ƣu tiên về vốn vay.

- Các cấp chính quyền, ngành chức năng cần quan tâm đầu tƣ xây

dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tích cực cải cách thủ tục hành chính; thu hút nhiều nguồn vốn đầu tƣ; nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo, cung cấp nhân lực cho doanh nghiệp; bảo đảm an toàn, an ninh cho doanh nghiệp, tạo ra môi trƣờng thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)