Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn bằng hệ số

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 78)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.4. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn bằng hệ số

tƣơng quan và phân tích hồi quy

a. Phân tích bằng hệ số tương quan

Mẫu nghiên cứu gồm 78 công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và số liệu đƣợc lấy từ năm 2010 đến năm 2013. Sau đó tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết liên quan đến cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn. Đề tài sử dụng SPSS để thực hiện phân tích tƣơng quan và hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tỷ suất nợ dài hạn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Trong phân tích hồi quy sử dụng phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn. Đối với mô hình hồi quy tuyến tính bội, các biến đƣợc đƣa vào mô hình bằng một trong hai phƣơng pháp là phƣơng pháp đƣa dần vào (forward selection) hoặc phƣơng pháp loại trừ dần (backward elimination) để đảm bảo điều kiện của phƣơng pháp phân tích hồi quy tuyến tính nhƣ loại trừ hiện tƣợng đa cộng tuyến. Từ đó, ta có thể xác lập mô hình hồi quy tuyến tính giữa tỷ suất nợ dài hạn với các biến là các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất nợ dài hạn.

Ở đây, để tiến hành phân tích hồi quy bội, các biến đƣợc đƣa vào mô hình theo phƣơng pháp loại dần ra. Đầu tiên, cần xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, ta sử dụng phân tích hệ số tƣơng quan nhằm đo lƣờng mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Kết quả tƣơng quan giữa các biến thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.14: Kết quả tương quan giữa các biến của các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

TAX TAN GRO_ASS GRO_SAL SIZE_ASS SIZE_SAL LIQ ROA ROE VOL LTD TAX 1.000 0.073 0.055 0.007 0.380 0.327 -0.011 0.057 0.254 -0.012 0.138 TAN 0.073 1.000 0.028 -0.010 0.138 0.008 -0.012 0.010 0.020 0.066 0.800(*) GRO_ASS 0.055 0.028 1.000 -0.057 0.138 0.128 -0.013 0.099 0.243 0.112 0.086 GRO_SAL 0.007 -0.010 -0.057 1.000 0.114 -0.010 -0.097 -0.018 -0.040 0.012 0.023 SIZE_ASS 0.380 0.138 0.138 0.114 1.000 0.872(*) -0.394 -0.034 -0.060 -0.027 0.288 SIZE_SAL 0.327 0.008 0.128 -0.010 0.872(*) 1.000 -0.486 0.051 0.098 -0.056 0.058 LIQ -0.011 -0.012 -0.013 -0.097 -0.394 -0.486 1.000 0.161 0.010 -0.132 -0.100 ROA 0.057 0.010 0.099 -0.018 -0.034 0.051 0.161 1.000 0.320 0.033 -0.121 ROE 0.254 0.020 0.243 -0.040 -0.060 0.098 0.010 0.320 1.000 0.021 0.041 VOL -0.012 0.066 0.112 0.012 -0.027 -0.056 -0.132 0.033 0.021 1.000 0.084 LTD 0.138 0.800(*) 0.086 0.023 0.288 0.058 -0.100 -0.121 0.041 0.084 1.000 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS.

Xét mối tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: ta thấy tất cả các biến độc lập đều có tƣơng quan với biến phụ thuộc ở các mức độ khác nhau. Trong đó, hệ số tƣơng quan giữa biến phụ thuộc (LTD) với cơ cấu tài sản cố định (TAN) có quan hệ khá lớn với rLTD,TAN = 0.8. Các biến độc lập còn lại đều có quan hệ thấp so với biến phụ thuộc.

Xét mối tƣơng quan giữa các biến độc lập: Hầu nhƣ các biến độc lập đều có hệ số tƣơng quan khá thấp đều dƣới 0.5. Do đó ta có thể loại hiện tƣợng đa cộng tuyến đối với quan hệ giữa các biến độc lập trên. Riêng chỉ có hệ số tƣơng quan giữa hai biến độc lập SIZE_ASS và SIZE_SAL là khá cao với rSIZE_ASS,

SIZE_SAL = 0.872. Hai biến độc lập này đều thuộc cùng một nhân tố là cơ hội tăng trƣởng. Vì vậy, để tránh hiện tƣợng đa cộng tuyến trong khi phân tích hồi quy bội ta cần phải thực hiện loại bỏ biến trong cùng một nhân tố.

- Sau khi phân tích tƣơng quan kiểm định mối quan hệ giữa các biến để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tỷ suất nợ dài hạn của các công ty, ta cần lựa chọn các biến theo nguyên tắc: mỗi nhân tố chỉ chọn một biến đại diện có quan hệ chặt chẽ nhất với biến phụ thuộc tỷ suất nợ dài hạn để loại trừ hiện tƣợng tự tƣơng quan và đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Nếu hai biến trong cùng một nhân tố có tƣơng quan lớn với tỷ suất nợ dài hạn thì sẽ chọn biến có quan hệ chặt chẽ hơn với giá trị tuyệt đối của r lớn hơn. Nhân tố cơ hội tăng trƣởng có hai biến GROW_ASS và GROW_SAL với rLTD, GROW_ASS = 0.086 và rLTD, GROW_SAL = 0.023. Trị tuyệt đối hệ số tƣơng quan của biến GROW_ASS với LTD cao hơn, tức là mối quan hệ chặt chẽ hơn. Do đó, để loại trừ hiện tƣợng đa cộng tuyến, ta chọn biến GROW_ASS đƣa vào phân tích. Tƣơng tự, nhân tố quy mô doanh nghiệp có hai biến đƣợc xét là SIZE_ASS và SIZE_SAL có trị tuyệt đối hệ số tƣơng quan của biến SIZE_ASS với biến LTD cao hơn nên loại biến SIZE_SAL và giữ biến SIZE_ASS. Vậy các biến đƣợc chọn trong mô hình là TAX, TAN,

GRO_ASS, SIZE_ASS, LIQ, ROA và VOL.

b. Phân tích bằng mô hình hồi quy bội

Mô hình hồi quy bội:

VOL ROA LIQ ASS SIZE ASS GRO TAN TAX LTD01 2 3 _ 4 _ 5 6 7

Thực hiện hồi quy trong phần mềm SPSS ta đƣợc kết quả nhƣ sau:

Nhân tố R R2 R 2 hiệu chỉnh Sai số tiêu chuẩn 1 0.831 0.691 0.66 0.11451

Kết quả phân tích cho thấy mô hình hồi quy bội giữa LTD với các nhân tố TAX, TAN, GRO_ASS, SIZE_ASS, LIQ, ROA, VOL có R2

= 69.1%. Hay nói cách khác mô hình tƣơng ứng có thể giải thích đƣợc 69.1% chính sách vay nợ dài hạn của các công ty ngành xây dựng. Điều này chứng tỏ việc lựa chọn các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất nợ chƣa đƣợc hiệu quả, còn nhiều chỉ tiêu ảnh hƣởng đến tỷ suất nợ của doanh nghiệp. Tức là có đến 36,1% các nhân tố chƣa đƣợc nghiên cứu ảnh hƣởng đến tỷ suất nợ dài hạn của các doanh nghiệp ngành xây dựng trên thị trƣờng chứng khoán.

Để đánh giá cụ thể mức độ ý nghĩa thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy bội, ta xét ở bảng sau:

Bảng 2.15: Các hệ số riêng phần của mô hình hồi quy Thành phần Hệ số phi tiêu chuẩn Hệ số tiêu chuẩn Sig. Thông số đo lƣờng cộng tuyến B Sai số tiêu chuẩn Hệ số beta Sai số Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF 1 Hằng số -0.338 0.190 0.080 TAX 0.000 0.000 0.025 0.730 0.138 0.041 TAN 0.794 0.069 0.773 0.000 0.800 0.808 GRO_ASS 0.042 0.058 0.049 0.471 0.086 0.086 SIZE_ASS 0.026 0.013 0.161 0.050 0.288 0.232 LIQ 0.000 0.036 0.000 0.999 -0.100 0.000 ROA -0.138 0.072 -0.131 0.058 -0.121 -0.224 VOL 0.000 0.000 0.036 0.595 0.084 0.064 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

Qua bảng trên ta thấy các biến TAX, GRO_ASS, SIZE_ASS, LIQ, ROA và VOL đều có mức ý nghĩa quan sát Sig > 5%, không đảm bảo độ tin cậy, không có ý nghĩa thống kê. Còn lại hai biến TAN và GRO_ASS có Sig < 5% có ý nghĩa thống kê. Do đó, các biến TAX, GRO_ASS, SIZE_ASS, LIQ, ROA và VOL bị loại khỏi mô hình hồi quy tuyến tính.

Hai biến TAN và SIZE_ASS có ý nghĩa thống kê đƣợc giữ lại mô hình hồi quy với các hệ số chuẩn hóa beta lần lƣợt là: 0.794 và 0.026. Hệ số beta của cả hai biến đều dƣơng chứng tỏ hai biến trong mô hình hồi quy có quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc LTD. Hay nói cách khác, biến cơ cấu tài sản cố định (TAN) và biến quy mô doanh nghiệp (SIZE_ASS) biến động cùng chiều với biến tỷ suất nợ dài hạn (LTD). Vậy, mô hình hồi quy bội biểu diễn

mối quan hệ giữa các nhân tố có dạng nhƣ sau:

Y = -0.338 + 0.794TAN + 0.026SIZE_ASS

Quá trình xem xét ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bằng phần mềm SPSS ta thấy: Có hai biến thực sự ảnh hƣởng đến chính sách vay nợ của công ty là cơ cấu tài sản cố định (tỷ suất tài sản cố định trên tổng tài sản) và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)