7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.8. Rủi ro kinh doanh
Nhìn chung, các lý thuyết về cấu trúc vốn ủng hộ mối tƣơng quan (-) giữa rủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết về chi phí phá sản, nguồn thu nhập của doanh nghiệp càng ít bền vững, khả năng phá sản càng cao và chi phí phá sản cũng cao hơn. Tƣơng tự, chi phí đại diện liên quan đến việc sử dụng nợ vay sẽ càng nhiều hơn nếu nhƣ rủi ro phá sản của doanh nghiệp cao hơn. Nhƣ vậy, đối với các doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao hơn, chi phí phá sản và chi phí đại diện đều cao hơn các doanh nghiệp bình thƣờng khác, và đây là trở ngại cho việc phát hành nợ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm hình nhƣ không tỏ ra thống nhất với lập luận này. Theo Harris và Raviv tổng hợp năm 1991, trong nghiên cứu của Bradley và các cộng sự thực hiện năm 1984, nghiên cứu của Titman và Wessels Nawm 1988 hay của Friend và Hasbrouck (1988) cho kết quả tƣơng quan (-) giữa hai yếu tố này; thì Kim và Sorensen (1986) lại chứng minh một kết quả thuận trong nghiên cứu của họ.
Ngoài ra còn một số các nhân tố khác ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp:
- Quan điểm của cổ đông và ban giám đốc: các nhà quản lý có thái độ khác nhau đối với rủi ro. Nếu ban giám đốc ƣa mạo hiểm, công ty có thể sử dụng nhiều nợ hơn, ngƣợc lại nếu nhà quản lý là những ngƣời thận trọng sẽ nghiêng về sử dụng cổ phiếu chứ không phải nợ để tài trợ nên hệ số nợ có thể giảm. Về phía các cổ đông, nếu họ là những ngƣời không muốn chia sẻ quyền kiểm soát công ty thì sẽ không muốn phát hành cổ phiếu và hệ số nợ sẽ tăng lên. Ngƣợc lại các cổ đông là ngƣời có thể chia sẻ quyền kiểm soát thì có thể sẽ tiến hành các phƣơng án phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng nguồn vốn
cho doanh nghiệp, từ đó hệ số nợ giảm.
- Thái độ của nhà tài trợ (ngân hàng, công ty tài chính…): nếu các nhà tài trợ của doanh nghiệp là những ngƣời mạo hiểm thì họ có thể chấp nhận đầu tƣ vào những công ty có hệ số nợ cao, ngƣợc lại doanh nghiệp có những nhà tài trợ thận trọng thì thƣờng hệ số nợ sẽ giảm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Một cấu trúc vốn tối ƣu sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời gia tăng giá trị doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, chƣơng 1 của đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ƣu. Tìm hiểu về các thành phần trong cấu trúc vốn, ƣu nhƣợc điểm của từng thành phần để từ đó xác định tỷ lệ lựa chọn giữa nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống hóa các lý thuyết cấu trúc vốn, xác định nội dung trọng tâm của từng lý thuyết: lý thuyết cấu trúc vốn M&M cho rằng việc sử dụng nợ càng nhiều thì giá trị doanh nghiệp càng tăng do lợi ích của tấm chắn thuế. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, khi doanh nghiệp vay càng nhiều nợ thì lợi ích của tấm chắn thuế càng lơn nhƣng sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính. Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng doanh nghiệp thích sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn là sử dụng các nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Lựa chọn các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn, thống kê các nghiên cứu trƣớc đây của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới để lựa chọn các nhân tố làm mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.