Cơ hội tăng trƣởng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 44)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.5. Cơ hội tăng trƣởng

Các nghiên cứu về quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp và cấu trúc tài chính không cho những kết quả đồng nhất.

Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng các chủ doanh nghiệp (các cổ đông) thƣờng có xu hƣớng tranh giành lợi ích từ các chủ nợ. Tốc độ tăng trƣởng cao hay kết quả kinh doanh khả quan, vì thế các cổ đông sẽ không muốn chia sẽ ƣu thế này đối với các chủ nợ. Mặt khác, đối với doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao hơn, các cổ đông thƣờng có nhiều lựa chọn hơn đối với các quyết định đầu tƣ; vì vậy chi phí đại diện ở các doanh nghiệp thƣờng cao hơn so với các doanh nghiệp khác (Jensen và Meckling (1976)). Các lập luận này giải thích cho mối tƣơng quan (-) giữa tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp với tỷ suất nợ.

Lý thuyết đánh đổi cho rằng: doanh nghiệp có cơ hội phát triển hơn (thƣờng là các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản vô hình cao hơn) thƣờng không sử dụng nợ nhiều nhƣ các doanh nghiệp có tài sản hữu hình nhiều hơn. Do cơ hội phát triển thì không thể dùng để thế chấp các khoản vay.

Trong khi đó, lý thuyết trật tự phân hạng (Myers, 1984) lại đƣa ra một cái nhìn ngƣợc lại. Theo lý thuyết này, bởi vì các doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao thƣờng có nhu cầu vốn nhiều hơn, và trong khi nguồn lợi nhuận giữ lại không đủ, vốn vay sẽ đƣợc sử dụng đến. Nhƣ vậy, tỷ suất nợ có mối tƣơng quan (+) với tốc độ tăng trƣởng.

nhất. Nghiên cứu thực nghiệm của Titman và Wessels (1988), Kim và Sorensen (1986), Chaplinsky và Niehaus (1990) ủng hộ mối tƣơng quan (-) giữa tốc độ tăng trƣởng và tỷ suất nợ dựa trên lý thuyết chi phí đại diện. Một số nghiên cứu khác lại ủng hộ lập luận của lý thuyết trật tự phân hạng, là nghiên cứu của Um (2001). Các nghiên cứu của Kester (1985), Booth et al (2001) cũng đồng tình rằng mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính là mối tƣơng quan (+).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)