HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 86)

8. Tổng quan tài liệu

4.2.HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.2.1. Đố vớ á ơ qu n ó t ẩm quyền

Chính phủ và các bộ, ngành nên ban hành những chính sách phù hợp, tạo điều kiện phát triển thị trƣờng bất động sản, nới lỏng đầu tƣ công, giảm lãi suất, đa dạng hóa thị trƣờng vốn cho các doanh nghiệp... Nhà nƣớc cần có

chính sách kích cầu xây dựng, tạo thị trƣờng để tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng, đồng thời có chế tài mạnh hơn, khuyến khích các nhà thầu và chủ đầu tƣ sử dụng vật liệu trong nƣớc theo phƣơng châm "Ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trƣờng vốn, đồng thời có các cơ chế quản lý giám sát hiệu quả các giải pháp về thị trƣờng vốn nhƣ sau: Thứ nhất, đẩy mạnh việc phát triển thị trƣờng trái phiếu tại Việt Nam. Mặc dù thị trƣờng trái phiếu đã có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận, tuy nhiên, quy mô của thị trƣờng này là nhỏ khi so sánh với quy mô của thị trƣờng cổ phiếu xét về số lƣợng các công ty phát hành và khối lƣợng giao dịch. Đa phần các trái phiếu là trái phiếu Chính phủ, số lƣợng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn ở mức thấp so với tiềm năng. Điều này cũng ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, khi kênh huy động vốn vay bằng việc phát hành trái phiếu chƣa thực sự hiệu quả. Các biện pháp cụ thể của giải pháp này gồm có: Thành lập tổ chức định mức tín dụng chuyên nghiệp để đánh giá một cách khách quan uy tín cũng nhƣ năng lực tài chính của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Điều này sẽ tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tƣ khi tham gia mua bán các loại trái phiếu của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có những cơ chế phát triển thị trƣờng trái phiếu thứ cấp. Khi thị trƣờng này thật sự phát triển, khả năng thanh khoản trái phiếu tăng lên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu mới.

Thứ hai, sớm hình thành và phát triển thị trƣờng vay tài chính một cách chuyên nghiệp. Thị trƣờng vay tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Sự tiếp cận của các doanh nghiệp này chƣa nhiều, thậm chí sự hiểu biết về những sản phẩm nhƣ thế này còn hạn chế. Ngay cả các công ty cho thuê tài chính, cung cấp vay tài chính cũng chƣa thực sự chuyện nghiệp tại Việt Nam. Các văn bản, quy định hoạt động của thị trƣờng này chƣa thực sự hoàn thiện. Chính vì lý do đó, một kiến nghị đặt ra là cần sớm xây dựng và phát triển hoàn thiện thị

trƣờng vay tài chính tại Việt Nam.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý thông tin doanh nghiệp niêm yết, các chuẩn mực báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Biện pháp này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng thông tin công bố từ các doanh nghiệp. Nếu nhƣ các chuẩn mực đƣợc xây dựng trên một cơ sở khoa học chặt chẽ, sẽ nâng cao đƣợc sự minh bạch thông tin từ hoạt động của doanh nghiệp đến với công chúng, nâng cao niềm tin cho nhà đầu tƣ. Ngƣợc lại, khi thông tin công bố bị làm sai lệch đi so với thực tế sẽ giảm sút niềm tin vào nhà đầu từ, và sẽ là khó khăn lớn của doanh nghiệp trong việc huy động vốn từ công chúng qua cả hai kênh trái phiếu và cổ phiếu.

Ngân hàng Nhà nƣớc nên phát triển thị trƣờng vốn hơn nữa, đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trƣờng vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc những sản phẩm của thị trƣờng. Tạo ra kênh huy động vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp, thông qua đó giảm thiểu tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trung, dài hạn cũng nhƣ tính hợp lý trong cơ cấu tài sản – nguồn vốn cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng nói riêng.

Trong quá trình mở cửa hội nhập cũng nhƣ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để hỗ trợ phát triển kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc nhà, các cơ quan chức năng nên chú ý đến tính hiệu quả trong tài chính của nguồn vốn ngắn hạn cấp cho các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng nói riêng vì nghiên cứu thực nghiệm ở mẫu đã cho thấy nợ ngắn hạn có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu ROE. Ngoài ra, các đơn vị cấp vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp cũng cần chú ý tính hiệu quả cũng nhƣ tính đúng đắn của việc sử dụng nợ ngắn hạn tại các doanh nghiệp này.

4.2 2 Đối với các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng

Với kết quả nghiên cứu đạt đƣợc thì việc sử dụng nợ vay của doanh nghiệp sẽ làm giảm hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (khi đánh giá qua chỉ tiêu ROE) nên các doanh nghiệp cần phải công khai và minh bạch tình hình tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động nghịch biến đến hiệu quả tài chính. Do đó, các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng cần cơ cấu lại tỷ lệ vốn vay, giảm tỷ lệ nợ vay ngắn hạn, gia tăng hơn nữa các khoản vay trung và dài hạn nhằm giảm áp lực về tài chính trong hoạt động đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh của mình. Để giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của mình, các doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc kỹ lƣỡng cũng nhƣ phải quản lý chặt chẽ mức độ nợ của mình, từ đó đƣa ra một cấu trúc vốn hợp lý vừa tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, vừa tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp xác định cấu trúc vốn hợp lý theo đúng mục tiêu cần phải quan tâm tới những yếu tố sau:

Thứ nhất, là các rủi ro hoạt động, rủi ro này bao gồm hai loại: rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Trƣớc tiên, rủi ro cá biệt có khi đƣợc gọi là rủi ro không hệ thống, là rủi ro của riêng công ty.Thứ hai, là các rủi ro hệ thống hay còn đƣợc gọi là rủi ro thị trƣờng, xảy ra trong phạm vi của cả nền kinh tế và đe dọa sự hoạt động của tất cả các ngành, các doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh phản ánh sự rủi ro của doanh nghiệp dựa trên những đặc điểm riêng của doanh nghiệp. Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tƣ và chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) đƣợc xác định bởi loại rủi ro này. Bởi lẽ đó, xác định một cấu trúc vốn tối ƣu sẽ phải xem xét đến rủi ro kinh doanh và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó.

nợ sẽ có lợi ích từ lá chắn thuế cho các doanh nghiệp đi vay.Ngoài ra, lá chắn thuế còn làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.Tuy nhiên, không phải vì lợi ích từ lá chắn thuế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay càng nhiều. Bởi lẽ, không phải tất cả các doanh nghiệp làm ăn đều có lãi, và ngay cả khi làm ăn thua lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ chi trả các khoản lãi vay. Chính vì thế, lựa chọn một cơ cấu vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là cả một nghệ thuật.

Vị thế tài chính của doanh nghiệp cũng là một nhân tố cần xem xét khi xác định một cấu trúc vốn tối ƣu cho doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có vị thế tài chính tốt, việc huy động vốn bằng vốn vay, ví dụ nhƣ phát hành trái phiếu hoặc vay nợ từ các ngân hàng tổ chức tín dụng, và việc huy động bằng vốn cổ phần là tƣơng đối dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp có vị thế thấp hơn. Khi có sự lựa chọn giữa việc tăng vốn bằng cả hai cách, doanh nghiệp nên thận trọng xem xét đâu là phƣơng án tối ƣu cho doanh nghiệp mình. Họ cần phải tính toán xem một bên là lợi ích từ lá chắn thuế nhƣng đồng nghĩa với áp lực chi trả chi phí vốn vay với một bên là áp lực chi trả cổ tức. Chính mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông cũng sẽ là nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định của nhà quản trị tài chính.

Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả tài chính thì các doanh nghiệp cũng cần phải gia tăng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp cần phải kết hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc tăng cƣờng cải thiện mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp nhƣ:

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm đầu ra, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng giúp mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

- Tích cực cập nhật thông tin, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao kiến thức đối với các nhà quản trị. Các chủ doanh nghiệp cần dành thời gian để nghiên cứu các thông tin, chính sách pháp luật nắm bắt diễn biến thị trƣờng để từ đó điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp nhận diện đƣợc các rủi ro kinh doanh, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính của mình. Trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hoạt động cũng nhƣ trong các mục tiêu kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

- Tham gia các tổ chức, hiệp hội liên quan giúp doanh nghiệp cập nhật đƣợc nhiều thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời học tập đƣợc nhiều kinh nghiệm từ những mô hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.

4.2.3. Đố vớ á n à đầu tƣ

Đối với các nhà đầu tƣ, trong quá trình xem xét và lựa chọn đầu tƣ thì nên cân nhắc đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng. Nghiên cứu thực nghiệm ở mẫu đã cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu ROE. Có thể đây không phải là yếu tố quyết định khi đầu tƣ vì ROE đƣợc thể hiện qua các con số trong quá khứ, tuy nhiên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể có những chuyển biến trong tƣơng lai.

4.3. HẠN CHẾ

Mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm 105 quan sát của 35 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX từ năm 2014 đến năm 2016 là chƣa đủ dài khi so sánh với các nghiên cứu trên thế giới do khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng khác hoặc các

doanh nghiệp trên sàn Upcom cũng chƣa đƣợc đƣa vào nghiên cứu nên kết quả chỉ mang tính chất tƣơng đối và đúng trên phạm vi dữ liệu nghiên cứu.

Các biến đƣa vào mô hình dựa trên nghiên cứu của Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan, S., 2012; Zeitun, R., & Tian, G. G., 2014; Dawar, V., 2014; Dzung Nguyen, et al., 2012 nên có thể còn những nhân tố khác chƣa đƣợc xem xét trong nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả tài chính nên kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hƣởng.

Số liệu phân tích là nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nên mẫu nghiên cứu chủ yếu là phản ánh trên số liệu sổ sách, chƣa xét đến giá trị thị trƣờng của các doanh nghiệp.

4.4. HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu có thể mở rộng phạm vi theo các hƣớng nhƣ sau:

Thu thập thêm số liệu để tăng cỡ mẫu cho nghiên cứu qua đó nâng cao đƣợc tính đại diện cho cỡ mẫu.

Sử dụng các hệ số giá trị thị trƣờng nhƣ MBVR, Tobin’s Q… để nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Từ kết quả nghiên cứu có thể mở rộng nghiên cứu để xây dựng các biện pháp, chính sách liên quan phù hợp cho các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Đề tài “Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” đƣợc thực hiện với mục tiêu: đo lƣờng, nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Từ đó đề xuất, gợi ý các chính sách liên quan đến cấu trúc vốn để nâng cao hiệu quả tài chính đối với các doanh nghiệp này.

Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên các lý thuyết về cấu trúc vốn nhƣ: quan điểm truyền thống về cấu trúc vốn, lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đánh đổi tĩnh; lý thuyết và các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp với việc sử dụng các mô hình kinh tế lƣợng đƣợc tiến hành nghiên cứu trên 105 mẫu thực nghiệm của 35 công ty ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong ba năm từ năm 2014 đến 2016.

Kết quả phân tích số liệu trong mẫu nghiên cứu đã chỉ ra cấu trúc vốn có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn so với tổng tài sản (STD) có tác động ngƣợc chiều đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp khi đo lƣờng bằng ROE. Kết quả này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp nên ƣu tiên sử dụng nguồn vốn vay sau cùng trong quyết định huy động vốn của mình, doanh nghiệp vay nợ càng nhiều sẽ tạo ra tín hiệu xấu cho thị trƣờng đánh giá thấp doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy, nếu các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng càng gia tăng việc sử dụng nợ thì hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp càng thấp. Từ đó đƣa ra khuyến nghị, các doanh nghiệp ngành này cần cơ cấu lại tỷ lệ vốn vay, giảm tỷ lệ nợ vay ngắn hạn, xem xét và cân nhắc kỹ

lƣỡng cũng nhƣ phải quản lý chặt chẽ mức độ nợ của mình, từ đó đƣa ra một cấu trúc vốn hợp lý vừa tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, vừa tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Phụ lục A: Dữ liệu nghiên cứu

STT Mã Năm LIQ TANG ROA SIZE TD STD LTD ROE GROW AGE

1 ACC 2014 2,2153 0,16635 0,11296 12,7249 0,33307 0,32936 0,00371 0,16938 -0,04646 6 2015 2,4028 0,15083 0,11019 12,7442 0,32605 0,31563 0,01042 0,16351 0,01682 7 2016 2,4710 0,14604 0,12828 12,6824 0,31454 0,30912 0,00542 0,18714 0,14864 8 2 FCM 2014 1,6181 0,29667 0,02556 13,7757 0,47001 0,40005 0,06997 0,04823 0,14695 1 2015 1,6634 0,37678 0,02326 13,7502 0,39762 0,33459 0,06303 0,03862 0,08443 2 2016 1,4571 0,34286 0,03917 13,8341 0,4469 0,42631 0,02059 0,07082 0,30967 3 3 LBM 2014 3,6784 0,44306 0,06226 12,0120 0,14513 0,14471 0,00042 0,07282 0,01993 11 2015 2,7156 0,47903 0,16124 12,1358 0,18472 0,18472 0 0,19778 0,4329 12 2016 2,3215 0,40247 0,17866 12,4359 0,248 0,23992 0,00808 0,23759 0,10518 13 4 HPG 2014 1,2908 0,39516 0,14234 16,9106 0,45831 0,4082 0,05011 0,26278 0,3481 7 2015 1,1685 0,32193 0,13665 17,0545 0,43283 0,39177 0,04106 0,24093 0,07552 8 2016 1,4388 0,38132 0,19869 17,3189 0,40247 0,37414 0,02833 0,33252 0,21237 9 5 NKG 2014 0,8816 0,32577 0,0261 14,8928 0,82755 0,62139 0,20616 0,15134 0,25131 12 2015 0,7940 0,4125 0,03529 15,0887 0,82092 0,59326 0,22765 0,19704 -0,01451 13 2016 0,9387 0,29738 0,08198 15,6620 0,75091 0,45721 0,2937 0,3291 0,55397 14

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 86)