PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 37)

CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì lẽ đó, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ta có:

Nhân tố vĩ mô: Có nhiều nhân tố bên ngoài tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp như tỷ lệ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa...

Nhân tố vi mô: Có nhiều nhân tố bên trong tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, một trong sốđó như:

Hình thức sở hữu của doanh nghiệp: Sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần… sẽ có sự ràng buộc về

pháp lý, tư cách pháp nhân và điều kiên hoạt động khác nhau. Vì thế khả năng tiếp cận với các nguồn vốn trên thị trường là khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp dẫn đến cách thức tài trợ là khác nhau. Ví dụ, đối với Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, tăng vốn góp của các thành viên, các cổ đông để gia tăng vốn chủ hoặc vay nợ trên thị trường tài chính. Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân thì cách thức huy động ít hơn mà mức độ huy động vốn cũng không lớn.

Quy mô doanh nghiệp: Những doanh nghiệp có quy mô lớn là kết quả

của một quá trình phát triển lâu dài nên họ có một khả năng tài chính dồi dào. Những doanh nghiệp này có uy tín nên có khả năng huy động vốn một cách dễ dàng từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác với lãi suất thấp.

Đặc điểm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp: Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến tỷ suất nợ thể hiện ở chỗ tài sản cố định được dùng thế chấp để giảm thiệt hại đối với người cho vay khi rủi ro xảy ra. Mặt khác, các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cốđịnh có giá trị lớn thì rủi ro cũng lớn nếu vay nợđểđầu tư.

Tỷ suất lãi vay: Tỷ suất lãi vay cao thì chi phí lãi vay càng lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp hoặc không có. Vì vậy khi tỷ suất này cao thì các doanh nghiệp có xu hướng giảm nợ, làm thay đổi cấu trúc tài chính .

Hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh càng cao thì lợi nhuận làm ra sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn càng lớn làm cho ROE càng lớn. Mặt khác do quan hệ giữa RE và lãi suất vay tác động tới tỷ suất nợ, nếu RE – lãi suất nợ > 0 thì doanh nghiệp có xu hướng gia tăng tỷ suất nợ nhằm mục đích tăng cường sự khuất đại của đòn bẩy tài chính đến ROE.

Tốc độ tăng trưởng: Khi một doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, do đó khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn.

Khả năng thanh khoản: Các doanh nghiệp có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này để tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do

đó tính thanh khoản có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến đồn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Độ tuổi doanh nghiệp (hay thời gian hoạt động của doanh nghiệp): có nhiều ý kiến cho rằng độ tuổi của doanh nghiệp có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp : các công ty sẽ khai thác khấu trừ

thuế để giảm hóa đơn thuế của họ bằng cách sẽ khai thác là chắn thuế của nợ. Do đó sẽ có một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy và lá chắn thuế. Tuy nhiên có một số quan điểm không đồng tình với ý kiến này, cũng như lý thuyết M&M cho rằng thuế có tác động tích cực đến cơ cấu vốn.

Các yếu tố tài chính: Rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; Chi phí phá sản, chi phí quản lý, chi phí sử dụng vốn cũng tác động đến cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp…

Có rất nhiều các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này, dựa trên các nghiên cứu

của các tác giả đi trước, và trong giới hạn khả năng thu thập thông tin dữ liệu, tác giả chỉ tập trung vào sáu nhân tố mà tác giả dự đoán có khả năng tác động

đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoáng, đó là hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh, cấu trúc tài sản, quy mô doanh nghiệp, tốc

độ tăng trưởng và thời gian hoạt động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 37)