Tổng quan về ngành khai khoáng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 56)

a. Sơ lược v ngành khai khoáng Vit Nam

Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ

lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatit, … chủng loại khoáng sản đa dạng.

Trước đây nhiều loại mỏ khoáng sản không có giá trị kinh tế vì trữ lượng ít hoặc điều kiện khai thác khó khăn, thì ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có thể làm giàu quặng đạt hàm lượng quặng khai thác, trở

thành hiệu quả kinh tế trong khai thác. Ví dụ, một số mỏ vàng với hàm lượng vàng quá thấp không khai thác lại được với công nghệ cũ, thì ngày nay, nhờ

công nghệ sinh học có thể tập trung các sinh khối chứa vàng và do đó có thể

khai thác có hiệu quả.

Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa.

Với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác, tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng. Nếu tách riêng than và dầu khí, các công ty khoáng sản đang niêm yết hiện

nay chủ yếu khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm,

đồng, antimony) và các khoáng sản phi kim – vật liệu xây dựng (đá, sỏi, cao lanh, thạch anh).

Do cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất – chế tạo và xây dựng nên sự phát triển của ngành phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường thế giới.

Triển vọng của ngành khoáng sản còn nhiều tiềm năng trong dài hạn,

được hỗ trợ bởi sức cầu từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới,

đặc biệt là nhân tố Trung Quốc; và sức cung là trữ lượng khoáng sản phong phú của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả đầu tư của ngành đang suy giảm tương đối so với các lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do đầu tư mới chú trọng đến việc mở rộng mà chưa đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu dừng ở việc xuất khẩu quặng và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim loại phải nhập khẩu về. Do vậy, trong thời gian tới, ngành cần phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu, bên cạnh việc thăm dò, mở rộng mỏ mới.

Trong năm 2011, áp lực gia tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào là một thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp khai khoáng. Ngoài ra, chính sách pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, có thể tác

động đến hoạt động của ngành: Luật khoáng sản 2011 sẽ thay đổi cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá. Ngoài ra, biểu thuế của nhiều loại khoáng sản được điều chỉnh theo hướng tăng lên làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, các doanh nghiệp khai khoáng đang niêm yết hiện nay có quy mô nhỏ, mức độ tài trợ bằng nợ ít hơn thị trường nhưng biên lợi nhuận gộp lại cao. Trong khi nhóm doanh nghiệp khai thác quặng kim loại có mức

xây dựng lại có mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền và chất lượng lợi nhuận tốt hơn.

b. Kết qu hot động kinh doanh ca các doanh nghip khai khoáng niêm yết trên th trường chng khoán Vit Nam

Bảng 2.2: Tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khai khoáng

STT MÃ CK Tốc độ tăng DT TB Tốc độ tăng LN TB 1 ALV 81.56% -40.48% 2 AMC 51.04% 7.67% 3 BGM 404.97% -785.23% 4 BKC -6.45% 38.72% 5 BMC 43.04% 17.89% 6 CTA 122.78% -3604.13% 7 CVN -19.22% -582.72% 8 DHA 0.78% -67.86% 9 DHM 126.93% -40.55% 10 HGM 32.94% 14.38% 11 HLC 19.19% -16.67% 12 KHB 24.66% 27.94% 13 KSA 36.64% -117.87% 14 KSB 11.48% -0.97% 15 KSH 10.93% -880.62% 16 KSS 162.61% -204.53% 17 KTB 158.51% -532.25% 18 LCM 161.21% -47.39% 19 MDC 10.22% -33.36% 20 MIC -6.11% 17.83%

21 MIM 60.67% 184.83% 22 MMC 18.75% 97.61% 23 NBC 9.01% 1.11% 24 NNC 14.40% -0.60% 25 PTK 211.37% -131.18% 26 PVC 67.47% 16.26% 27 PVD 34.10% 19.93% 28 PVS 25.95% 23.40% 29 SPI 842.38% -110.71% 30 SQC 40.56% 169.89% 31 TC6 19.83% -12.75% 32 TCS 16.15% -9.85% 33 TDN 14.50% -33.91% 34 THT 6.01% -33.14% 35 TNT 185.97% -555.74% 36 TVD 11.75% 0.72% Trung bình 83.52% -200.12%

Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu của các doanh nghiệp khai khoáng hầu như đều có tăng qua các năm. Một số doanh nghiệp có tốc độ tăng trung bình mạnh như BGM, PTK, SPI. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp tốc độ

tăng trưởng doanh thu trung bình đang giảm xuống như BKC, CVN, MIC. Tuy nhiên so với tốc độ tăng thì tốc độ giảm này không đáng kể.

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, bên cạnh doanh thu cần phải xem xét đến lợi nhuận bởi đó là cơ sở giúp doanh nghiệp tồn tại. Ngược lại với doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành khai khoáng qua các năm lại có dấu hiệu sụt giảm. Trong khi được một số doanh nghiệp có mức tăng nhưng không lớn thì các doanh nghiệp có lợi nhuận giảm tương đối

nhiều, nhiều doanh nghiệp lợi nhuận giảm mạnh như CTA, BGM, KSH, KTB, TNT.

2.2.2. Đặc điểm mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp khai khoáng niêm yết trên thị trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 56)