Hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 38)

Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: Khả năng sinh lời trên tài sản (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA), Khả năng sinh lời trên doanh thu (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu).

Lý thuyết đánh đổi cho rằng những công ty có khả năng sinh lời cao thì ít rủi ro khốn khó tài chính và phá sản hơn, do đó chi phí sử dụng nợ sẽ thấp hơn. Ngoài ra các công ty có thể tận dụng được tấm chắn thuế cao từ việc sử

dụng nợ, do chi phí lãi vay hàng kỳ được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, lý thuyết này cho rằng có mối quan hệ thuận giữa khả năng sinh lời và tỷ lệ nợ.

Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng, các nhà quản trị có xu hướng

ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội bộ trước rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài. Và như vậy, khi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt hay lợi nhuận kinh doanh càng cao, doanh nghiệp sẽ có nguồn tài trợ nội bộ dồi dào, từ đó dẫn đến việc ít sử dụng thêm nguồn tài trợ bên ngoài và tỷ

suất nợ sẽ giảm. Và kết quả dẫn đến việc các công ty có kết quả hoạt động kinh doanh tốt thường có tỷ lệ nợ thấp.

Mặc dù các lý thuyết mâu thuẫn nhau nhưng nhưng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng. Các nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển, Pendey (2001), Huang và Song (2002) ở các nước có nền kinh tế

chuyển đổi, Chen (2004) ở Trung Quốc và ở Việt Nam là của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), cũng chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ

nghịch với tỷ suất nợ. Với nền kinh tế tài chính mới phát triển như ở Việt Nam thì việc bất đối xứng thông tin càng lớn, vậy nên lập luận về chiều tác

động như trên là phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 38)