Quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 41)

Quy mô của một doanh nghiệp thường được đo lường bằng tổng tài sản hay tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Theo lý thuyết đánh đổi,các công ty lớn có sự bất cân xứng thông tin trên thị trường ít hơn so với các công ty nhỏ; dòng tiền vào ổn định, ít biến động, ít phơi bày các rủi ro, lại thêm uy tín, vị trí của các doanh nghiệp này trên thị

trường là khá lớn nên khả năng thương lượng về nợ cũng tốt hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng thường dễ dàng cắt giảm các khoản chi phí

có liên quan đến việc phát hành nợ hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Tất cả

những điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp lớn không chỉ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài mà mức chi phí phát hành nợ cũng sẽ thấp hơn. Vì vậy, họ sẽ tăng cường sử dụng nợ để hưởng lợi từ lá chắn thuế. Do đó, dự kiến có mối quan hệ thuận giữa quy mô và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Friend và Lang (1988) giải thích rằng, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cổđông ít có quyền kiểm soát hơn đối với các giám

đốc điều hành, kết quả là các giám đốc điều hành (có sở hữu cổ phần của công ty) sẽ lựa chọn tài trợ bằng nợ vay nhiều hơn, nhằm giảm bớt các khoản lỗ mà có thể họ (và các cổđông khác) sẽ phải gánh chịu nếu như việc phá sản xảy ra. Mặt khác, lý thuyết đại diện (Jensen, 1986) lý giải rằng, các công ty có quy mô lớn thường sẽ phát hành nợ dài hạn nhiều hơn do việc sử dụng nợ sẽ giúp các cổđông kiểm soát hành vi của các nhà quản lý tốt hơn.

Ngoài nghiên cứu trên, cũng đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm rút ra kết luận về quan hệ tỷ lệ thuận giữa quy mô doanh nghiệp và cấu trúc tài chính như của nghiên cứu của Antoniou và các cộng sự (2002) tại các tập

đoàn ở Châu Âu , Huang và Song (2002), Chen (2004) ở các nước đang phát triển, Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển,…

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán vẫn chưa phát triển. Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán vẫn chưa phát huy sức mạnh của mình để có

được nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần. Việc công bố thông tin của các công ty còn mang tính miễn cưỡng, do đó vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường là các doanh nghiệp có Nhà nước nắm cổ phần chi phối, bởi vậy nên những doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài so với các doanh nghiệp khác. Vậy nên chiều hướng tác động như vậy là phù hợp. Một số

Khôi Nguyên (2006) tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trương Đông Lộc và Võ Kiều Trang (2008), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khai khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)