Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của các công ty ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013.
Theo kết quả phân tích hệ số tương quan giữa các biến, tất cả các nhân tố đều có ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính. Tuy nhiên, tương quan giữa các biến
độc lập và các biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê không nhiều. Khi phân tích hồi quy bội để xem xét sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất nợ thì các nhân tố thật sự có ảnh hưởng đến tỷ suất nợ cũng không nhiều.
Bảng 2.23: Bảng thống kê kết quả nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp khai khoáng
Nhân tố Dự đoán Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ ngắn hạn Tỷ suất nợ dài hạn Hiệu quả kinh doanh - K K K Rủi ro kinh doanh - K K K Cấu trúc tài sản + + K +
Quy mô doanh nghiệp + + + + Tốc độ tăng trưởng + K + + Thời gian hoạt động + K + K
Theo kết quả phân tích ở chương 2, có rất nhiều nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Tuy vậy, sau khi phân tích và đưa ra mô hình hồi quy bội, tác giả đã xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình hình thành cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp khai khoáng như sau:
Mối quan hệ giữa tỷ suất nợ và các nhân tốảnh hưởng
Theo kết quả phân tích tương quan và hồi quy bội, có hai nhân tố thật sự ảnh hưởng đến tỷ suất nợ của các công ty khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoáng Việt Nam. Đó là Cấu trúc tài sản và Quy mô doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa tỷ suất nợ dài ngắn hạn và các nhân tốảnh hưởng
Theo kết quả nghiên cứu, có ba nhân tố tác động đến tỷ suất nợ ngắn hạn, đó là Quy mô doanh nghiệp, Tốc độ tăng trưởng và Thời gian hoạt động. Và cả ba nhân tố với này đều có quan hệ tỷ lệ thuận tỷ suất nợ ngắn hạn.
Mối quan hệ giữa tỷ suất nợ dài hạn và các nhân tốảnh hưởng
Theo kết quả nghiên cứu, có ba nhân tố tác động đến tỷ suất nợ dài hạn,
đó là Cấu trúc tài sản, Quy mô doanh nghiệp và Tốc độ tăng trưởng. Và cả ba nhân tố này đều có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ suất nợ dài hạn.
Nhân tố Cấu trúc tài sản có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ và tỷ suất nợ dài hạn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp khai khoáng thận trọng trong việc sử dụng nợ vay để tài trợ. Kết quả cho thấy có sự cân bằng trong tài trợ
tài sản cố định của các doanh nghiệp khai khoáng, nếu doanh nghiệp có tài sản cố định chiếm tỷ trọng càng lớn thì mức độ sử dụng nợ dài hạn càng cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vay vốn bên ngoài. Trong thực tế, điều này phù hợp trong giao dịch với người cho vay, khi mà tài sản cốđịnh là một bộ phận quan trọng trong giá trị
tài sản thế chấp khi vay dài hạn. Còn việc đảm bảo bằng tài sản để vay ngắn hạn trong thực tế rất đa dạng, không nhất thiết phải sử dụng tài sản cốđịnh.
Nhân tố Quy mô doanh nghiệp đại diện là biến Doanh thu có quan hệ
cùng chiều với tỷ suất nợ. Điều này thể hiện doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sử dụng nợ càng nhiều để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ cùng chiều này đã được chứng minh bởi số liệu thống kê trên về đặc trưng của tài sản cốđịnh và các nhân tốảnh hưởng. Thực tế các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có độ tin cậy cao hơn đối với các giới hữu quan bên ngoài như ngân hàng, nhà cung cấp… do đó dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay mượn hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Do đó, những doanh nghiệp lớn trong ngành khai khoáng sẽ sử dụng nhiều các khoản nợ vay để tài trợ hoạt động của mình trong khi các doanh nghiệp nhỏ thay vì sử dụng nợ sẽ
dung nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả
thiết lẫn kết quả đã thực nghiệm của 36 công ty ngành khai khoáng.
hạn và tỷ suất nợ dài hạn. Điều này được giải thích là do những doanh nghiệp trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ
tăng lên, thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm những nguồn vốn vay bên ngoài
đểđầu tư vào tài sản của doanh nghiệp và khai thác cơ hội kinh doanh.
Nhân tố Thời gian hoạt động có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ ngắn hạn, điều này khác với giả thiết ban đầu về ảnh hưởng của thời gian hoạt động
đến tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn. Có thể được lý giải là do thời gian hoạt động có ảnh hưởng nhưng không phải là nhân tố quyết
định đến cấu trúc tài chính ổn định của doanh nghiệp khai khoáng. Thời gian hoạt động chỉ ảnh hưởng trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng không
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 gồm có 2 phần chính.
Trong phần thiết kế nghiên cứu, tác giả giới thiệu về dữ liệu nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu, cách đo lường và trình tự tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong phần nội dung nghiên cứu, trước hết, đề tài giới thiệu tổng quan về ngành khai khoáng Việt Nam, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó,
đề tài tiến hành phân tích đặc trưng cấu trúc tài chính, phân tích đặc điểm các nhân tốảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp khai khoáng.
Sau khi kiểm định dữ liệu mẫu về tính phân phối chuẩn, phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đề tài đã chọn ra 6 biến
đại diện cho 6 nhân tốđể đưa vào mô hình phân tích hồi quy là: ROE đại diện cho nhân tố hiệu quả kinh doanh, Độ lệch chuẩn ROA đại diên cho nhân tố
Rủi ro kinh doanh, Tỷ trọng tài sản cố định đại diện cho nhân tố Cấu trúc tài sản, Doanh thu đại diện cho Quy mô doanh nghiệp, Tốc độ tăng doanh thu đại diện cho biến Tốc độ tăng trưởng và Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
đại diện cho biến Thời gian hoạt động.
Kết quả phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS theo phương pháp Backward cho thấy, nhân tố cấu trúc tài sản và quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều lên tỷ suất nợ; nhân tố quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và thời gian hoạt động tác động cùng chiều lên tỷ suất nợ ngắn hạn; nhân tố
cấu trúc tài sản, quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều lên tỷ suất nợ dài hạn.
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN
Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, các công ty khai khoáng có tỷ suất nợ tương đối cao (trung bình 43.1%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nợ, tính tự chủ về tài chính còn thấp. Nợ ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn so với nợ
dài hạn.
Theo thống kê cho thấy tỷ lệ sử dụng nợ trung bình ít hơn so với sử dụng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tỷ lệ này chênh lệch không nhiều. Trong việc sử
dụng nợ, tỷ lệ sử dụng nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu, chiếm khoảng 80% nợ
phải trả. Có một số công ty sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn nhưng các công ty này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này cho thấy các công ty khai khoáng ưa thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn.
Nợ ngắn hạn có ưu điểm là dễ huy động, rủi ro lãi suất ít hơn và tỷ giá dễ
dự đoán hơn, tuy nhiên điều này có thể gây áp lực lên các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Việc ít sử dụng các nguồn tài trợ từ nợ dài hạn có thể do những khiếm khuyết của thị trường tài chính. Bên cạnh đó có thể do thói quen cũng như
mức độ hiểu biết của các công ty đối với loại hình tài trợ này còn hạn chế. Thứ hai, các công ty khai khoáng có chính sách vay nợ khác nhau thể
hiện ở độ lệch chuẩn của mẫu còn khá lớn là 23.77%, điều này phụ thuộc vào
đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Có thể phân chia các doanh nghiệp khai khoáng theo tỷ suất nợ vay như sau: Những công ty có cấu trúc tài chính theo hướng ưu tiên sử dụng vốn chủ
Bảng 3.1: Bảng thống kê các công ty có tỷ suất nợ dưới 40% STT MÃ CK Tỷ suất nợ (%) STT MÃ CK Tỷ suất nợ (%) 1 ALV 28.14 11 KSB 35.75 2 AMC 38.21 12 KSH 38.96 3 BGM 4.92 13 KTB 18.61 4 BKC 37.82 14 LCM 19.60 5 BMC 24.57 15 MMC 27.55 6 CTA 39.52 16 NNC 22.94 7 CVN 31.48 17 PTK 21.00 8 DHA 13.13 18 SPI 28.76 9 HGM 17.90 19 SQC 15.66 10 KHB 13.33 20 TNT 29.48
Những công ty có chính sách tài trợ ổn định, duy trì một tỷ lệ nợ tương
đối cao nhưng vẫn ở mức chấp nhận được (Tỷ suất nợ 40% - 50%). Có 5 công ty như sau: Bảng 3.2: Bảng thống kê các công ty có tỷ suất nợ từ 40% đến 50% STT MÃ CK Tỷ suất nợ (%) 1 DHM 42.67 2 KSA 40.61 3 MIC 42.83 4 MIM 49.23 5 PVC 49.90
Những công ty sử dụng nợ vay nhiều, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài (Tỷ suất nợ > 50%). Có 11 công ty như sau:
Bảng 3.3: Bảng thống kê các công ty có tỷ suất nợ từ 50% STT MÃ CK Tỷ suất nợ (%) 1 HLC 87.98 2 KSS 61.70 3 MDC 75.92 4 NBC 72.73 5 PVD 62.72 6 PVS 68.45 7 TC6 80.70 8 TCS 82.02 9 TDN 76.32 10 THT 67.80 11 TVD 82.60
Thứ ba, cơ cấu tài sản trung bình của các doanh nghiệp khai khoáng là 39.88%. Đối với đặc thù là ngành khai khoáng, tỷ lệ này như vậy vẫn còn thấp. Điều này cho thấy trình độ khoa học kỹ thuật, máy móc phục vụ ngành khai khoáng vẫn còn lạc hậu. Có thể dẫn đến nguy cơ cạnh tranh còn thấp, quy mô sản xuất, khai thác còn nhỏ, lẽ.
3.2. KIẾN NGHỊ
3.2.1. Đối với Cơ quan Nhà nước
Trong những năm gần đây, trong tình hình kinh tế suy thoái, những yếu kém của tài chính Nhà nước bộc lộ ngày càng rõ nét, đặc biệt về quản lý và tính minh bạch. Do đó, chính phủ cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và tính bền vững cho nền kinh tế. Một số kiến nghịđối với cơ quan Nhà nước:
Tăng tính minh bạch, nhất quán của hệ thống pháp lý. Tạo sân chơi bình
đãi cho đầu tư chiều sâu. Cần rà soát, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật khoáng sản (2012) cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất việc sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn, thiết bị, công nghệ
trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là chế biến sâu đối với các loại khoáng sản kim loại. Đây là các loại có yêu cầu về vốn đầu tư lớn, công nghệ
tiên tiến. Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
Cải thiện bộ máy quản lý, thái độ làm việc của các cơ quan Nhà nước.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giúp các hoạt động diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý và đổi mới tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. Thực hiện giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế, hỗ
trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển, để các doanh nghiệp có điều kiện vượt qua khó khăn.
Có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Đồng thời, bảo vệ môi trường, môi sinh trong quá trình khai thác nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động khoáng sản. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Thẩm định về năng lực của các tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Trên thực tế, do không có đủ năng lực về trang thiết bị, công nghệ, nhân lực… nên một số tổ chức, cá nhân sau khi được cấp giấy phép khai thác khoáng sản đã thuê các đơn vị khác khai thác và chỉ quan tâm kiểm tra, giám sát khối lượng sản phẩm mà không quan tâm đến việc các
sản, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan hay không. Các đơn vị được thuê khai thác thì cho rằng việc chấp hành các quy định của phát luật về
khoáng sản, bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ giấy phép khai thác khoáng sản, nên họ chỉ tập trung vào khối lượng sản phẩm được khai thác. Chính vì những lý do trên mà việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đối với những trường hợp trên là không đảm bảo, gây lãng phí tài nguyên quốc gia, hủy hoại cảnh quan, môi trường.
Việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, sử dụng một cách hợp lý với hiệu quả cao nhất sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý là một biện pháp quan trọng
để đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản cũng có nghĩa là để dành một phần tài nguyên khoáng sản cho các thế hệ kế tiếp sau này.
Thực hiện nghiêm túc, nâng cao chất lượng thẩm định nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường trong công tác cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Các báo cáo đánh giá, bản cam kết này là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép khai thác. Kết quả thanh tra, kiểm tra hồ sơ cấp, gia hạn giấp phép khai thác khoáng sản cần được coi trọng, đánh giá kỹ nội dung của các loại giấy tờ, hạn chế những sai sót trong qua trình cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Liên kết đầu tư các công trình điện, đường, cấp nước, viễn thông,… bên cạnh đó cần quan tâm đến vẫn đề xử lý môi trường một cách đồng bộ. Nhà nước cần xác lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đất nước dưới hình thức các dự án phát triển cụ thể