a. Xây dựng một cấu trúc tài chính mục tiêu
Hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường thì phải biết
đầu tư, thay đổi cách quản lý, con người, công nghệ. Muốn đầu tư, doanh nghiệp phải bỏ vốn. Chính vì vậy, nguồn vốn luôn là vấn đề đau đầu của mỗi doanh nghiệp. Huy động từ nguồn nào? Huy động như thế nào cho có hiệu quả mà vẫn tránh được những rủi ro thấp nhất, nhưng vẫn đáp ứng được như
cầu vốn. Thực tế là các công ty vẫn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một cấu trúc vốn, một cấu trúc tài chính phù hợp.
Rõ ràng là không thể có một công thức chung để xác định cấu trúc tài chính tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều nên có một cấu trúc tài chính mục tiêu của mình, phù hợp với những tiêu chí chung của ngành, của thị trường tài chính và đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, một cấu trúc tài chính tối ưu phải đảm bảo được khả năng thanh toán, chi phí vốn tối ưu thấp nhấp nhưng vẫn mang lại lợi ích cao nhất cho chủ sở
hữu. Hay nói cách khác đó là sự cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Việc xây dựng một cấu trúc tài chính mục tiêu hay cũng chính là cấu trúc tài chính tối ưu cho doanh nghiệp nên được xem xét trong mối tương quan của nhiều yếu tố. Doanh nghiệp có thể xem xét các yếu tố sau:
Quy mô và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ không giống với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có quy mô lớn, cấu trúc tài chính của nó sẽ phức tạp hơn rất nhiều, là tổng thể
của nhiều doanh nghiệp, chi nhánh nhỏ. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tại mỗi giai đoạn tăng trưởng là khác nhau, thường do tính biến động của các yếu
tố như dòng tiền, nhu cầu đầu tư và sự phát triển thị phần quyết định. Cũng do
ảnh hưởng của chu kỳ sống của doanh nghiệp mà các yếu tố khác trong doanh nghiệp sẽ thay đổi, tạo nên những ưu thế hoặc hạn chế khác nhau trong vấn đề
huy động vốn. Doanh nghiệp nên hiểu rõ và khai thác đặc điểm của từng giai
đoạn phát triển của mình, từ đó mà có những quyết định tài trợ cho phù hợp.
Bảng 3.4: Nhu cầu vốn và quyết định tài trợ theo chu kỳ sống của doanh nghiệp [14] Giai đoạn 1 Khởi sự Giai đoạn 2 Bành trướng Giai đoạn 3 Tăng trưởng Giai đoạn 4 Bão hòa Giai đoạn 5 Suy thoái Nhu cầu vốn Rất nhiều Rất nhiều, tương quan với giá trị doanh nghiệp Vừa phải, tương quan với giá trị doanh nghiệp Giảm dần Ít Nguồn tài trợ nội bộ Không có hoặc rất ít Không có hoặc rất ít Ít, tương quan với nhu cầu vốn Nhiều, tương quan với nhu cầu vốn Nhiều hơn nhu cầu vốn Nguồn tài trợ bên ngoài Vốn chủ sở hữu, Vay ngân hàng Vốn đầu tư mạo hiểm, Vốn cổ phần Vốn cổ phần, Trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu Trả nợ, Mua lại cổ phần Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là một trong các yếu tố được cân nhắc khi xây dựng cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh được hiểu như là rủi ro biến động thu nhập của doanh nghiệp, mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào
sự biến động của giá cả hàng hóa, mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động, hay khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ,… Tùy theo những đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình, các giám đốc tài chính nên lựa chọn một sự cân đối hợp lý. Trong nền kinh tế mà chỉ số giá có quá nhiều biến động thì các doanh nghiệp không nên duy trì một tỷ lệ nợ quá cao.
Cấu trúc tài sản
Việc duy trì một cấu trúc tài sản với tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn như nhiều doanh nghiệp trong ngành khai khoáng hiện nay là một điều tốt. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận nguồn vốn vay bên ngoài, tận dụng những cơ hội trên thị trường để có thể huy
động được nguồn vốn rẻ, đồng thời tái cấu trúc tài chính để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành khai khoáng đòi hỏi phải đầu tư những máy móc, thiết bị chuyên dụng với công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại mới có thể thực hiện tốt việc khai thác, chế biến các loại khoáng sản.
Vị thế của doanh nghiệp
Một công ty có vị thế, có uy tín sẽ dễ dàng huy động vốn hơn, và điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp khẩn cấp. Tức là một doanh nghiệp có khả năng vay nợ bất cứ khi nào thì không nhất thiết phải duy trì một tỷ lệ
vốn cổ phần cao mà có khả năng trang trải cho tất cả các dự án của mình. Nhà quản lý nên nhớ rằng việc duy trì mức chi trả cổ tức hàng năm là một gánh nặng tài chính thực sự, công ty nên phát huy lợi thế của đòn bẩy tài chính nếu nhưđiều này là có thể thực hiện và kiểm soát được.
Công cụ tài chính
Mỗi một công cụ tài chính đều có một thế mạnh riêng, hoặc là có tính thích hợp khác nhau đối với các thời điểm khác nhau cho mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Nhà quản lý nên biết cách sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính trên thị trường vốn. Bên cạnh việc vay ngân hàng và phát hành cổ
Việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế, chủđộng hơn trong việc cân đối giữa các lợi ích như thời hạn trả nợ hay chi phí sử dụng vốn… Bên cạnh đó, thuê tài chính có lợi thế rất tốt để tài trợ cho các dự án đầu tư dây chuyền công nghệ hay cải tiến máy móc. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm nguồn tài trợ khác thông qua việc liên kết liên doanh với các đối tác đầu tư, hoặc các quỹđầu tư mạo hiểm cũng là một địa chỉ được ưa thích đối với nhiều doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng mạnh ở nhiều nước trên thế giới.
b. Đa dạng kênh huy động vốn
Những hạn chế của thị trường vốn là một trong số các tác nhân mang tính hệ thống ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong cơ cấu nợ phải trả của các doanh nghiệp khai khoáng thì nợ ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu, nợ trung và dài hạn vẫn ít. Điều đó cho thấy hình thức huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ
yếu dựa vào nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Việc phát hành trái phiếu hay sử dụng công cụ thuê tài chính ít được các doanh nghiệp biết đến và sử
dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh việc tìm kiếm vốn qua ngân hàng đang ngày càng khó khăn thì doanh nghiệp phải biết tìm kiếm nhiều cơ hội vốn khác nhau, chẳng hạn như
cho thuê tài chính, liên doanh,… Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán là một kênh huy động với quy mô lớn và hiệu quả đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động tài chính và dự phòng các biện pháp tài chính đối với thị trường vốn.
Mở rộng quy mô doanh nghiệp bằng cách liên doanh, liên kết. Cách này sẽ giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường, gia tăng quy mô nguồn vốn và giúp doanh nghiệp thực hiện tốt việc gia tăng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phương án này là hữu hiệu nhất khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp mà còn hạn chế về vốn. Việc liên doanh còn giúp doanh nghiệp tạo kết nối vững chắc với các doanh nghiệp khác, tạo thế cạnh tranh và giúp doanh nghiệp vươn xa hơn nữa.
Cho thuê tài chính, thuê hoạt động nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn bằng hoạt động đi thuê. Phương thức này giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt
động mà vẫn hạn chế được việc sử dụng nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp để hoạt động.
Việc đa dạng các kênh huy động vốn sẽ giúp các doanh nghiệp có thể
huy động tối đa nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện
được nhiều chiến lược kinh doanh và tăng hiệu quả đầu tư.
c. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động quản trị tài chính
Việc xây dựng phương thức quản trị tài chính hiệu quả là yếu tố quan trọng để nguồn vốn của doanh nghiệp phát huy tối đa hiệu quả. Phương thức quản trị tài chính tốt thì việc vận hành cơ chế vốn sẽ nhạy bén, linh hoạt với thị trường và dễ thay đổi để thích nghi với thị trường tài chính mới. Bên cạnh
đó còn tạo ra sự ổn định hệ thống tài chính đối với doanh nghiệp.
Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động quản trị tài chính, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
Xây dựng mục tiêu cho hoạt động tài chính.
Tài chính doanh nghiệp phải luôn hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp. Mục tiêu này không đồng nghĩa với việc tối đa hóa lợi nhuận, mà cần phải có sự cân đối giữa lợi nhuận trong ngắn hạn và sự phát triển bền vững tương lai.
Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả.
Các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả của từng hoạt động, trên cơ sở đó tổ chức hoạt động kiểm
soát cho phù hợp. Kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp nhận diện kịp thời các hạn chế hay các rủi ro tiềm ẩn.
Đào tạo đội ngũ quản trị tài chính
Việc xây dựng và quản trị tài chính là việc phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có đội ngũ tài chính đủ tầm để duy trì hệ thống tài chính hiệu quả. Do đó cần đào tạo đội chuyên viên tài chính chuyên sâu, nhanh nhẹn, linh hoạt trong công việc. Nhà quản trị phải có tầm nhìn dài hạn, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, nhạy bén với thị trường. Bởi các chiến lược trong một công ty phụ thuộc rất lớn vào nhà quản trị tài chính, các chiến lược hoạch định đều thể hiện tư
tưởng của người điều hành chính sách.
Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, kết hợp an toàn lao động
Tích cực và nhanh nhạy trong việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng khai thác, chế biến khoáng sản. Bên cạnh đó phải đảm bảo an toàn lao động và không gây hại cho môi trường. Đầu tư để từng bước thay đổi trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu làm thải ra nhiều chất khí và bụi độc hại cho sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn năng lượng sạch, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học thay thế cho các loại hóa chất độc hại.
Khai thác tối đa thế mạnh của các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính
Hiện nay ở Việt Nam, việc sử dụng các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tài chính còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân giải thích điều này, nhưng chủ yếu là do nhận thức của doanh nghiệp, sự thiếu am hiểu và những khó khăn về mặt pháp lý [8].
Hoạt động quản trị tài chính chỉ hiệu quả khi có sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí thực hiện. Các doanh nghiệp có những đặc thù kinh doanh khác nhau sẽ đối mặt với các rủi ro tài chính khác nhau. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và phát triển, bên cạnh những cơ hội lớn chắc chắn sẽ đi kèm với các rủi
ro, các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp.