NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆ P

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng (Trang 38)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆ P

1.2.1. Phát triển về số lượng cơ sở sản xuất TTCN

Phát triển về số lượng cơ sở sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng ñể nghiên cứu, ñánh giá sự phát triển của TTCN. Phát triển TTCN phải có sự tăng trưởng, nghĩa là sự gia tăng về số lượng cơ sở sản xuất cũng như

tốc ñộ tăng trưởng của các cơ sở TTCN ngày càng tăng.

Số lượng cơ sở sản xuất ngày càng tăng chúng tỏ quy mô của TTCN ngày càng mở rộng. Không chỉ tăng về số lượng cơ sởñăng kí kinh doanh mà phải ñược thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng cơ sở sản xuât, hoạt ñộng thực tế trên thị trường và chỉ có như vậy mới ñánh giá ñúng thực tế tình hình phát triển về số lượng cơ sở sản xuất TTCN. Nhìn chung, sự phát triển về cơ

sở sản xuất TTCN phải phù hợp với tình hình, xu hướng phát triển kinh tế xã hội của ñịa phương.

Phát triển số lượng cơ sở TTCN phải ñược tiến hành cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở ñó. Bởi vì, TTCN ñang phải ñối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn ñó là sự gia tăng cạnh tranh không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà ngay cả trên thị trường nội ñịa. Do vậy, chỉ

có nâng cao năng lực cạnh tranh thì các cơ sở sản xuât TTCN mới có thề ñứng vững trong ñiều kiện cạnh tranh và hội hập mạnh mẽ như hiện nay.

Sự phát triển về số lượng cơ sở phải ñược kiểm chứng thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở TTCN, sự gia tăng giá trị sản xuất TTCN trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Tiêu chí phản ảnh:Số lượng và mức tăng cơ sở sản xuất TTCN. Số lượng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề TTCN.

1.2.2 Bảo ñảm nguồn lực cho sản xuất TTCN

Nguồn lực ở ñây bao gồm: vốn, lao ñộng, hệ thống cơ sở vật chất (thiết bị, công nghệ…) Do ñó, khi quy mô của các cơ sở sản xuất tăng lên ñòi hỏi

phải mở rộng quy mô các yếu tố nguồn lực. ðiều này có thể ñược hiểu là làm cho các các yếu tố về lao ñộng, vốn, hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở

TTCN ngày càng tăng lên. Lao ñộng và nguồn vốn là hai yếu tố ñầu vào cơ

bản ñối với sự tồn tại và phát triển của các các cơ sở sản xuất. Việc gia tăng các yếu tốñó sẽ thể hiện sự phát triển của TTCN.

Lao ñộng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu ñược

ñối với sự phát triển của TTCN. Quy mô lực lượng lao ñộng trong khu vực TTCN càng lớn thể hiện quy mô, số lượng lao ñộng của khu vực này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, giá trị ñóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế càng tăng. Năng lực, trình ñộ tay nghề, trình ñộ quản lý của người lao ñộng càng cao thì sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của TTCN.

Trong khi ñó vốn và công nghệ là yếu tố quyết ñịnh phát triển vững chắc của ngành TTCN

Tiêu chí phản ánh:

- Số lượng lao ñộng trong lĩnh vực TTCN. - Cơ cấu lao ñộng TTCN.

Vốn sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng

ñối với sự phát triển của tất cả các cơ sở TTCN. Vốn là yếu tố tiên quyết quyết ñịnh sự hình thành và phát triển của TTCN. Sự tăng lên về vốn chứng tỏ quy mô của TTCN ngày càng phát triển.

Vốn ñầu tư của cơ sở TTCN là vốn cho xây dựng, cho máy móc thiết bị...(vốn cố ñịnh) và vốn lưu ñộng. Sự tăng lên về vốn chứng tỏ TTCN có sự

phát triển. Tuy nhiên, ñể ñánh giá ñúng sự phát triển này chúng ta cần phải xem xét cả về mặt lượng lẫn mặt chất, tức sự gia tăng quy mô vốn ñầu tư và hiệu quả mà sự gia tăng vốn này mang lại.

Các nguồn lực: lao ñộng, vốn ở các vùng miền, ñặc biệt là nông thôn thường nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy, khả năng khai thác ở mỗi vùng sẽ khác nhau. Các nguồn tài nguyên, lợi thế so sánh của ñịa phương cũng chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Khi phát triển TTCN, do nó có sự tăng lên về quy mô, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh nên các nguồn lực này sẽ ñược sử dụng nhiều hơn phục vụ tôt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chính sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, các ngành tiểu thủ công nghiệp ñã cho phép nâng cao giá trị của các tài nguyên tự nhiên: nông, lâm, thủy sản.

Mặt bằng sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố thúc ñẩy TTCN phát triển. Các cơ sở TTCN thường sử dụng chính diện tích ñất của mình làm mặt bằng sản xuất, do vậy sẽ rất khó khăn khi mở rộng quy mô sản xuất. Việc tiếp cận quyền sử dụng ñất, sử dụng ñất làm mặt bằng kinh doanh nếu gặp nhiều thuận lợi sẽ tạo cơ hội cho các cơ sở TTCN có ñiều kiện mở

rộng quy mô sản xuất. Tiêu chí phản ánh:

- Tổng vốn ñầu tư; tốc ñộ tăng vốn ñầu tư hàng năm.

- Quy mô, mức tăng vốn của chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất. - Quy mô vốn vay và vốn bình quân/ cơ sở.

- Giá trị tài sản/cơ sở.

Về công nghệ, kỹ thuật, máy móc thiết bị, hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế ñều cho rằng nó có vai trò, tác dụng rất lớn ñối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và TTCN nói riêng. Bởi vì, khi áp dụng công nghệ và kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện ñại vào sản xuất sẽ nhanh chóng nâng cao trình ñộ của sản xuất. Trước ñây, các cơ sở sản xuất ñồ gỗ của Bình ðịnh sản xuất bằng thủ công nên năng suất rất thấp. Nhờ ñổi mới công nghệ, kỹ

thuật, máy móc thiết bị hiện ñại, hiện nay các công ñoạn cưa, xẻ, ñục, chạm trổ, ñánh bóng ñược dùng hệ thống cơ giới hóa, tựñộng hóa nên ñộ chính xác, tính thẩm mỹ và năng suất cao; trước ñây làm nhang bằng tay, năng suất rất thấp, giờ làm bằng máy móc, công nghệ ñã cho năng suất cao gấp nhiều lần… Như vậy, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ñã có tác dụng rất lớn trong việc tăng năng suất lao ñộng.

Tiêu chí phản ảnh: trình ñộ kỹ thuật công nghệ tại các cơ sở TTCN.

1.2.3. Phát triển thị trường ñầu ra của sản phẩm

ðối với các cơ sở sản xuất thì việc xác ñịnh thị trường ñầu ra của sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng, sự tồn tại của cơ sở sản xuất phụ thuộc vào việc hàng hoá của doanh nghiệp có bán ñược không.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt

ñộng sản xuất kinh doanh ñòi hỏi phải ñược diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ñược ñánh giá bởi nhiều nhân tố, trong ñó tốc ñộ quay vòng của vốn phụ thuộc vào tốc ñộ tiêu thụ của sản phẩm vì vậy nếu sản phẩm có thị trường tiêu thụ( hay có ñầu ra) tốt thì làm cho vòng quay vốn giảm.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo ra mối gắn kết giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra bán ñược sẽ góp phần nâng cao uy tín của cơ sở củng cố vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường.

Thị trường ñầu ra của sản phẩm có thể là thị trường trong nước( thị

trường ñịa phương, vùng lân cận…) và thị trường nước ngoài. Do vậy, thị

trường ñầu ra của sản phẩm không chỉ là thị trường ñịa phương, trong nước mà phải vươn ra nước ngoài. Bởi vì, quá trình phát triển của TTCN cũng ñồng thời với thị trường trong nước và thị trường nước ngoài thì trong quá trình ñó sản phẩm của thị trường nước ngoài cùng xâm nhập vào thị trường trong nước

ñòi hỏi sản phẩm của TTCN phải cạnh tranh quyết liệt và có hiệu quả hơn, chính ñiều này tạo ñiều kiện kích thích cho TTCN phát triển.

Phát triển TTCN thể hiện ở khả năng doanh số tiêu thụ, thị phần, giá bán và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngành nghề TTCN là một ngành sản xuất vật chất ñáp ứng nhu cầu cho xã hội và cho xuất khẩu; do vậy quá trình sản xuất phải chịu sự chi phối của các quy luật thị trường. Nhà sản xuất phải nắm bắt ñược nhu cầu, thị hiếu của từng loại thị trường mà sản phẩm TTCN hướng ñến, từñó nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm ñáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trong xu hướng hội nhập quốc tế càng sâu rộng, nước ta trở thành thành viên của WTO, tham gia vào cộng ñồng kinh tế ASEAN, tham gia Hiệp ñịnh xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành nghề TTCN nước ta ñã và ñang ñứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cho TTCN mở rộng ñược thị trường xuất khẩu, tiếp thu công nghệ mới và thừa hưởng cơ sở hạ tầng ñang ñược ñầu tư; tuy nhiên thách thức lớn nhất là sự gia tăng cạnh tranh không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà ngay cả thị

trường nội ñịa. Các sản phẩm TTCN muốn phát triển cần phải chủ ñộng xem xét ñến các yếu tố thị trường tác ñộng ñến sự phát triển trong xu hướng hội nhập. ðiều này ñặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển TTCN trong thời gian tới.

\ - Thị trường ñầu ra chủ yếu

- Kênh tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

1.2.4. Gia tăng giá trị ñóng góp của TTCN

Giá trị ñóng góp của TTCN vào GDP ñược xác ñịnh dựa trên cơ sở

quan hệ cung cầu về sản phẩm của TTCN trên thị trường. Lượng giá trị này chính là ñiểm cân bằng giữa cung và cầu.

Khi giá trị của sản phẩm của TTCN tăng lên thì nó sẽ thúc ñẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ñiều kiện tiến sát ñến cơ cấu kinh tế

công nghiệp, xây dựng- nông nghiệp-dịch vụ. Sản xuất TTCN phát triển sẽ

giải quyết việc làm cho người lao ñộng, nâng cao trình ñộ của người lao ñộng. Từñó phát huy ñược vai trò của TTCN ñối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Tiêu chí phản ảnh - Giá trị sản xuất TTCN - Chỉ số phát triển TTCN

- Thu nhập của người lao ñộng trong TTCN - Số lượng các sản phẩm TTCN tiêu biểu.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một chủ trương ñúng nhằm thu hút lao ñộng ngoài ñô thị vào các hoạt ñộng ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng việc phát triển ngành nghề TTCN không thể áp dụng một cách dập khuân, máy móc và tùy tiện ở

mọi nơi mà cần phải có ñịnh hướng ñúng, có lộ trình và bước ñi phù hợp, quy hoạch cho từng vùng, từng ñịa phương, bởi vì ngành nghề TTCN chỉ ñược hình thành và phát triển trong những ñiều kiện thuận lợi nhất ñịnh của từng

ñịa phương. Việc xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng, ñánh giá ñúng các tiềm năng ñể phát triển ngành nghề TTCN là hết sức cần thiết, ñặc biệt trong bối

cảnh kinh tế thị trường hiện nay, các sản phẩm hàng hóa phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Có thể xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng và sự

tác ñộng của nó tới phát triển ngành nghề TTCN như sau:

1.3.1. ðiều kiện tự nhiên

Nhóm các nhân tố này bao gồm ñất ñai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm sản, hải sản…) là những nguồn lực và là cơ

sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng và của ñất nước. Các nhân tố này trở

thành ñối tượng lao ñộng ñể phát triển các ngành TTCN khai thác và chế

biến, hoặc trở thành ñiều kiện ñể xây dựng và phát triển các nghề TTCN. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, ñiều kiện khai thác thuận lợi sẽ

cho phép phát triển ngành với cơ cấu hợp lý. Các nguồn lực tự nhiên nêu trên có loại ảnh hưởng trực tiếp ñến phát triển các ngành nghề TTCN, có loại ảnh hưởng gián tiếp ñến sự phát triển các nghề. Các yếu tố này có ý nghĩa hết sức quan trọng ñến sự phát triển các ngành nghề TTCN.

1.3.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội

Hiệu quả của việc phát triển các ngành TTCN phụ thuộc rất lớn vào mức ñộ phát triển kinh tế của ñịa phương, số lượng DN hoạt ñộng trên ñịa bàn. Kinh tế - xã hội phát triển thu hút các dự án ñầu tư, ñồng thời Nhà nước ban hành những chính sách quản lý ñúng ñắn với các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN và hộ dân doanh vượt qua khó khăn, thách thức, tổ chức SXKD ổn ñịnh và tăng trưởng. Sự phát triển kinh tế sẽ ñồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông, ñiện, cấp và thoát nước, bưu chính - viễn thông,... có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của các nghề TTCN, ngoài ra, ñiều kiện KT-XH phát triển sẽ tạo cơ sở mặt bằng chung tăng lên, ñẩy theo phát triển ngành TTCN. Sự phát triển của các nghề TTCN trong ñiều kiện nền kinh tế thị trường chịu tác ñộng mạnh bởi yếu tố thông tin nói chung, bưu chính viễn thông nói riêng. Nó sẽ

giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm trên thị trường, ñể có những ứng xử thích hợp ñáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh ñó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chợ, trường học, bệnh viện... cũng là những nhân tố tích cực giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có sức khỏe, trình ñộ tri thức và kỹ thuật tay nghề cao, tạo ñiều kiện cho các nghề TTCN phát triển.

1.3.3. Công tác quy hoạch, ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng có tác dụng tạo ñiều kiện thuận lợi và thúc ñẩy sản xuất phát triển. Tiểu thủ công nghiệp không thể phát triển

ñược với một hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém còn thiếu thốn nhiều mặt. Do

ñó, một hệ thống cơ sở hạ tầng ñược phát triển là nơi quan trọng ñối với tiến trình ñẩy mạnh công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát triển cho các ngành tiểu thủ công nghiệp, ñồng thời tạo ñiều kiện ñể hợp nhất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch, ñầu tư cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng nhằm tạo ñiều kiện ñể phát triển tiểu thủ công nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế xã hội từng vùng, khu vực. Cơ sở hạ tầng ñồng bộ, hoàn thiện sẽ góp phần thu hút các thành phần kinh tế ñầu tư phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)