THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH KẾ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại nhà máy bia dung quất (Trang 54 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH KẾ

TI NHÀ MÁY BIA DUNG QUT

2.2.1. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tn kho

a. Đặc điểm hàng tồn kho tại Nhà máy bia Dung Quất

Hàng tồn kho của Nhà máy bao gồm nhiều loại, cụ thể như:

- Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất gồm nhiều loại với nhiều công dụng và được đưa vào dây chuyền sản xuất vào những thời điểm khác nhau. Vì thế, để thuận tiện cho việc quản lý, Nhà máy đã phân loại nguyên vật liệu như sau:

+ Nguyên vật liệu chính: Malt, gạo, cao houblon, hoa houblon...

+ Nguyên vật liệu phụ: Nhãn bia, nắp bia, vỏ chai, thùng carton, đất trợ lọc,...

+ Nhiên liệu: dầu FO, hơi...

+ Phụ tùng thay thế: là vật liệu dùng để thay đổi, sửa chữa máy móc, thiết bị gồm: vòng bi, dây cáp điện, bu lông...

- Công cụ dụng cụ:

+ Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, phân bổ trong thời gian ngắn dùng cho sản xuất bia như: xơ chà tank, thiết bịđo áp suất hơi, vải lau máy,...

+ Tài sản không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ như: máy in, máy tính, máy điều hòa, tủđựng tài liệu, bàn ghế...

- Thành phẩm: Bia chai Dung Quất 350ml; Bia lon Dung Quất 330ml. Các sản phẩm bia được Nhà máy phân phối cho các thị trường trong nước.

- Phế liệu thu hồi: bã men, vỏ chai phế phẩm...

b. Phương pháp quản lý hàng tồn kho:

Hiện tại, Nhà máy đang sử dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho dựa vào đặc điểm của hàng tồn kho và yêu cầu quản lý của Nhà máy. Việc áp dụng quản lý tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đối với thành phẩm bia là hợp lý vì bia là mặt hàng có giá trị lớn, nếu đểứđọng hàng nhiều sẽ dẫn đến ứ đọng vốn lớn, kinh doanh không đạt hiệu quả. Hơn nữa, mặt hàng bia có đặc điểm tiêu thụ theo thời vụ (vào mùa nắng nóng hoặc thời điểm mùa cưới, cuối năm thì sản lượng tiêu thụ tăng cao hơn các thời điểm khác trong năm) nên việc hạch toán kê khai thường xuyên sẽ giúp được Nhà máy giám sát được tình hình biến động của hàng tồn kho và quản lý tốt được sản lượng nhập - xuất - tồn, tránh xảy ra việc ứđọng, khó tiêu thụ hoặc khan hàng, đứt hàng.

Đối với nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất và công cụ dụng cụ xuất dùng, Nhà máy áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nhằm theo dõi và quản lý chặt chẽ được hàng tồn kho về chất lượng để có phương án sử dụng kịp thời và không bị thất thoát. Với quy mô của Nhà máy thì việc áp dụng này là rất thích hợp. Nó cho phép kế toán chủ động trong việc theo dõi cũng như lập dự toán sản xuất khi có nhu cầu của khách hàng.

c. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Khi mua vào: Tại Nhà máy, hàng hóa nhập kho được tính theo giá gốc. Tức là giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác để có hàng tồn kho ở trạng thái sẵn sàng sử dụng được.

Khi xuất kho: Nhà máy áp dụng phương pháp bình quân gia quyền theo tháng để tính giá vật tư xuất kho. Do đặc thù của ngành sản xuất nên khi kiểm kê nguyên vật liệu Nhà máy không thể kiểm đếm từng ngày, từng loại mà phải theo dõi lượng tiêu hao nguyên vật liệu dựa trên định mức sản xuất cho từng loại như nguyên vật liệu malt, hoa houblon... Vì thế Nhà máy không thể lựa chọn phương pháp kế toán cho mục tiêu né tránh thuế mà chỉ lựa chọn phương pháp kế toán đơn giản cho công tác kế toán. Do đó, với công tác bình quân gia quyền cuối tháng thì công tác kế toán tại Nhà máy sẽ đơn giản, dễ làm. Việc áp dụng phương pháp này là rất thích hợp, nó cho phép kế toán chủđộng trong việc theo dõi cũng như lập dự toán sản xuất khi có nhu cầu của khách hàng.

Khi xuất dùng nguyên vật liệu cho phân xưởng sản xuất, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho (có chứng nhận đã nhận đủ hàng của phân xưởng sản xuất) nhập liệu vào phần mềm (tên vật tư, hàng hóa, mã vật tư, đơn vị tính đã được khai báo trong phần mềm ngay từ đầu). Đồng thời phần mềm sẽ kết xuất dữ liệu qua bảng tổng hợp xuất vật tư, bảng kê vật tư, sổ chi tiết các tài khoản liên quan, nhật ký chứng từ và sổ cái các tài khoản liên quan. Ngoài việc theo dõi về mặt số lượng, kế toán còn theo dõi về mặt giá trị. Công việc này chương trình phần mềm tự tính toán đơn giá vật tư xuất dùng vào cuối mỗi tháng khi thực hiện khóa sổ. Cuối tháng, sau khi tập hợp được số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất sản phẩm, nhân viên thống kê tại phân xưởng sẽ lập báo cáo sử dụng vật tư và gửi lên kế toán phụ trách phần hành nguyên vật liệu. Kế toán sẽ tiến hành đối chiếu báo cáo sử dụng vật tư với các phiếu xuất kho để xác định tính đúng đắn của báo cáo đó. Tình hình xuất vật tư tại Nhà máy trong tháng được theo dõi như sau:

Đơn v: Nhà máy Bia Dung Qut Mu s S10-DN

Địa ch: 02 Nguyn Chí Thanh - Tp Qung Ngãi (Ban hành theo QĐ s 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 ca B trưởng BTC)

BNG TNG HP XUT VT TƯ

Kỳđối chiếu: phát sinh từ ngày 01/06/2014 đến 30/06/2014)

Tài khoản: 152000

XUT TRONG K

STT DANH MC VT TƯ MÃ SỐ ĐVT

S LƯỢNG ĐƠN GIÁ GIÁ TR

Malt 1521001 Kgs 320.890 14.850 4.765.216.500

... ... ... ... ...

Gạo tẻ 1521011 Kgs 101.900 8.822,337 898.996.153

Giấy bạc Dung Quất 1522112 Tờ 6.400.680 66,5 425.645.220

Nắp chai Dung Quất 1522094 Cái 6.400.680 115 736.078.200

Nhãn bia Dung Quất 350ml 1522114 Cái 6.400.680 40,7 260.507.676

... ... ... ... ...

TNG CNG 13.395.231.790

Ngày 30 tháng 06 năm 2014 TP. Kế toán Lp biu

(Ký, ghi rõ h tên) (Ký, ghi rõ h tên)

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Nhà máy Bia Dung Quất)

Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng thì theo kế toán trưởng khẳng định tùy vào bộ phận sử dụng, thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ mà đơn vị tiến hành phân bổ vào chi phí cho hợp lý. Cụ thể đối với nhóm thứ nhất như: bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, máy in, máy tính, máy điều hòa, robot cẩu hàng.... sẽ được phân bổ trong 3 năm và nhóm thứ hai là công cụ có giá trị nhỏ như xe đẩy hàng, đồng hồ đo áp suất, vải lau máy,... sẽ được phân bổ trong 3 tháng. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC thì những tài sản dưới 30 triệu đồng được xem là công cụ dụng cụ thì trong nhóm thứ nhất có máy tính và robot cẩu hàng có thời gian phân bổ là chưa hợp lý. Vì qua phỏng vấn các kế toán viên Nhà máy đang sử dụng những máy tính có giá trịđến 25 triệu đồng và robot cẩu hàng có giá trịđến 29.440.000 (đồng) nhưng thời gian phân bổ ngắn thì chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng hạch toán vào chi phí kinh doanh cũng lớn làm cho doanh thu của Nhà máy sẽ giảm.

c. Chính sách kế toán liên quan đến xác định giá trị sản phẩm dở dang:

Do đặc thù sản xuất, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất, các chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít biến động lớn so với đầu kỳ, nên để tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Nhà máy đã áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu chính. Căn cứ vào kế hoạch dự toán tiêu hao nguyên vật liệu, giá trị sản phẩm dở dang là chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất bia.

Đối với thành phẩm bia: Thành phẩm bia của Nhà máy được sản xuất thành hai loại. Đó là: bia Dung Quất chai 350ml, bia Dung Quất lon 330ml. Hệ số quy đổi sản phẩm tại Nhà máy như sau: Bia Dung Quất chai 350ml có hệ số quy đổi là 1 và bia Dung Quất lon 330ml có hệ số quy đổi là 1,2. Mỗi loại bia có một hệ số quy đổi riêng. Vì kế toán không thể tập hợp chi phí sản

rồi sau đó xác định chi phí cho từng loại sản phẩm theo hệ số quy đổi và theo sản lượng sản phẩm hoàn thành.

Ngoài thành phẩm bia, Nhà máy còn xuất bán một số phụ phẩm khác như: bã malt, nước men. Đây cũng là một khoản thu nhập chính của Nhà máy. Đơn giá có thuế của các phụ phẩm như sau: bã malt 600 đồng/kg và nước men 620 đồng/kg. Tuy nhiên việc hạch toán khoản thu nhập này không được Nhà máy trình bày rõ trên thuyết minh báo cáo tài chính.

d. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nhà máy không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì theo quan điểm của Nhà máy, hoạt động sản xuất bia được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh doanh, dự toán tiêu thụ. Ngoài ra Nhà máy chỉ để lại số lượng hợp lý trên cơ sở cân nhắc nhu cầu cần thiết của thị trường.

Trên đây là các chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho mà thực tế Nhà máy bia Dung Quất đang vận dụng, tuy nhiên trên thuyết minh báo cáo tài chính của Nhà máy còn ghi ngắn gọn không chi tiết. Đây là một vấn đề cần quan tâm nếu Nhà máy không ghi rõ ràng, cụ thể mà chỉ ghi chung chung trên thuyết minh báo cáo tài chính. Điều này làm cho người sử dụng, người quan tâm đến tình hình tài chính của Nhà máy khó mà tìm hiểu được hay kiểm tra được các con số trên bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo kết quả kinh doanh. Muốn biết chi tiết cụ thể của các con số này phải kiểm tra các sổ cái và sổ chi tiết, bảng kê,... Hơn nữa trị giá hàng tồn kho của Nhà máy rất lớn, muốn kiểm tra phải tốn nhiều thời gian và công sức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại nhà máy bia dung quất (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)