6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.5. Chính sách kế toán liên quan đến nợ phải thu
Các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu của khách hàng và phải thu khác. Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế được coi là nợ phải thu khó đòi. Phương pháp trích dự phòng nợ phải thu khó đòi của Nhà máy như sau: hằng năm, Nhà máy phân loại đánh giá nợ. Kế toán dự kiến các khoản nợ
không có khả năng thu hồi, đó là những đối tượng nợ phải thu đã đòi liên tục trong vòng hơn một năm nhưng không thu được hoặc làm ăn thua lỗ trong năm dẫn đến mất khả năng thanh toán thì tiến hành lập trích dự phòng 100%. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Số liệu về lập dự phòng phải thu khó đòi tại Nhà máy qua các năm TÀI SẢN NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 Các khoản phải thu ngắn hạn 6.159.559.127 6.561.043.755 5.559.742.035 8.220.046.807 1. Phải thu khách hàng 5.680.719.127 6.016.356.065 4.178.925.426 8.135.425.082 2. Trả trước cho người bán 689.430.000 523.850.000 440.527.000 3. Các khoản phải thu khác 213.782.174 345.185.264 119.816.822 134.786.163 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (524.347.574) (524.347.574) (739.200.213) (590.164.438)
(Nguồn: Chứng từ kế toán của Nhà máy)
Qua số liệu trên ta thấy: Trong năm 2012, giá trị khoản phải thu giảm so với năm 2011 nhưng mức trích lập dự phòng của Nhà máy lại tăng 114.852.639 (đồng). Năm 2012, doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy nhiều nên Nhà máy đã tìm cách trích lập thêm khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi để làm giảm số thuế phải nộp. Điều này chứng tỏ Nhà máy đã vận dụng chính sách lập dự phòng nợ phải thu để quản trị lợi nhuận trong kỳ.