Hoàn thiện chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại nhà máy bia dung quất (Trang 74 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.1. Hoàn thiện chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho

a. Phương pháp tính giá hàng tồn kho

* Đối với phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa: công ty đã sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán nhưng việc cập nhật giá cả hàng hóa xuất và chưa đáp ứng kịp thời cho việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Trong kỳ khi xuất vật liệu, hàng hóa để sản xuất hoặc bán kế toán chỉ mới theo dõi được số lượng của vật tư, hàng hóa chưa phản ánh thực sự được trị giá xuất, đến cuối kỳ kế toán mới tính ra được trị giá xuất. Đây là công việc vất vả cho kế toán vào cuối kỳ hạch toán. Do đó công ty cũng nên xem xét tùy vào từng mặt hàng mà công ty sử dụng phương pháp xuất kho cho phù hợp.

phân bổ vào chi phí. Nhưng thời gian sử dụng của mỗi loại công cụ dụng cụ khác nhau nên Nhà máy sử dụng phương pháp phân bổ chưa hợp lý. Thiết nghĩ, Nhà máy nên có nhiều mức phân bổ tương ứng với thời gian sử dụng ước tính của từng loại công cụ, dụng cụ. Chẳng hạn như:

- Phân bổ 3 tháng đối với các loại công cụ dụng cụ dễ bị hư hỏng, sử dụng nhiều và có giá trị nhỏ như: găng tay, vải lau máy, xơ chà tank...

- Phân bổ 1 năm đối với các dụng cụ có thời gian sử dụng dài hơn và có giá trị lớn hơn như: quần áo bảo hộ, xe đẩy hàng, thiết bịđo áp suất,....

- Phân bổ 3 năm đối với công cụ dụng cụ không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định: bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, máy in, máy tính, máy điều hòa, robot cẩu hàng....

Số liệu phân bổ công cụ dụng cụ dự kiến tại Nhà máy như sau:

STT CCDC cphân bn Gía trịđưa vào phân b(đồng) Thi gian phân b(tháng) Giá tr phân b hng tháng (đồng) 1 Vải lau máy 840.000 3 280.000 2 Xơ chà tank 1.404.000 3 310.000 3 Xe đẩy hàng 3.890.000 12 324.167 4 Thisu ết bịđo áp ất hơi 6.950.000 12 579.167 5 Máy tính 25.000.000 36 694.444 6 Robot cẩu hàng 29.440.000 36 817.778 ...

b. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Hàng tồn kho của Nhà máy Bia Dung Quất rất lớn trong khi đó Nhà máy chưa có chính sách trích lập dự phòng. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho khó có khoản bù đắp khi hàng bị hư hỏng, giá bán bị giảm hoặc chi phí bán hàng tăng

lên... Cho nên việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là vấn đề thiết yếu mà Nhà máy cần phải thực hiện.

- Thời điểm trích lập dự phòng: Theo quy định hiện hành của chế độ kế toán tài chính thì dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Qua đó, phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.

- Cơ sở lập dự phòng: vào cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư, hàng hóa và dự toán sản xuất của công ty sau ngày lập báo cáo tài chính Nhà máy tiến hành xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo. Việc trích lập dự phòng cần phải tôn trọng nguyên tắc thận trọng của kế toán.

3.2.2. Chính sách kế toán liên quan đến tài sn cốđịnh

* Đối với tài sản cốđịnh hữu hình: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà Nhà máy phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉđược ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận ngay vào chi phí.

Khi tài sản cốđịnh hữu hình được bán hoặc thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong năm.

Tài sản cốđịnh hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Thời hạn khấu hao Nhà máy tính theo

lại của tài sản cốđịnh). Số năm khấu hao của các loại tài sản cốđịnh hữu hình như sau: - Nhà kiên cố : 25 năm - Nhà cửa khác : 6 năm. - Máy móc thiết bị : 5 năm. - Phương tiện vận tải, truyền dẫn : 6 năm.

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 5 năm. Riêng máy vi tính, máy photo, két sắt: 10 năm.

* Đối với tài sản cốđịnh vô hình

Tài sản cốđịnh vô hình tại Nhà máy gồm phần mềm máy tính: Giá mua của phần mềm máy tính mà không phải là một bộ phận gắn kết với phần cứng có liên quan thì được vốn hoá. Nguyên giá của phần mềm máy tính là toàn bộ các chi phí mà Nhà máy đã chi ra tính đến thời điểm đưa phần mềm vào sử dụng. Phần mềm máy tính được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm.

* Khấu hao tài sản cốđịnh:

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Vấn đề đó gắn liền với việc quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của cả doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định lớn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này đã đặt ra cho doanh nghiệp nhiều câu hỏi trong việc quản lý, sử dụng tài sản cốđịnh sao cho hiệu quả nhằm đáp ứng mục đích kinh doanh của mình. Một trong những vấn đề quản lý đó là việc tính toán chi phí khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ sao cho nó phản ánh một cách đúng đắn mức hao mòn của tài sản cốđịnh tại thời điểm đó.

Việc khai báo thời gian khấu hao tài sản cốđịnh là một trong những ước tính mà kế toán có thể vận dụng để điều chỉnh tăng giảm lợi nhuận trong kỳ. Theo thông tư số 203/2009/TT-BTC quy định về thời gian sử dụng tài sản cố định thì luôn có 2 mức là thời gian tối đa và thời gian tối thiểu nên để tăng chi phí khấu hao theo phương pháp đường thẳng nhằm giảm lợi nhuận, Nhà máy phải chọn thời gian sử dụng tối thiểu. Ngược lại, nếu Nhà máy muốn điều chỉnh tăng lợi nhuận thì có thể lựa chọn thời gian sử dụng tối đa để giảm chi phí khấu hao. Tuy nhiên, đối với những tài sản cố định đang sử dụng Nhà máy không được phép thay đổi thời gian sử dụng của tài sản cố định trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản cố định đó. Như vậy, vấn đề tăng hoặc giảm chi phí khấu hao được áp dụng đối với những tài sản cố định sẽ mua trong thời gian đến. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu của các nhà quản trị trong ngắn hạn và dài hạn có thể là mục tiêu né tránh thuế hoặc mục tiêu tăng lợi nhuận, từ đó kế toán mới cân nhắc để lựa chọn thời gian khấu hao thích hợp.

* Sửa chữa tài sản cốđịnh

Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định cần được bảo dưỡng thường xuyên hoặc sửa chữa khi chúng bị hư hỏng nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định. Công việc sữa chữa có thể do Nhà máy tự làm hay thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tùy theo mức độ sửa chữa mà chia nghiệp vụ sửa chữa tài sản cố định thành sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và nâng cấp tài sản cố định. Nhà máy nên có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định. Đây là một phương pháp để giảm lợi nhuận bằng cách tăng chi phí trong kỳ. Nhà máy cần phải lập kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định để có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa đồng thời chủđộng trong công tác sửa chữa nhằm hạn chế công việc

Khi phát sinh các chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, Nhà máy nên có chính sách phân bổ chi phí để đảm bảo tính ổn định của các khoản mục chi phí giữa các kỳ. Tránh trường hợp chi phí động đột biến, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.

3.2.3. Chính sách kế toán liên quan đến chi phí

Chi phí trả trước gồm nhiều khoản mục như phân bổ giá trị công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí sửa chữa lớn tà sản cố định, việc ước tính thời gian phân bổ giá trị công cụ dụng cụ cũng là một ước tính kế toán, đòi hỏi sự suy đoán chủ quan của người làm kế toán. Tùy theo mục tiêu của nhà quản trị về tăng giảm lợi nhuận trong kỳ, kế toán sẽ ước tính thời gian sử dụng của công cụ dụng cụđể tiến hành phân bổ cho phù hợp.

Nhà máy nên có quy định hướng dẫn thời gian phân bổ cụ thể đối với các nhóm công cụ dụng cụ để kế toán có thể áp dụng một cách thống nhất, chẳng hạn:

- Phân bổ 3 tháng đối với công cụ dụng cụ dễ hư hỏng, sử dụng nhiều và có giá trị nhỏ.

- Phân bổ 6 tháng hoặc 1 năm đối với công cụ dụng cụ có giá trị cao hơn và thời gian sử dụng dài hơn.

- Phân bổ 2 năm hoặc 3 năm đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài nhưng không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cốđịnh.

Nhà máy không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cốđịnh hay trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì vậy, các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất và trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cốđịnh Nhà máy nên vận dụng triệt đểđể ghi tăng chi phí trong kỳ.

Tuy nhiên, khi lựa chọn chính sách thì kế toán phải cân đối giữa doanh thu và chi phí giữa các kỳ với nhau không nên để chi phí quá cao ở một kỳ

nào đó. Tại Nhà máy, báo cáo kế toán được lập hằng quý nên kế toán Nhà máy sẽ chủđộng được vấn đề phân bổ chi phí cho hợp lý giữa các kỳ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại nhà máy bia dung quất (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)