HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại nhà máy bia dung quất (Trang 80 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.3. HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN

Bên cạnh những chính sách kế toán trên, Nhà máy cần phải quan tâm đến những chính sách kế toán khác như:

- Nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên ở bộ phận sản xuất để khi công nhân nghỉ phép có khoản chi trả không làm biến động đến chi phí trong kỳ.

- Các chi phí ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp Nhà máy nên chi tiết cụ thể từng loại chi phí; Nhà máy nên có những quy định về chi phí cho công tác quảng cáo, khuyến mãi, hội nghị, hoa hồng... Các chi phí này được hạch toán như thế nào, cơ sở trích lập ra sao... Điều này sẽ giúp Nhà máy chủđộng hơn trong việc theo dõi cũng như hạch toán.

- Nhà máy cũng nên nêu rõ chi phí khác bao gồm những khoản chi phí nào, nhằm phân biệt rõ chi phí hợp lý và chi phí không hợp lý, để làm căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Phần lợi nhuận sau thuế Nhà máy cũng nên xem xét trích lập các quỹ như quy đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi theo một tỷ lệ phù hợp.

3.3. HOÀN THIN CÔNG B THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH K TOÁN SÁCH K TOÁN

Theo chuẩn mực kế toán số 21 về trình bày báo cáo tài chính: "Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Khi quyết định việc trình bày chính sách kế toán cụ thể trong báo cáo tài chính Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp phải xem xét xem

các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện trong kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp".

Việc trình bày các chính sách kế toán sử dụng trên thuyết minh báo cáo tài chính của Nhà máy ngắn gọn, súc tích nhưng các thông tin về chính sách kế toán vẫn còn chung chung, chưa chi tiết và cụ thể để những đối tượng sử dụng có am hiểu về kế toán có thể hiểu được. Hầu hết các thông tin về chính sách kế toán trên thuyết minh báo cáo tài chính của Nhà máy đang áp dụng chỉ nêu ở mức độ theo chuẩn mực chứ chưa đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng có liên quan.

Để thuyết minh báo cáo tài chính đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng, Nhà máy cần nêu rõ các chính sách kế toán vận dụng. Cụ thể các chính sách kế toán sau:

Chính sách liên quan đến hàng tồn kho, Nhà máy cần nêu rõ: hệ thống quản lý hàng tồn kho cho từng mặt hàng, xác định giá trị hàng tồn kho nhập kho theo nguyên tắc giá gốc thì những chi phí nào thường được ghi vào giá gốc, phương pháp tính giá xuất kho Nhà máy đang sử dụng cho các mặt hàng, đối với công cụ dụng cụ thì việc phân bổ vào chi phí khi xuất dùng như thế nào, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì Nhà máy đối với những mặt hàng nào và cơ sở lập dự phòng tại Nhà máy ra sao.

Chính sách kế toán liên quan đến tài sản cố định, Nhà máy cần nêu rõ: danh mục tài sản cố định tại Nhà máy, nguyên giá tài sản cố định được xác định như thế nào, thời gian sử dụng và phương pháp tính khấu hao của từng tài sản cố định tại Nhà máy, chi phí sửa chữa tài sản cố định được hạch toán như thế nào (mức phân bổ hay trích trước là bao nhiêu và cơ sở của việc phân bổ hay trích trước). Cần phải công bố các thông tin tăng giảm tài sản cố định trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Chính sách kế toán liên quan đến khoản phải thu: Nhà máy nên công bố thông tin của những khách hàng có nghĩa vụ đối với Nhà máy để những đối tượng sử dụng thông tin có thể kiểm tra để nắm rõ khả năng thu hồi nợ của khách hàng, cơ sở lập dự phòng và mức lập dự phòng như thế nào đối với các khoản phải thu khó đòi.

Chính sách kế toán liên quan đến doanh thu và chi phí: Nhà máy cần công bố rõ điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, đối với chi phí trả trước (phân bổ chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định) Nhà máy cũng phải nêu rõ cơ sở và mức phân bổ, đối với chi phí trích trước cũng tương tự: trích trước cho đối tượng nào, căn cứ trích trước và mức trích trước là bao nhiêu.

Cụ thể, Nhà máy có thể lập thuyết minh báo cáo tài chính như sau: Nguyên tắc kế toán áp dụng:

1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền - Tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.

- Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

2. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ởđịa điểm và trạng thái hiện tại.

- Phương pháp tính giá xuất kho: Nhà máy áp dụng phương pháp bình quân gia quyền theo tháng để tính giá vật tư xuất kho.

- Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang: áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu chính.

- Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng: được chia thành 3 loại như sau: phân bổ 3 tháng đối với các loại công cụ dụng cụ dễ bị hư hỏng, sử dụng nhiều và có giá trị nhỏ (găng tay, vải lau máy, xơ chà tank...); phân bổ 1 năm đối với các dụng cụ có thời gian sử dụng dài hơn và có giá trị lớn hơn (quần áo bảo hộ, xe đẩy hàng, thiết bị đo áp suất,....); phân bổ 3 năm đối với công cụ dụng cụ không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cốđịnh (bàn, ghế, tủđựng tài liệu, máy in, máy tính, máy điều hòa, robot cẩu hàng....).

3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cốđịnh

Tài sản cố định (gồm cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) được phản ánh theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cốđịnh bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà Nhà máy bỏ ra để có dược tài sản cốđịnh tính đến thời điểm đưa tài sản cốđịnh đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉđược ghi tăng nguyên giá tài sản cốđịnh hữu hình nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí khác không thỏa mãn điều kiện trên thì được ghi nhận là chi phí trong kỳ.

Khi tài sản cốđịnh hữu hình được bán hoặc thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong năm.

Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời hạn khấu hao Nhà máy ước tính như sau:

- Nhà kiên cố : 25 năm - Nhà cửa khác : 6 năm.

- Máy móc thiết bị : 5 năm. - Phương tiện vận tải, truyền dẫn : 6 năm.

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 5 năm. Riêng máy vi tính, máy photo, két sắt: 10 năm.

4. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư: Nhà máy không có bất động sản đầu tư

- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư - Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư 5. Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí

* Chi phí trả trước: Chi phí trả trước tại Nhà máy bao gồm chi phí trả trước dài hạn và chi phí trả trước ngắn hạn dài hạn. Chi phí trả trước dài hạn bao gồm: chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian phân bổ lớn hơn 01 năm và chi phí trả trước dài hạn khác (chi phí sửa chữa lớn tài sản cốđịnh). Chi phí trả trước ngắn hạn gồm chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian 3 tháng.

* Chi phí khác

* Phương pháp phân bổ chi phí trả trước - Đối với chi phí sửa chửa tài sản cốđịnh

+ Chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh trong kỳ dưới 5 triệu được xem là sửa chữa thường xuyên sẽ được hạch toán hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ Chi phí phát sinh trên 5 triệu đến dưới 15 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì Nhà máy xem là sửa chữa lớn tài sản cốđịnh và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu việc phân bổ chi phí không làm tăng chi phí đột biến trong năm tài chính đó (hay công ty làm ăn có lãi) thì Nhà máy sẽ phân bổ hết trong năm tài

chính đó. Ngược lại, nếu Nhà máy có kết quả kinh doanh không được tốt thì Nhà máy sẽ phân bổ sang năm tài chính khác.

+ Chi phí phát sinh trên 15 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì Nhà máy xem là sửa chữa lớn tài sản cố định và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 2 năm tài chính trở lên.

+ Đối với các chi phí sửa chữa phát sinh trên 15 triệu và đồng thời kéo dài thêm tuổi thọ của tài sản cố định đó thì Nhà máy được xem là sửa chữa nâng cấp. Chi phí sửa chữa nâng cấp được tính vào nguyên giá của tài sản cốđịnh.

6. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Nhà máy không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cốđịnh hay trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Nhà máy sử dụng chi phí phải trảđể hạch toán trích trước chi phí lãi vay.

7. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của Nhà máy tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính

Chi phí tài chính được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.

9. Nguyên tắc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhà máy có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế.

Ngoài ra, Nhà máy nên bổ sung thông tin các khoản mục trình bày trên bảng cân đối kế toán. Cụ thể là những thông tin sau:

- Hàng tồn kho: Trong kho Nhà máy, hàng tồn kho gồm nhiều loại. Nhà máy nên trình bày chi tiết từng loại có giá trị bao nhiêu. Chẳng hạn: thành phẩm nào tồn kho, nguyên vật liệu nào tồn kho và tồn kho với số lượng và giá trị bao nhiêu trong bảng cân đối kế toán để giúp người sử dụng báo cáo tài chính nắm được tình hình hàng tồn kho của Nhà máy.

- Tài sản cố định: Nhà máy nên trình bày danh mục tài sản cố định, thời gian sử dụng, thông tin tăng giảm của từng tài sản cốđịnh.

- Các khoản phải thu: Nhà máy cần nêu rõ danh sách các đối tượng phải thu lớn tại Nhà máy với số tiền là bao nhiêu. Đối với trích lập dự phòng phải thu khó đòi: áp dụng với những đối tượng khách hàng nào và mức trích lập cho mỗi đối tượng là bao nhiêu.

Tóm lại, Nhà máy cần trình bày cụ thể các chính sách kế toán đang sử dụng để những đối tượng không am hiểu về kế toán sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có thể hiểu được. Các chính sách phải trình bày minh bạch và trung thực theo thực tế tại đơn vị.

KT LUN CHƯƠNG 3

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp, các mục tiêu tài chính và trình độ của kế toán viên.

Qua tìm hiểu thực trạng vận dụng chính sách kế toán tại Nhà máy Bia Dung Quất, luận văn đề xuất một số giải pháp:

- Đề xuất giải pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Đề xuất lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cốđịnh

- Bổ sung và hoàn thiện việc công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Những giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện hơn việc vận dụng các chính sách kế toán tại Nhà máy Bia Dung Quất, góp phần cung cấp thông tin chính xác hơn cho người sử dụng. Đồng thời cũng tạo điều kiện để kế toán viên học hỏi và nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn để hoàn thành công việc được tốt hơn.

KT LUN

Với đề tài: "Nghiên cu vic vn dng chính sách kế toán ti Nhà máy Bia Dung Qut". Luận văn đã tập trung giải quyết được các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về cính sách kế toán trong doanh nghiệp, cụ thể: khái niệm, đặc trưng, vai trò của các chính sách kế toán trong doanh nghiệp... đặt tiền đề lý luận đểđánh giá thực trạng việc vận dụng chính sách kế toán tại Nhà máy và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách kế toán áp dụng tại Nhà máy.

- Phản ánh thực trạng vận dụng chính sách kế toán tại Nhà máy và chỉ ra những hạn chế trong việc vận dụng chính sách kế toán tại Nhà máy.

- Trên cơ sở những tồn tại được chỉ ra, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng chính sách kế toán tại Nhà máy Bia Dung Quất.

Nhìn chung, luận văn đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của mục tiêu đề ra. Vì điều kiện bảo mật thông tin kế toán tài chính nên tác giả đã gặp không ít khó khăn trong qua trình nghiên cứu và thu thập thông tin. Các giải pháp được rút ra từ nghiên cứu lý luận, trong điều kiện trong điều kiện sự phát triển không ngừng của lý luận và thực tế luôn có sự thay đổi, vì vậy sẽ còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Vit

[1] Bộ tài chính, Chun mc kế toán Vit Nam, Tài liệu nội bộ.

[2] Bộ Tài chính, Thông tư s 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 ca B Tài chính v chế độ qun lý, s dng và trích khu hao Tài sn cốđịnh, Tài liệu nội bộ.

[3] Bộ Tài chính, Thông tư s 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 ca B

Tài chính v hướng dn chế độ trích lp và s dng các khon d

phòng, Tài liệu nội bộ.

[4] Lê Thị Chi (2012), Hoàn thin chính sách kế toán ti công ty c phn vt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán tại nhà máy bia dung quất (Trang 80 - 91)