6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.2. Chính sách kế toán liên quan đến tài sản cố định
a. Đặc điểm tài sản tại Nhà máy bia Dung Quất
Tài sản của Nhà máy gồm hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- Máy móc thiết bị sản xuất: máy nghiền malt, máy nghiền búa, máy thủy phân tinh bột, nồi nấu malt, thiết bị nấu gạo, thiết bịđo nhiệt độ, đầu dò chất lỏng, cảm biến áp suất...
- Nhà cửa: nhà văn phòng, nhà kho, phân xưởng.
- Phương tiện vận tải: máy cẩu hàng, xe ô tô 7 chỗ, xe tải container... - Dụng cụ văn phòng: máy photo, két sắt.
* Đối với tài sản cốđịnh vô hình: - Phần mềm kế toán
Các loại tài sản cố định tại Nhà máy không mang tính chất công nghệ kỹ thuật cao hay nói cách khác tài sản cốđịnh tại Nhà máy không bị hao mòn vô hình.
b. Khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cốđịnh vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nhà máy lựa chọn cách khấu hao theo phương thức đường thẳng. Với đặc điểm của tài sản cố định tại Nhà máy là không mang tính chất công nghệ kỹ thuật cao hay tài sản cốđịnh tại Nhà máy không bị hao mòn vô hình thì việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng là hợp lý. Tài sản cố định hữu hình và tài sản cốđịnh vô hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT- BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định.Theo thuyết minh báo cáo tài chính thì thời gian sử dụng hữu ích ước tính của các tài sản cốđịnh cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Số liệu về trích khấu hao tài sản cố định hữu hình của Nhà máy Bia Dung Quất
Nhóm tài sản cốđịnh Thời gian sử dụng (năm) Nhà xưởng, vật kiến trúc 05 - 25 Máy móc, thiết bị 05 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06 Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 05 Phần mềm kế toán 03
(Nguồn: Từ thuyết minh báo cáo tài chính của Nhà máy)
Qua phỏng vấn kế toán trưởng, Nhà máy dựa vào khung của thông tư và thời gian sử dụng hữu ích thực tế của tài sản cố định để chọn thời gian sử dụng hợp lý cho tài sản cốđịnh như sau:
- Nhà kho, nhà văn phòng, nhà xưởng: 25 năm - Máy móc thiết bị: 5 năm
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 6 năm - Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3 năm
So với khung thời gian sử dụng của tài sản cố định thì số năm sử dụng của tài sản cố định hữu hình của Nhà máy đưa ra quá ngắn làm cho số khấu hao phải trích quá cao dẫn đến chi phí kinh doanh tăng lên, giá thành sản phẩm tăng dẫn đến giá vốn sản phẩm xuất bán tăng làm cho lợi nhuận giảm.
Đối với tài sản cố định vô hình: phần mềm kế toán, Nhà máy đã đưa ra được thời gian sử dụng ước tính cụ thể cho phần mềm kế toán. Song theo kế toán trưởng thì số khấu hao của tài sản cốđịnh vô hình chỉ dựa vào ước tính mà nếu ước tính thì phải có căn cứ và có điểm dừng khi nào trích khấu hao và khi nào thôi trích khấu hao để tính vào chi phí (vấn đề này chưa trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính của Nhà máy) từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tính trung thực trong quá trình hạch toán và lập báo cáo tài chính của Nhà máy.
c. Chính sách kế toán liên quan đến chi phí sửa chữa tài sản cố định.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà máy vẫn thường xuyên và định kỳ sửa chữa, tu bổ tài sản cố định. Tuy nhiên Nhà máy không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định. Các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản cố định tại Nhà máy được hạch toán tùy thuộc vào mức độ sửa chữa tài sản cố định. Nếu việc sửa chữa mang tính chất khôi phục, cải tạo hoặc nâng cấp tài sản cốđịnh thì Nhà máy sẽ ghi tăng nguyên giá tài sản cố định (nâng cấp tài sản cố định). Nếu việc sửa chữa chỉ mang tính chất tu bổ, bảo dưỡng tài sản cốđịnh thì chi phí phát sinh Nhà máy hạch toán vào chi phí trong kỳ. Việc phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định tại Nhà máy (khi không trích trước chi phí sửa chữa) tùy thuộc vào chi phí ít hay nhiều và có làm thay đổi đáng kể đến toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ hay không, Nhà máy sẽ tiến hành phân bổ cho hợp lý.
Qua phỏng vấn với kế toán trưởng, tình hình phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cốđịnh tại Nhà máy như sau:
Chi phí sửa chữa tài sản cốđịnh phát sinh trong kỳ dưới 5 triệu được coi là chi phí sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên sẽ được phân bổ hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí phát sinh trên 5 triệu đến dưới 15 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cốđịnh thì Nhà máy xem là sửa chữa lớn tài sản cố định và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu việc phân bổ chi phí không làm tăng chi phí đột biến trong năm tài chính đó (hay công ty làm ăn có lãi) thì Nhà máy sẽ phân bổ hết trong năm tài chính đó. Ngược lại, nếu Nhà máy có kết quả kinh doanh không được tốt thì Nhà máy sẽ phân bổ sang năm tài chính khác.
tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 2 năm tài chính trở lên.
Đối với các chi phí sửa chữa phát sinh trên 15 triệu và đồng thời kéo dài thêm tuổi thọ của tài sản cốđịnh đó thì Nhà máy được xem là sửa chữa nâng cấp. Chi phí sửa chữa nâng cấp được tính vào nguyên giá của tài sản cốđịnh.
Chi phí sửa chữa tài sản cốđịnh tại Nhà máy được quy định phân bổ rất cụ thể nhưng cũng chưa được nhất quán về thời gian phân bổ của khoản chi phí phát sinh từ trên 5 triệu đến dưới 15 triệu (khi thì phân bổ hết trong một năm tài chính, khi thì phân bổ sang năm tài chính khác) tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của Nhà máy.
Theo số liệu của bộ phận kế toán cung cấp về việc sửa chữa tài sản cố định tại công ty, trong năm 2013 và 2014 có tình hình sửa chữa như sau:
Bảng 2.3: Số liệu về sửa chữa tài sản cố định tại Nhà máy
STT Tài sản sửa chữa phát sinh Chi phí Thphân bời gian ổ
Năm phát sinh Năm phân bổ 1 Shàng ửa chữa robot cẩu 14,121,000 3 tháng 2014 2014 2 Smáy photo, máy in ửa chữa, mua mực 7,382,000 2 tháng 2014 2014 3 Sửa chữa xe tải 22,800,000 6 tháng 2013 2013,2014 4 Bnghiảo dưỡng máy
ền malt 19,300,000 5 tháng 2014 2014
(Nguồn: Chứng từ kế toán của Nhà máy)
2.2.3. Chính sách kế toán liên quan đến chi phí
a. Chi phí trả trước
Các khoản chi phí trả trước tại Nhà máy gồm có chi phí trả trước dài hạn và chi phí trả trước ngắn hạn nhưng chi phí trả trước dài hạn được sử dụng nhiều hơn. Qua phỏng vấn với kế toán trưởng: các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh của một năm tài chính hoặc một chu kỳ
kinh doanh được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và đuợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Các chi phí đã phát sinh trong năm tài chính nhưng liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong các niên độ kế toán sau. Chi phí trả trước dài hạn bao gồm chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian phân bổ lớn hơn 01 năm và các khoản chi phí trả trước dài hạn khác (chi phí sửa chữa lớn tài sản cốđịnh). Chi phí trả trước ngắn hạn gồm chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian 3 tháng.
b. Chi phí phải trả
Nhà máy không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cốđịnh hay trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Nhà máy sử dụng chi phí phải trả để hạch toán chi phí lãi vay. Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch. Do đó, để tránh sự biến động về chi phí khi lãi vay đến hạn trả, theo nguyên tắc phù hợp định kỳ Nhà máy sẽ tiến hành trích trước chi phí lãi vay vào TK 335, khi nào đến thời hạn thanh toán Nhà máy sẽ dùng phần đã trích trước để thanh toán.
Tóm lại, về chính sách liên quan đến chi phí, Nhà máy chưa phân định được thời gian cụ thể để phân bổ chi phí trả trước cho phù hợp. Chi phí phải trả Nhà máy vẫn chưa có quy định cụ thể. Đây cũng chính là cách làm mà Nhà máy có thể điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ, điều này làm ảnh hưởng rất