KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 88 - 90)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Theo tình hình hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại rất cần cho vay vì đang ứ đọng vốn, nhƣng doanh nghiệp lại không dễ tiếp cận. Mặc dù ngân hàng nhà nƣớc đã hạ trần lãi suất nhƣng các công ty vẫn khó tiếp cận vốn. Vì việc hạ lãi suất sẽ không giúp giá vốn cho doanh nghiệp đi vay sẽ rẽ hơn, mức cầu thị trƣờng yếu, mặt khác để có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn giá rẻ lại không hề đơn giản trong khi tài sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ít tài sản thế chấp, khi không có tài sản thế chấp đƣơng nhiên việc tiếp cận vốn

ngân hàng rất khó. Hơn nữa giữa doanh nghiệp và ngân hàng đang mất niềm tin. Việc giảm lãi suất chỉ hỗ trợ một phần nhỏ, những doanh nghiệp nào tốt thì đƣợc hƣởng lãi suất ƣu đãi, còn lại là các doanh nghiệp không thể tiếp cận đƣợc vốn vì phƣơng án kinh doanh kém hiệu quả. Do đó, không những bản thân doanh nghiệp cần phải cố gắng mà ngân hàng cũng cần có những giải pháp giúp hỗ trợ DNVVN dễ dàng tiếp cận vốn hơn. Dƣới đây là một số kiến nghị đối với ngân hàng:

- Điều cần thiết là phải nhận thức đúng vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, từ đó tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân hàng.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc vay vốn tín dụng với các thủ tục không nên quá rƣờm rà, phức tạp, các quy định về thế chấp, công chứng, lệ phí, thời gian cần sửa đổi cho rõ ràng, hợp lý và đơn giản hơn.

- Xem xét, đẩy mạnh việc cho vay thông qua tín chấp, đánh giá hiệu quả và lợi nhuận của các dự án đầu tƣ để cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng thêm nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất ƣu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ mở rộng sản xuất và hiện đại hóa trang thiết bị. Kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng để hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn, nắm bắt các điều kiện thị trƣờng đầy đủ hơn, kịp thời hơn.

- Để tiếp tục duy trì và phát triển kinh doanh thì các ngân hàng thƣơng mại cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vay vốn bằng cách: Các ngân hàng nên rà soát, tái cơ cấu lại các khoản nợ, khoanh nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu những doanh nghiệp này chứng minh đƣợc nguồn thu để trả nợ ngân hàng; Phát triển hình thức cho thuê tài chính để giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ; Đẩy mạnh cải cách hành chính trong thủ tục vay vốn, đẩy nhanh thẩm

định hồ sơ vay vốn, hạn chế và loại bỏ những tiêu cực, chi phí ngầm liên quan đến cho vay vốn của nhân viên ngân hàng.

- Cần có các tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ: Trình độ quản lý, sự phát triển ổn định, sản phẩm, khả năng kiểm soát sự tăng trƣởng,… Việc xác định các tiêu chí đánh giá các công ty nhỏ giúp họ có thể tiếp cận nguồn vốn.

- Không nên hỗ trợ vốn chỉ dừng lại ở hỗ trợ ban đầu mà nên tiếp tục hỗ trợ trong cả quá trình phát triển để đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý sao cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định hoạt động lâu dài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)