ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh đăklăk hg (Trang 69)

6. Tổng quan đề tài nghiên cứu

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

- Tính đến ngày 31/12/2014 huy động tiền gửi tiết kiệm đã đạt được một số thành quả nhất định: số lượng khách hàng tiền gửi đạt 543 người, tăng 34,4% so với năm 2013 và đạt 57%kế hoạch đề ra. Số dư huy động đạt 74 tỷ đồng trong đó, tiền gửi tiết kiệm VNĐ chiếm 69 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2013, đạt 40% so với kế hoạch.

- MHB Chi nhánh Đăk Lăk đã biết tận dụng những sản phẩm chủ lực của mình để phát triển đồng thời rất chú trọng trong việc chăm sóc khách hàng như tặng quà vào các dịp lễ: Quốc tế Phụ nữ, Ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày Doanh nhân Việt Nam, dịp Tết, sinh nhật khách hàng…và tổ chức các hoạt động cộng đồng như: Chăm sóc và tôn vinh vẻ đẹp Phụ nữ nhân ngày 08/03, vui Tết Trung Thu, Giáng sinh ấm áp…

- Tổ chức nhiều đợt ra quân thu thập thông tin khách hàng và quảng bá sản phẩm trong đó có các sản phẩm về huy động tiền gửi tiết kiệm như phát tờ rơi, gửi thư ngỏ, tiếp thị trực tiếp qua điện thoại và tại nhà…

Từ những kết quả đạt được về huy động tiền gửi tiết kiệm ta thấy, ngân hàng chưa thực hiện được tiến độ kế hoạch đề ra chỉ đạt 40%, cũng do nhiều hạn chế mà ngân hàng cần phải xác định được nguyên nhân và tìm cách khắc phục những yếu tố để làm cơ sở và tiền đề phát triển cho những

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

a. Hạn chế

- Sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm chưa phong phú, chưa phân loại sản phẩm dành riêng cho từng đối tượng mà chủ yếu dựa vào sản phẩm tiết kiệm truyền thống.

- Trong công tác quản lý khách hàng, ngân hàng chưa phân khúc được thị trường, chưa xác định rõ nhóm được đối tượng khách hàng tiềm năng, để có chiến lược tiếp cận phù hợp

- Mạng lưới hoạt động ít, chỉ có 01 trụ sở chính và 02 Phòng giao dịch, chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường, Chi nhánh đã bỏ qua những khu vực trung tâm huyện thị, đặc biệt là các huyện giàu tiềm năng, nơi người dân có thu nhập cao và ổn định, như huyện Eakar, huyện Krong Pach, thị xã Buôn Hồ... dẫn đến nguồn vốn huy động tại chỗ còn thấp.

- Về thu nhập: Mặc dù hiện nay Chi nhánh đã có chính sách thi đua khen thưởng và hưởng lương theo kết quả hoàn thành kế hoạch nhưng chính sách tiền lương vẫn chưa thực sự hấp dẫn để tạo động lực cho CBNV.

- Chất lượng nhân sự đầu vào: Công tác tuyển dụng tại Chi nhánh được đưa ra theo các tiêu chí tuyển dụng mặt bằng so với các đơn vị khác là tương đối cao, tuy nhiên đôi lúc công tác này còn mang tính chủ quan, bị ảnh hưởng ít nhiều bởi mối quan hệ thân quen hoặc đối ngoại khi tiếp nhận con cháu lãnh đạo của Tỉnh. Làm cho đội ngũ cán bộ của Chi nhánh Đăk Lăk mặc dù tốt nghiệp các trường đại học kinh tế có uy tín ở khu vực phía nam như: Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh…, được đào tạo cơ bản, tuy nhiên để có trình độ chuyên môn giỏi và có năng lực thật sự thì còn phải có nhiều sự đào tạo, bồi dưỡng từ thực tiễn công việc và tôi luyện trong thực tế.

- Nguyên nhân bên ngoài:

- Các ngân hàng thương mại cổ phần thành lập Chi nhánh và các phòng giao dịch mới ồ ạt trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh cũng là yếu tố dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng cao, gây nhiều khó khăn trong việc gia tăng thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh.

- Lãi suất huy động ngày càng thấp, kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, 2 kênh đầu tư bất động sản và chứng khoán đang trên đà hồi phục và có sức hút mạnh mẽ nên người dân không mặn mà với việc gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi như trước đây.

- Thói quen giữ tiền mặt của người dân vẫn còn cao

- Nguyên nhân bên trong

- Chi phí dành cho chính sách chăm sóc khách hàng, tặng quà cho khách hàng, chương trình khuyến mãi rất ít. Vì vậy, mặc dù ngân hàng có tổ chức thực hiện nhưng tần suất thực hiện chưa nhiều, chưa thu hút được khách hàng gửi tiết kiệm.

- Thiếu chính sách về chăm sóc khách hàng (khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp) và chưa nhất quán trong toàn hệ thống cũng như chính sách về khách hàng của riêng chi nhánh.

- Về hoạt động quản lý và chất lượng nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của ngân hàng còn mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa được thường xuyên cập nhật kiến thức nên quá trình tiếp cận công nghệ hiện đại của ngân hàng và triển khai đến khách hàng còn chậm. Một số cán bộ tín dụng chỉ chú trọng công tác cho vay mà chưa trú trọng đến công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới mà ngân hàng đã có và đang triển khai, chưa quan tâm đến công tác huy động, trong khi đó, huy động cũng là một chỉ tiêu quan trọng đối với cán bộ thuộc phòng kinh doanh

việc thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên ở Chi nhánh Dăk Lăk công tác này chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp và bài bản.Trước đây chỉ trông chờ các chính sách của Hội sở đưa về, sau đó triển khai, trong giai đọan gần đây có sự tiến bộ trong việc xây dưng kế hoạch thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng, quảng bá, tài trợ theo chính sách riêng của Chi nhánh, nhưng hiệu quả chưa cao. Chính sách quảng bá sản phẩm chưa mang tính đặc trưng và chưa thu hút được khách hàng, thậm chí chỉ làm cho có chiếu lệ, tính hiệu quả không cao.

Chương 2 là một trong những chương quan trọng của đề tài. Trước tiên, ngân hàng xác định được mục tiêu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm và các biện pháp mà ngân hàng đã thực hiện để đạt được mục tiêu. Đồng thời đề tài phân tích một số nội dung về quy mô, cơ cấu, thi phần, sản phẩm, chi phí và chất lương dịch vụ của huy động tiền gửi tiết kiệm. Thông qua đó, để thấy được những hạn chế mà ngân hàng cần phải hoàn thiện và khắc phục để thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, tăng số dư huy động nâng cao thị phần và đạt được kế hoạch hội sở chính giao đến cuối năm 2014.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BAN MÊ

Mặc dù trong chương 2 phân tích đánh giá về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Daklak, nhưng chương 3 tác giả lại đưa ra các Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ban Mê. Sự thay đổi này được lý giải.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 theo chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện theo Quyết định số 589/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2015 của Ngân hàng Nhà Nước về việc chấp thuận sáp nhập ngân hàng MHB vào BIDV, ngày 23 tháng 05 năm 2015 ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Daklak chính thức đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ban Mê.

Nguyên tắc xuyên suốt trong giao dịch sáp nhập này là BIDV kế thừa và đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của khách hàng, cổ đông và người lao động của hai ngân hàng. Việc sáp nhập được thực hiện theo phương thức bàn giao nguyên trạng, đầy đủ toàn bộ hoạt động của MHB. Vì vậy, thực trạng về huy động tiền gửi tiết kiệm, những kết quả đạt được trong giai đoạn 2012 đến ngày 22-05-2015, những tồn tại, thuận lợi, khó khăn trong công tác huy động, những giải pháp để hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng MHB chi nhánh Daklak cũng chính là của BIDV chi nhánh Ban mê.

GỬI TIẾT KIỆM TẠI BIDV _CHI NHÁNH BAN MÊ

3.1.1. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động huy động TGTK của BIDV Ban Mê của BIDV Ban Mê

a. Thuận lợi

- Ngân hàng BIDV thành lập vào ngày 26/04/1957 là ngân hàng lâu đời nhất Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là ngân hàng thương mại có hệ thống mạng lưới lớn nhất trên toàn quốc với 182 chi nhánh và trên 800 điểm giao dịch sau khi sáp nhập.

- Vị trí trụ sở của BIDV Ban Mê rất thuận lợi: Vị trí trụ sở đặt tại 29 Nơ Trang Long – ngay trung tâm thành phố, gần chợ lớn của Buôn Mê Thuột là khu vực kinh doanh sầm uất nên thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- BIDV tiền thân là Ngân hàng thương mại Nhà nước, tâm lý của đại đa số tầng lớp dân cư đặt niềm tin rất lớn về các ngân hàng có vốn của Nhà nước, là yếu tố thuận tiện hơn trong công tác huy động so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.

- Lực lượng nhân sự trẻ, năng động, nhiệt huyết.

b. Khó khăn

- BIDV Ban Mê ra đời tại Đăk Lăk muộn hơn so với các Ngân hàng

khác và được thành lập trong giai đoạn kinh tế rất khó khăn nên khả năng chiếm lĩnh thị phần, sàng lọc và lôi kéo khách hàng gặp nhiều trở ngại.

- Lãi suất huy động giảm không còn hấp dẫn các nên Khách hàng đã tìm sang các kênh đầu tư khác. Các TCTD nhìn chung sử dụng vốn quá mức an toàn nên áp lực về huy động vốn là rất cao.

- Thói quen sử dụng tiền mặt thanh toán của người dân địa phương vẫn là chủ yếu.

cân đo, đong đếm và khi ngân hàng không có chính sách chăm sóc phù hợp.

3.1.2. Mục tiêu hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm

Sau khi sáp nhập, Ban Lãnh đạo ngân hàng thống nhất chủ trương ưu tiên ổn định về mặt cơ cấu tổ chức, quản trị vận hành trên tất cả các mãng hoạt động. Vì vậy, trước mắt BIDV chi nhánh Ban Mê tiếp tục thực hiện mục tiêu, kế hoạch mà ngân hàng MHB Daklak đã xây dựng cụ thể:

- Huy động vốn chiếm 1 - 2% thị trường

- Xây dựng kế hoạch về nguồn vốn huy động trong 03 năm theo bảng 3.1

Bảng 3.1. Kế hoạch nguồn vốn huy động

Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Huy động 250 300 350

Tiền gửi tiết kiệm 230 270 320

3.2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI BIDV CHI NHÁNH BAN MÊ TIẾT KIỆM TẠI BIDV CHI NHÁNH BAN MÊ

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến sản phẩm

a. Phát triển nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm

- Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng chủ yếu là huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống, không kỳ hạn, có kỳ hạn và một số loại hình tiền gửi tiết kiệm linh hoạt khác mà thôi. Ngân hàng cần chú trọng phát triển nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, phù hợp với từng lứa tuổi và đối tượng chẳng hạn như: sản phẩm tiết kiệm học đường dành cho đối tượng học sinh, sinh viên; sản phẩm tiết kiệm phù đổng dành cho các cháu có độ tuổi từ 0 đến dưới

cho người cao tuổi.... mỗi sản phẩm đều có đặc điểm và lợi ích riêng để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn phù hợp với điều kiện và thu nhập của họ.

- Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: đem lại sự thuận tiện cho khách hàng khi có thể giao dịch tiền gửi tiết kiệm trực tuyến mà không cần đến ngân hàng. Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm này phù hợp với những đối tượng khách hàng không có nhiều thời gian trực tiếp đến ngân hàng để giao dịch.

b. Cơ cấu lại kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm cho phù hợp

Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn. Trong khi đó, các khoản vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, điều này chưa thực sự phù hợp và không tuân thủ theo qui định của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Để cơ cấu lại kỳ hạn gửi tiền cho phù hợp Ngân hàng MHB chi nhánh Daklak cần:

- Tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài, đảm bảo được tính cạnh tranh và lợi nhuận của ngân hàng.

- Tặng quà cho khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài trên 12 tháng. - Đội ngũ nhân viên giao dịch cần tư vấn, thuyết phục khách hàng gửi các kỳ hạn dài để được hưởng lãi suất cao hơn và có nhiều cơ hội nhận được nhiều quà tặng hơn.

c. Tăng trưởng số dư huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ và phát triển các sản phẩm khác để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này

Thực tế cho thấy, số dư huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của ngân hàng qua các năm không thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay mức lãi suất áp dụng cho loại hình tiền gửi này bị Ngân hàng Nhà nước áp lãi suất là 0% nên cơ hội cạnh tranh nguồn tiền gửi ngoại tệ của các ngân hàng là như nhau. Do đó, để có đủ nguồn ngoại tệ phục vụ cho các nhu cầu khác của ngân hàng thì

- Chi trả kiều hối thông qua kênh Western union: sau khi chi trả nhân viên giao dịch tư vấn và thuyến phục khách hàng tham gia gửi tiết kiệm. Không phải cạnh tranh bằng lãi suất mà bằng cung cách phục vụ, sự niềm nở và tính thuyết phục của nhân viên, bên cạnh đó, có thêm những món quà nhỏ tặng cho khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp cận với các tiệm vàng, để các tờ rơi về sản phẩm dịch vụ trong đó có gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ để khách hàng có thể tham khảo. Vì những nơi này là nơi giao dịch mua bán ngoại tệ thường xuyên của những có nhu cầu mua bán ngoại tệ mặt.

3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác chăm sóc khách hàng, truyền thông, quảng cáo hàng, truyền thông, quảng cáo

a. Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, thiết lập chương trình khuyến mãi trong năm nhiều hơn

Như đã phân tích, chi phí cho chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng của ngân hàng rất thấp và có xu hướng giảm. Trên thực tế, trong năm ngân hàng ít có chương trình chăm sóc và tặng quà cho khách hàng. Thu hút khách hàng mới đã khó, giữ chân khách hàng cũ là một việc làm khó hơn. Vì vậy ngân hàng cần phải xây dựng quy trình và chích sách chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp.

- Hoàn thiện Quy trình hoạt động chăm sóc khách hàng

+ Quy trình thực hiện chăm sóc khách hàng không chỉ được được bắt đầu từ khi khách hàng bước chân vào ngân hàng đến khi kết thúc giao dịch mà còn phải duy trì các chương trình chăm sóc về sau. Tất cả phải được thực hiện thống nhất và theo quy chuẩn từ nhân viên bảo vệ, giao dịch viên, nhân viên kinh doanh… Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ và tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng bằng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, thân

viên trước mặt khách hàng.

+ Thành lập Tổ huy động vốn chuyên biệt: Nhân lực của Ngân hàng hiện nay còn mỏng, do quy mô ngân hàng còn nhỏ nên không thể tuyển dụng thêm nhân sự cho Tổ huy động vốn này hoạt động. Ngân hàng có thể tuyển chọn những nhân sự từ những phòng ban khác phù hợp như: Giao dịch viên, chuyên viên tư vấn, cán bộ quan hệ khách hàng....Tổ huy động vốn hoạt động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh đăklăk hg (Trang 69)