Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh đăklăk hg (Trang 82)

6. Tổng quan đề tài nghiên cứu

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

a. Tiếp tục xem xét phát triển mạng lưới giao dịch

Từ số liệu phân tích, thị phần huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp, để gia tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm nâng cao thị phần huy động trên địa bàn, Chi nhánh nên lựa chọn mở thêm phòng giao dịch tại những địa bàn tiềm năng, có ít sự hiện diện của các tổ chức tín dụng khác như huyện Krong Buk, huyện Krong năng, huyện Cư Mgar, huyện Cukuin...

b. Nâng cao năng lực quản lý điều hành

Mục tiêu là hình thành hệ thống quản trị điều hành mạnh, lựa chọn nguồn và quy hoạch cán bộ có năng lực giám sát điều hành và kiểm soát rủi ro hoạt động tốt. Trong giai đoạn tới, BIDV Ban Mê cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn đơn vị về định hướng phát triển, về chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh đặc biệt là công tác phát triển nguồn vốn.

- Xây dựng và chuẩn hoá các thể chế, quy chế, quy định trong quản lý và phát triển hoạt động huy động vốn phù hợp với mục tiêu chung của ngân

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển và khai thác thông tin phục vụ quản lý, điều hành.

- Tiến hành xây dựng và giao kế hoạch huy động vốn hàng năm, hàng quý, hàng tháng cho từng phòng ban và chi tiết hàng tuần, hàng ngày cho từng nhân viên. Đồng thời các Cán bộ quản lý chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ công tác thực hiện và kết quả đạt được

c. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho công tác chăm sóc khách hàng: đặc biệt là nhân sự Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán Ngân quỹ…vì nhân sự các phòng này là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, quyết định nhiều tới sự thành công của công tác huy động tiền gửi tiết kiệm

- Ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện bộ máy nhân sự, hoàn thiện công tác tuyển dụng, tăng cường đào tạo, cải thiện chính sách đãi ngộ nhằm thúc đẩy cán bộ công nhân viên nhiệt tình trong công việc, đặc biệt là công tác phục vụ khách hàng.

- Mọi nhân viên trước hết phải nắm được cơ bản những sản phẩm dịch vụ chính mà Chi nhánh đang cung ứng cho khách hàng. .

- Tăng cường các kiến thức và kỹ năng về bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và khả năng phối hợp làm việc theo nhóm.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ và tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng bằng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, thân thiện; bằng trang phục; bằng thái bằng thái độ tự tin và tinh thần trách nhiệm của nhân viên trước mặt khách hàng.

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và NHNN

a. Kiến nghị với chính phủ

- Tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

Một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Để tăng trưởng được nguồn vốn huy động cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế xã hội phát triển thì đời sống nhân dân được nâng cao và ngân hàng mới có thể mở rộng được hoạt động của mình.

- Ổn định kinh tế vĩ mô tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài.

Nhà nước cần thực hiện kiên định, nhất quán các mục tiêu đã đề ra. Tập trung thúc đẩy, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý không gây bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô, không làm cho lạm phát tăng cao trở lại. Giải quyết vấn đề tham nhũng, tăng cường tính minh bạch, tiếp cận thông tin trên tất cả cả lĩnh vực. Tạo niềm tin cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp trong xã hội gia tăng sản xuất, phát triển kinh tế, gia tăng nguồn vốn tích lũy trong xã hội. Đây cũng là điều kiện quan trọng cho sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển về các mãng hoạt động của ngân hàng.

Các quy định về hoạt động của ngành ngân hàng phải hướng theo xu thế quốc tế hoá, phù hợp với các điều kiện và tiêu thức mà các NHTM khác ở các nước phát triển đang áp dụng và triển khai. Ngoài ra các quy định của pháp luật Việt Nam cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động.

hàng do nhiều cấp ban hành: Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước,… nên nhìn chung còn chưa đồng bộ, chồng chéo. Vì thế, cần thực hiện rà soát lại các văn bản pháp lý đang tồn tại để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế và cam kết quốc tế.

- Tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước gấp rút thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015. Tạo nên một hệ thống ngân hàng lành mạnh, phát triển vững chắc và có sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực.

b. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

- Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng theo chỉ đạo của Chính

phủ. Cần thông tin đến người dân kịp thời về quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Không để người dân có tâm lý hoang mang, không an tâm vào hệ thống ngân hàng. Tạo niềm tin cho người gửi tiền nhằm duy trì và ổn dịnh nguồn tiền gửi của các Ngân hàng thương mại.

- Chính sách về lãi suất là một công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế, chính sách lãi suất chỉ phát huy hiệu quả với nguồn vốn huy động của ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế ổn định, giá cả ít biến động. Việc Ngân hàng nhà nước áp dụng điều tiêt chính sách lãi suất hợp lý, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hút được nhiều nguồn vốn trong xã hội, đặc biệt là nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư.

- Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát mọi hoạt động của các Tổ chức tín dụng. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn, đảm bảo các ngân hàng thương mại tuân thủ đúng pháp luật, đúng qui định về cơ chế, lãi suất...Tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.

- Cần triển khai hệ thống trực tuyến tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Hệ thống này sẽ là đầu mối của ngân hàng nhận và trả lời hầu hết các yêu cầu của khách hàng thông qua các phương tiện liên lạc như telephone, email, chat qua internet, SMS mobile, Fax…Đồng thời đây là bộ phận đóng vai trò là kênh bán hàng, điều tra nhu cầu khách hàng, phát triển và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

- Ban hành quy trình chăm sóc khách hàng nói chung cho toàn hệ thống ngân hàng rõ ràng, xuyên suốt. Là điều kiện cần để duy trì và phát triển nguồn vốn huy động.

- Thiết lập nhiều chương trình khuyến mãi về huy động tiền gửi tiết kiệm trong năm mang tính hệ thống. Tạo nên sự hấp dẫn cho sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không chỉ dành cho khách hàng mới mà dành cho cả khách hàng đang có số dư tiền gửi tại ngân hàng.

- Thành lập phòng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm bên cạnh phòng Marketing nhằm nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng trên cơ sở những lợi thế vốn có của BIDV, đưa ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Nâng cao chất lượng bộ phận marketing, xây dựng một chiến lược marketing phù hợp với từng sản phẩm để giúp khách hàng hiểu và tiếp cận dòng sản phẩm mới một cách hiệu quả. Đặc biệt là nâng cao khả năng tiếp thị trong mỗi cán bộ ngân hàng, chứ không chỉ bộ phận marketing

- Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm mới trên nền tảng của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm truyền thống để thích ứng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

- Hoàn thiện tốt nhất cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin đảm bảo sự phát triển được các dòng sản phẩm mang tính công nghệ cao. Đảm bảo sự

trạng tắt nghẻn trong đường truyền, thực hiện giao dịch chậm gây tâm lý không tốt cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến mục tiêu của quy trình và chính sách chăm sóc khách hàng.

Dựa trên cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm ở Chương 1 và thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng MHB chi nhánh Daklak trong chương 2, Chương 3 đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm. Các giải pháp đưa ra mang tính thiết thực và phù hợp với ngân hàng mới thành lập trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Một ngân hàng dù có quy mô lớn hay nhỏ đều góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao tổng tài sản, mở rộng quy mô để gia tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu tăng tổng tài sản, thiết yếu ngân hàng phải nâng cao và tăng trưởng nguồn vốn huy động, trong đó nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò chủ đạo.

Sau khi thực hiện chủ trương sáp nhâp Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo chỉ đạo của Chính phủ. Để xứng tầm với một Ngân hàng có quy mô lớn và thành lập lâu đời nhất Việt Nam, BIDV chi nhánh Ban Mê phải có quyết sách và định hướng phát triển, tăng trưởng quy mô, tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng nhiều giải pháp thiết thực. Góp phần đưa thương hiệu BIDV ngày càng rộng rãi đến với mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn nói riêng và góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng BIDV vươn ra tầm thế giới.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Võ Thị Thúy Anh, “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, Nhà xuất bản tài chính, năm 2010.

[2] Bành Thị Ngọc Bích (2012), “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Tài”, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

[3] Lâm Chí Dũng, “Bài giảng của Quản trị Ngân hàng thương mại”, Trường đại học Đà Nẵng, tháng 06 năm 2014.

[4] Nguyễn Đăng Dờn “Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại”, năm 2010.

[5] Nguyễn Minh Kiều, “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống

kê năm 2009, Hà nội.

[6] Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh

Daklak (2012,2013,2014), Báo cáo thường niên, Đăk Lăk.

[7] Thái Trịnh Nam (2011), “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân

hàng Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ Quản

trị kinh doanh.

[8] Quyết định 1160/2004/QĐ “Về việc ban hành qui chế về tiền gửi tiết

kiệm”, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.

[9] Trần Thị Thu Thanh (2013), “Giải pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.

[10] Bùi Thị Thùy Trang (2014), “ Phân tích tình hình huy động tiền gửi cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk”, luân văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng.

Website: http://MHB.com.vn

Website: http://Tapchitaichinh.com.vn Website: http://thoibaonganhang.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh đăklăk hg (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)